Quan điểm trong phƣơng pháp dạy học theo thuyết kiến tạo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh phát hiện và sửa chữa sai lầm trong dạy học phương trình ở môn Toán trung học phổ thông (Trang 57 - 59)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1.2. Quan điểm trong phƣơng pháp dạy học theo thuyết kiến tạo

Trong quá trình dạy học, GV lo ngại khi HS lên bảng giải bài tập HS mắc sai lầm vì không làm chủ tình hình (thời gian tiết học, tìm chỗ sai của lời giải,…). Vì vậy, Hầu hết các GV thƣờng tránh để HS làm sai gọi HS học khá lên bảng không tốn thời gian, nhƣ vậy đã những HS học trung bình và yếu, kém sẽ bị "bỏ quên" càng làm cho HS đó học yếu đi. Nhƣ vậy, theo chúng tôi tiết học kém hiệu quả. Một giờ dạy hiệu quả GV cần phải quan tâm đến mọi HS trong lớp, nếu HS "bỏ quên" không nắm đƣợc phần nào thì mạch tiếp theo của kiến thức không hiểu dẫn đế sa sút trong học tập. Mặc dù HS đã đƣợc GV hƣớng dẫn kĩ lƣỡng, làm mẫu cẩn thận, nhƣng khi làm bài, nhiều HS vẫn không nhớ đƣợc, vẫn còn mắc nhiều sai lầm, thậm chí nhiều sai lầm lặp lại. GV vẫn cần phải làm mẫu, ra bài tập về nhà theo đúng dạng mẫu để HS tự giải. Trong trƣờng hợp giải sai GV nên khai thác tình huống sai lầm đó làm rõ nội dung của kiến thức cho HS, tạo điều kiện cho HS nắm vững kiến thức và tự phát hiện sửa chữa sai lầm. Đối với HS khá GV phải lựa chọn nhiều loại, nhiều dạng bài tập phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển tƣ duy của HS, năng lực tự tìm tòi hiểu biết.

Dạy học theo phƣơng pháp truyền thống, HS ít có cơ hội bộc lộ những sai lầm, nhƣng nếu có sai lầm nào bộc lộ thì nhiều khi bị gạt ngay đi (bạn làm sai không có sự giải thích). Thực ra thì những sai lầm của HS có thể gây khó khăn cho GV trong quá trình dạy học nhƣng nó cũng có thể là những cơ hội để tạo ra những tình huống gợi vấn đề, nhờ đó GV có thể khai thác để đổi mới PPDH theo hƣớng hoạt động hoá ngƣời học.Vậy làm thế nào để có thể biến

khó khăn thành cơ hội?

Trong hoạt động dạy học ở trƣờng phổ thông, GV biết khai thác các tình huống sai lầm mà HS hay mắc phải trong quá trình chiếm lĩnh tri thức là một biện pháp sƣ phạm quan trọng góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Do đó, khi xây dựng hệ thống bài tập GV cần chú ý khai thác các tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50

huống dễ mắc sai lầm, giúp HS phát hiện, tự khắc phục và sửa chữa các sai lầm đó.

Quan niệm sai lầm của ngƣời học về bản chất đó là tri thức sẵn có của ngƣời học, nó tồn tại trong ý thức của họ trƣớc bài học, quan niệm sai lầm có nguồn gốc khác nhau. Đối với quan niệm sai lầm này, nếu GV có thái độ bác bỏ, áp đặt sẽ khó giúp họ thay đổi chúng một cách tự giác. Dạy học theo quan điểm kiến tạo rất coi trọng việc xem xét các quan niệm sai lầm đang tồn tại ở ngƣờ học, dùng chúng làm cơ sở cho việc thiết kế các kế hoạch dạy học, trong đó quá trình dạy học đƣợc xem là sự “đối chọi” giữa các ý kiến xung khắc, HS phải tự bộc lộ các quan niệm sai lầm và tự giác thay thế hoặc bổ sung bằng các kiến thức mới.

