Tổ chức xây dựng môi trường thuận lợi cho phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật của nhà trường

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN môn kỹ THUẬT TRƯỜNG TRUNG cấp kỹ THUẬT XE máy (Trang 73 - 81)

giáo viên chuyên môn kỹ thuật của nhà trường

Để đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật có điều kiện phát triển tồn diện, nhất là phát triển về chất lượng, cần tạo ra mơi trường thuận lợi nhất. Đó là:

* Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy của giáo viên chuyên môn kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giảng dạy là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học, giáo dục, góp phần thực hiện nhiệm vụ, nội dung dạy học. Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp người giáo viên chun mơn kỹ thuật trình bày các nội dung giảng dạy sinh động, có tính thực tiễn cao, tránh được lý thuyết xuông; đồng thời thông qua sử dụng trang thiết bị giáo viên chuyên môn kỹ thuật sẽ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các cơng nghệ tiên tiến để nâng cao trình độ; là phương tiện giúp người học thực hiện đúng quy luật nhận thức; là điều kiện cần thiết để các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch dạy học, giáo dục; tạo ra sự liên kết giữa hoạt động của các bộ phận trong nhà trường và giữa nhà trường với các cơ quan, đơn vị ngoài nhà trường.

Là một nhà trường kỹ thuật ngành Xe - Máy trong quân đội nên cơ sở vật chất, phương tiện về chuyên ngành để phục vụ giảng dạy, học tập là không thể thiếu. Tuy nhiên, phương tiện dạy học của nhà trường chủ yếu kế thừa từ trường sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Ô tơ nên đã xuống cấp và có phần lạc hậu so với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại. Để nâng cao chất lượng giảng dạy nhà trường cần tập trung vào làm tốt một số nội dung sau:

Một là, quản lý, khai thác và giữ gìn tốt các trang thiết bị hiện có của

nhà trường.

Nhà trường cần cụ thể hố các quy định trong các văn bản luật và dưới luật của Nhà nước, của Bộ Quốc phòng, Bộ giáo dục và Đào tạo và các bộ,

ngành có liên quan khác về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục thành các quy định của nhà trường trong lĩnh vực quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục. Mặt khác, cần phải tiến hành chỉ đạo các mặt hoạt động theo đúng các quy định. Tiến hành phân công, phân nhiệm quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục cho các cán bộ quản lý, giáo viên, trợ lý, nhân viên… (các phịng, khoa, ban, tiểu đồn…). Trên cơ sở đó, xác định những yêu cầu, quy định, quyền hạn, trách nhiệm của từng tập thể và cá nhân trong trường về việc khai thác, sử dụng, tu sửa, bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục.

Giáo dục, nâng cao nhận thức, động viên tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân viên trong việc quản lý, khai thác, bảo quản, giữ gìn cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện dạy học, giáo dục của nhà trường.

Tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trợ lý, nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Đặc biệt, đối với các loại phương tiện kỹ thuật hiện đại, phải mở lớp bồi dưỡng, tập huấn, đáp ứng theo nhiệm vụ chức trách của từng người, từng bộ phận. Đồng thời với việc nâng cao trình độ sử dụng, phải hướng dẫn và nâng cao trách nhiệm của mọi người về việc giữ gìn, bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục của nhà trường.

Thường xuyên duy trì nghiêm các chế độ, quy định quản lý, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo quản trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục của nhà trường.

Hai là, đầu tư kinh phí mua trang thiết bị mới đặc biệt là các trang thiết

bị hiện đại và mơ hình cơng nghệ hiện đại áp dụng vào giảng dạy như xe thế hệ mới, dây chuyền công nghệ mới và công nghệ thông tin.

Huy động nguồn tài chính bằng nhiều con đường khác nhau, nguồn tài chính do trên cấp, nguồn tài chính từ các đơn vị, cá nhân trong nhà trường đóng góp xây dựng và nguồn tài chính được huy động từ những con đường khác trên

cơ sở thực hiện “xã hội hoá giáo dục”… Cùng với việc tăng cường huy động nguồn tài chính, cần phải triệt để thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí trong mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục.

Trong tương lai thực hiện Đề án nâng cấp nhà trường lên cao đẳng chuyên nghiệp cần thực hiện tốt nội dung về đầu tư trang thiết bị dạy học, giáo dục; cụ thể thực hiện 2 dự án:

Dự án đầu tư, nâng cấp trang thiết bị dạy học Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy giai đoạn 2011-2015 với tổng dự toán 6,489 tỉ VNĐ: Xây dựng mới: 01 phòng học chuyên dùng và 01 thư viện điện tử, nâng cấp: 16 phòng học chuyên dùng và 01 thư viện giáo trình tài liệu.

