7. Đóng góp của luận văn
1.4 Sự cần thiết phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán PT
Dạy Toán là dạy hoạt động toán học (A. A. Stôliar, 1969, tr. 12) là một luận điểm cơ bản đã đƣợc mọi ngƣời thừa nhận, hoạt động toán học chủ yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44
của HS là hoạt động giải bài tập Toán. Trình độ học Toán của HS đến mức độ nào sẽ đƣợc thể hiện rõ nét qua chất lƣợng giải Toán. Vai trò của bài tập trong dạy học Toán là vô cùng quan trọng, đó là lí do tại sao nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học Toán lại gắn với việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập (chẳng hạn, các công trình: Tôn Thân (1995), Trần Đình Châu (1996), Nguyễn Đình Hùng (1997)). Ngoài ra có thể tham khảo ý kiến của P. M. Ecđơnnhiev trong [33]: "Bài tập đƣợc coi là một mắt xích chính của quá trình dạy học Toán". Tuy nhiên dạy học giải Toán không thể tách rời một cách cô lập với dạy học khái niệm toán học và dạy học định lí, do đó khi phát hiện thấy HS còn mắc phải nhiều khó khăn và sai lầm trong giải Toán thì điều này cũng có tác dụng khuyến cáo những điểm cần chú ý trong quá trình dạy khái niệm và định lí toán học.
Đặt ra vấn đề nghiên cứu một số sai lầm phổ biến và sai lầm của HS khi giải PT là cấp thiết, bởi lẽ, thực tiễn sƣ phạm cho thấy HS còn mắc rất nhiều kiểu sai lầm. Từ những sai lầm về tính toán đến những sai lầm về suy luận và thậm chí là những kiểu sai lầm rất tinh vi. Một nguyên nhân không nhỏ là GV chƣa chú trọng một cách đúng mức việc phát hiện, uốn nắn và sửa chữa các sai lầm cho HS ngay trong các giờ học Toán. Vì điều này nên ở HS nhiều khi gặp phải tình trạng sai lầm nối tiếp sai lầm.
Rất nhiều nhà khoa học đã nhấn mạnh tới vai trò của việc sửa chữa sai lầm cho HS trong quá trình giảng dạy Toán, chẳng hạn G. Polia cho rằng: "Con ngƣời phải biết học ở những sai lầm và thiếu sót của mình" [31, tr. 204], A. A. Stôliar phát biểu: "Không đƣợc tiếc thời gian để phân tích trên giờ học các sai lầm của HS" [30, tr. 105], còn theo J. A. Komenxki thì: "Bất kì một sai lầm nào cũng có thể làm cho HS kém đi nếu nhƣ GV không chú ý ngay đến sai lầm đó, và hƣớng dẫn HS nhận ra, sửa chữa khắc phục sai lầm" (dẫn theo Nguyễn Anh Tuấn 2003). Tâm lí học đã khẳng định rằng: "Mọi trẻ em bình thƣờng không có bệnh tật gì đều có khả năng đạt đƣợc học vấn toán học phổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45
thông, cơ bản dù cho chƣơng trình toán đã hiện đại hóa" [10, tr. 49]. Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng, các sai lầm của HS khi giải Toán là cần và có thể khắc phục đƣợc.