R. H Chiristian, J. C Thomas nói rằng “Trẻ em đôi khi có xu hướng tìm sự tối nghĩa để diễn tả rằng chúng muốn biết về một điều khó hiểu nào đó của đối tượng hoặc đưa ra những lời phát biểu có nhiều nghĩa về đối tượng đó”.[29] Với sự tối nghĩa, ta không đơn thuần coi nó nhƣ một sai lầm mà phải sử dụng nó một cách có hiệu quả. Thủ thuật này không chỉ là sự nhấn mạnh sự không đầy đủ trong lời phát biểu của HS, mà thêm vào đó là việc tập trung chú ý của HS vào dấu hiệu đặc trƣng, giúp chúng nhận ra dấu hiệu này. Từ đó giúp cho khả năng trao đổi thông tin đƣợc chính xác hơn. Thực tế cho thấy, sự tối nghĩa là không tránh khỏi. Tốt nhất, nó nảy sinh ở đâu, ta nên làm cho nó có lợi hơn là cố gắng làm nó yếu đi. Rồi dần dần sự tối nghĩa sẽ giảm, ngƣợc lại tính ham hiểu biết, trí tƣởng tƣợng sáng tạo lại đƣợc sinh ra và phát triển.

Thuyết Kiến tạo quan niệm rằng "sai lầm không đơn giản do thiếu hiểu biết, mơ hồ hay ngẫu nhiên sinh ra mà còn là hậu quả của một kiến thức trước đây đã từng có hữu ích và đem lại thành công, nhưng bây giờ tỏ ra sai hoặc đơn giản là không còn thích hợp nữa. Trong hoạt động của GV cũng như của HS, sai lầm bao giờ cũng góp phần hình thành nên nghĩa của kiến thức lĩnh hội được"[25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51

Ngoài việc chỉ ra nguồn gốc căn bản của sai lầm, thuyết Kiến tạo cũng xét đến các nguyên nhân khác nhƣ hạn chế về tâm lí, về nhận thức của chủ thể,... Theo thuyết này thì sai lầm thực sự đóng vai trò quan trọng cho học tập. Đặc biệt, vì nó là hậu quả của những chƣớng ngại hình thành từ kiến thức cũ. Vấn đề không phải phòng tránh sai lầm, mà chủ động tổ chức cho HS gặp sai lầm và sửa chữa nó. Quan điểm đó phù hợp với R. A. Axanop: Việc tiếp thu tri thức một cách có ý thức đƣợc kích thích bởi việc tự HS phân tích một cách có suy nghĩ nội dung của từng sai lầm mà HS phạm phải, giải thích nguồn gốc của các sai lầm này và tƣ duy, lí luận về bản chất của các sai lầm. Bên cạnh đó A. A. Soliar cũng đã đặt ra một số bài toán phƣơng pháp giảng dạy mà trong đó liên quan các tình huống HS dễ mắc sai lầm khi giải toán và khẳng định cần phải có biện pháp dạy học môn Toán dựa trên các sai lầm, khi các sai lầm của HS xuất hiện. G.Bachelard cũng nhấn mạnh "Cần phải tổ chức dạy học thông qua việc phá huỷ một cách có hệ thống các sai lầm" [24] .

Điểm khác biệt cơ bản giữa thuyết Hành vi và các quan điểm khác là cách thức sửa chữa sai lầm. Trong khi thuyết Hành vi nhấn mạnh việc dạy lại và gia tăng luyện tập củng cố, và do đó nhấn mạnh đến vai trò của GV, thì các quan điểm khác chủ trƣơng sửa chữa sai lầm bằng cách đặt HS vào những tình huống học tập gắn liền với sai lầm đó. Tình huống nhằm tạo ra ở HS những xung đột nhận thức, cho phép họ tự nhận ra không chỉ sai lầm mà chủ yếu là nhận ra các qui trình hay quan niệm mà họ đã vận dụng sẽ dẫn tới những kết quả mâu thuẫn hay nghịch lí. Các quan điểm này nhấn mạnh vai trò chủ thể của ngƣời học trong việc sửa chữa sai lầm điều này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh phát hiện và sửa chữa sai lầm trong dạy học phương trình ở môn Toán trung học phổ thông (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)