Dự án dạy nghề: Mua sắm trang thiết bị 16,964 tỉ VNĐ: Đầu tư mới trang thiết bị cho việc đào tạo lái ô tô các hạng, đào tạo trung cấp kỹ thuật sửa chữa ô tô và thợ sửa chữa ôt ô; nâng cấp trang thiết bị dạy nghề sửa chữa ô tơ.

Ba là, có kế hoạch đưa giáo viên chun mơn kỹ thuật đi tập huấn về

quản lý, khai thác và sử dụng công nghệ mới. Cần chú trọng tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, các lượng tham gia dạy học, giáo dục về tính năng, tác dụng, quy trình, cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời nâng cao trình độ sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học, giáo dục cho đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu về cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục, tích cực mua bổ sung và sử dụng có hiệu quả giáo trình, giáo khoa chú ý các giáo trình giáo khoa về khoa học kỹ thuật mới có liên quan tới lĩnh vực xe, máy.

Bốn là, hiện đại hóa phương tiện kỹ thuật dạy học, giáo dục.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học (nhất là các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại) ở các nhà trường quân sự đang trở thành yêu cầu khách quan và cấp thiết, nhằm thực hiện mục tiêu chuẩn hoá, hiện đại hố, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế về

giáo dục mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Trong tương lai các nhà trường quân sự sẽ được đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học, giáo dục ngày càng hiện đại; việc từng bước áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào dạy học giáo dục và nghiên cứu khoa học sẽ ngày càng nhiều hơn đảm bảo cho việc truyền đạt, lĩnh hội và nghiên cứu nội dung các mơn học có hiệu quả nhất, rèn luyện các kỹ xảo, kỹ năng cho người học một cách tốt nhất.

Cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục có vai trị quan trọng và là điều kiện tất yếu của quá trình dạy học, giáo dục ở các nhà trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục khơng ngừng được đổi mới và hồn thiện trong điều kiện kinh tế của đất nước ta ngày càng nâng cao và cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới đang phát triển nhanh chóng. Tổ chức quản lý và sử dụng một cách khoa học, đồng thời không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục sẽ góp phần trực tiếp thúc đẩy mạnh mẽ q trình đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, giáo dục, đáp ứng tốt nhất theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

* Thực hiện tốt cơng tác chính sách đối với giáo viên chun mơn kỹ thuật

Cơng tác chính sách nói chung, chính sách đối với đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật nói riêng có vai trị quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trong những năm qua, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, cấp uỷ, cán bộ chủ trì các đơn vị, cơ quan chức năng đã quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng, đã góp phần quan trọng tạo ra động lực để đội ngũ giáo viên yên tâm gắn bó với nhà trường, cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng quân đội.

Chính sách đối với đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật bao gồm các các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, chế độ nghỉ phép, chế độ lương, phụ cấp trách nhiệm, chế độ bảo hiểm, khám chữa bệnh, an dưỡng, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ cán bộ, chính sách thương, bệnh binh, chính sách về khen thưởng, chính sách đảm bảo chế độ nhà ở, đất ở, chính sách đối với thân nhân sĩ quan, chính sách chuyển ra (phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu)... cũng như các chế độ đảm bảo điều kiện về vật chất, văn hố tinh thần của giáo viên chun mơn kỹ thuật trong công tác, học tập, nghiên cứu tại đơn vị. Ngồi ra nhà trường cịn có những chủ trương, biện pháp cụ thể quan tâm, chăm lo đến các đối tượng cán bộ, các đối tượng chính sách trong đó có đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật.

Tuy nhiên, trong q trình thực hiện chính sách đối với cán bộ nói chung, với đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật nói riêng, cũng cịn những hạn chế nhất định, chủ yếu liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, thăng hàm, nâng lương, đến đảm bảo cuộc sống và vận dụng thực hiện chính sách đối với cán bộ. Cịn có những đồng chí giáo viên tâm huyết với nghề nhà giáo, với nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng không được đề bạt quân hàm do không đáp ứng tiêu chuẩn theo nhu cầu. Còn một bộ phận giáo viên chưa có điều kiện để hợp lý hóa gia đình do chưa có đất ở, nhà ở mặc dù đã công tác tại nhà trường thời gian khá dài; điều kiện ăn ở sinh hoạt, làm việc của đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để đội ngũ giáo viên gắn bó thiết tha với nhà trường, với nghề sư phạm, không những cần thơng qua cơng tác giáo dục chính trị tưởng, cơng tác tổ chức mà cịn phải bằng cơng tác chính sách và thơng qua chính sách một cách thực tế.

Để thực hiện tốt cơng tác chính sách đối với đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, cấp uỷ và cán bộ chủ trì các đơn vị, các cơ quan chức năng của nhà trường cần tiếp tục quán triệt tốt đường lối, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ,

về đội ngũ nhà giáo trong điều kiện mới, phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Mặt khác, xây dựng đội ngũ giáo viên, quan tâm chăm lo đến đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật cịn thể hiện ở những công việc rất thường nhật như chăm lo nơi ăn ở, sinh hoạt, đảm bảo các điều kiện tối thiểu để người giáo viên chun mơn kỹ thuật có điều kiện nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng, mở rộng tri thức, nghiên cứu khoa học và các hoạt động sư phạm khác, đảm bảo các điều kiện về văn hoá tinh thần cho người giáo viên.

Đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư có hiệu quả nhất trong chiến lược phát triển của một quốc gia. Theo đó, đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật là đầu tư hiệu quả nhất trong chiến lược phát triển của nhà trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Do đó, cán bộ chủ trì các cấp, các cơ quan chức năng của nhà trường cũng cần nhận thức đầy đủ hơn về đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật. Cần nhận thức rõ hơn vị trí “trung tâm” của đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật để từ đó tham mưu đề xuất cho cấp uỷ, cán bộ chủ trì cấp trên những chủ trương đúng đắn trong xây dựng đội ngũ, trong giải quyết các công việc thường nhật liên quan đến đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật. Từ đó, có chính sách bồi dưỡng, khuyến khích để đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật tích cực học tập hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

* Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật và phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật của nhà trường

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ theo đúng chương trình có kế hoạch và đạt kết quả cao, đồng thời nó cung cấp thơng tin phản hồi cho việc điều chỉnh hoạt động quản lý của cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật.

Kiểm tra có tính chất bao qt, thật sự và có trình độ chun mơn cao sẽ hỗ trợ cho việc củng cố kỷ cương, góp phần vận dụng đúng đắn những quy định và

quyết định quản lý, giúp cho q trình quản lý được chặt chẽ. Mục đích cuối cùng của kiểm tra là điều chỉnh quyết định quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra; ngoài ra kiểm tra cịn phải gắn với mục đích phát triển của tổ chức và cá nhân, kiểm tra khơng chỉ là điều chỉnh mà cịn là phát triển. Trong nhà trường người quản lý kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên không chỉ để xem họ thực hiện chương trình như thế nào mà bên cạnh đó cịn phải gợi ý, bồi dưỡng, phân tích cho họ thấy rõ ưu điểm, thiếu sót và nguyên nhân của chúng để người giáo viên thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

Trong giáo dục và đào tạo có nhiều loại kiểm tra, song kiểm tra chuyên môn là chủ yếu và quan trọng nhất; kiểm tra chuyên môn thường tập trung vào một số nội dung cơ bản là: kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy, việc thực hiện quy chế, nề nếp chuyên môn, kiểm tra giáo án, bài giảng, hồ sơ giảng dạy, tình hình quản lý sử dụng, bảo quản các trang thiết bị vật chất huấn luyện…

Trong những năm qua, nhà trường đã chú trọng làm tốt công các kiểm tra chuyên môn nên đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật đã có sự phát triển tốt hơn trong nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, kỹ xảo, kỹ năng tay nghề. Để làm tốt công tác kiểm tra trong những năm tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, chỉ huy khoa, tổ bộ môn cần thường xuyên kiểm tra việc xây dựng kế hoạch cơng tác, bài giảng, kế hoạch giảng và sổ sách có liên quan tới nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phê duyệt theo phân cấp. Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên chun mơn kỹ thuật có thể thơng qua các hình thức khác nhau như dự giảng, phiếu điều tra trưng cầu ý kiến, toạ đàm trao đổi với học viên và cán bộ quản lý học viên. Mặt khác phải gắn kết quả giảng dạy với kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chức trách được phân công.

Để đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật của nhà trường phát triển một cách tồn diện và có chiều sâu thì sau mỗi giai đoạn thực hiện cơng tác quy hoạch đội ngũ phải có sự đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch. Đây là một khâu không thể thiếu được, nó đảm bảo cho việc kiểm sốt tiến độ và

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN môn kỹ THUẬT TRƯỜNG TRUNG cấp kỹ THUẬT XE máy (Trang 73 - 81)