Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy hiện nay

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN môn kỹ THUẬT TRƯỜNG TRUNG cấp kỹ THUẬT XE máy (Trang 41 - 47)

viên chuyên môn kỹ thuật trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy hiện nay

* Nhu cầu đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật của xã hội và quân đội

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn sau hơn hai mươi năm quyết tâm đổi mới đất nước, nhất là đổi mới tư duy về kinh tế, đánh giá đúng vai trò của các thành phần kinh tế và đưa ra quan điểm, chủ trương mới về

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết quả của cơng cuộc đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội; kinh tế tiếp tục phát triển, tăng trưởng ngày càng cao, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, niềm tin của nhân dân và quân đội đối với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới đất nước được củng cố và nâng cao. Tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố và tăng cường, uy tín và vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng lên. Đảng và Nhà nước tiếp tục củng cố tổ chức lực lượng vũ trang và hệ thống nhà trường quân sự để đáp ứng nhiệm vụ quốc phịng, củng cố nền quốc phịng tồn dân vững mạnh gắn chặt với xây dựng đất nước phát triển về kinh tế; thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính tồn cầu, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Hệ thống các nhà trường quân sự được tổ chức lại lực lượng cho cân đối và đồng bộ; chủ động, tích cực thực hiện cơng tác đào tạo huấn luyện bảo đảm nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tập trung bảo đảm cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, hải đảo; tập trung vào việc bảo quản, niêm cất vũ khí trang bị kỹ thuật; tích cực, chủ động tạo nguồn cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật theo tinh thần tự lực, tự cường; xây dựng chiến lược công tác nhà trường theo các phương án tác chiến của Bộ Quốc phòng; tổ chức làm kinh tế và tham gia đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện các chủ trương trên và để phù hợp với Luật Giáo dục của Nhà nước, ngày 14 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 106/2008/QĐ - BQP đổi tên trường Trung học chuyên

nghiệp thành trường Trung cấp chuyên nghiệp trong quân đội và ngày 22 tháng 01 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 186/QĐ - BQP về việc điều nguyên trạng trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy về Tổng cục Kỹ thuật. Theo các Quyết định trên, trường Trung học Kỹ thuật Xe-Máy trực thuộc Cục Quản lý Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật được đổi tên thành trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy và trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy có nhiệm vụ: Đào tạo nhân viên kỹ thuật chuyên ngành cơ khí sửa chữa ơ tơ, sửa chữa trạm nguồn điện có trình độ trung cấp, sơ cấp, lái ô tô các hạng, bổ túc cán bộ ngành Xe - Máy quân đội và đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, đối tượng đào tạo đa dạng, phức tạp vừa đào tạo qn nhân với các trình độ chun mơn nghiệp vụ khác nhau vừa đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành giao thông vận tải của xã hội góp phần phát triển đất nước. Mặt khác, nhà trường đang tiến tới đào tạo thêm các ngành nghề khác nhau, theo đề án được xây dựng thì đào tạo bậc cao đẳng chuyên nghiệp gồm 13 ngành, cao đẳng nghề 08 ngành, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề 12 ngành và đào tạo lái ô tô các hạng B, C, D, E, F, Fc cho cả học viên quân sự và học viên dân sự.

* Chất lượng đào tạo đáp ứng chuẩn của quốc gia và quốc tế

Để thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao Nhà trường đã tích cực, chủ động xây dựng và đổi mới chương trình nội dung đào tạo, phương pháp dạy học và tham gia đề xuất quy hoạch đào tạo cán bộ nhân viên kỹ thuật ngành Xe - Máy đáp ứng yêu cầu xây dựng qn đội trong tình hình mới; hồn thiện quy trình, chương trình đào tạo theo hướng tinh giản nội dung, rút ngắn thời gian đào tạo, trang bị kiến thức theo mặt bằng chung của Nhà nước. Tiếp tục thực hiện Đề án “Kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo” đến năm 2010 và những năm tiếp theo đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, có nguồn kế cận; trong đó chú trọng nâng cao trình độ học vấn và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường nảy sinh mâu thuẫn giữa mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường, của quân đội với số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật hiện có. Hiện nay nhà trường đang thực hiện các chương trình đào tạo: chương trình đào tạo trung cấp kỹ thuật ơ tơ quân sự và trung cấp trạm nguồn điện 2 năm, chương trình đào tạo chuyên tu trung cấp trạm nguồn 1 năm, chương trình đào tạo trung cấp kỹ thuật ơ tơ dân sự 2 năm, chương trình đào tạo thợ sơ cấp 1 năm, chương trình đào tạo lái ơ tơ qn sự hạng C, chương trình đào tạo chuyển loại lái ơ tơ hạng E, chương trình đào tạo lái ơ tơ dân sự các hạng theo Quyết định số 55/2007/BGTVT; vì vậy, đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật phải giảng dạy cho rất nhiều đối tượng khác nhau, trong khi số lượng giáo viên còn thiếu so với biên chế là 35 đồng chí (165/200) = 17,50%.

* Cơ chế quản lý

Tác động của các công cụ quản lý, cơ chế quản lý của nhà trường tới số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật. Những năm qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên chun mơn kỹ thuật nói riêng làm cơ sở quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên được tiến hành chặt chẽ, chất lượng, phân công nhiệm vụ giảng dạy theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo; công tác bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức rút kinh nghiệm được tiến hành thường xuyên, chu đáo thông qua nhiều hình thức hoạt động phong phú, thiết thực đã góp phần nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, xây dựng động cơ, tình yêu nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật; do đó đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật đã phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Tác động từ chất lượng hoạt động quản lý của cán bộ quản lý giáo dục các cấp, tập thể học viên và tự quản lý của mỗi học viên. Một số cán bộ quản

lý học viên trình độ kiến thức chưa tồn diện; năng lực tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hiệu quả chưa cao, cơng tác kiểm tra khắc phục các sai sót trong học tập của học viên cịn hạn chế, cơng tác phối hợp hiệp đồng giữa giáo viên và đơn vị có lúc chưa tốt ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên. Trong tập thể học viên vẫn có những trường hợp có động cơ học tập thiếu đúng đắn, vi phạm quy chế đào tạo gây dư luận xấu ảnh hưởng tới uy tín giáo viên và tập thể học viên.

Tác động của cơ chế tuyển chọn đầu vào, quá trình tu dưỡng rèn luyện tại trường của các đối tượng học viên với yêu cầu cao về mục tiêu đào tạo. Với học viên trung cấp kỹ thuật chuyên nghiệp quân sự thực hiện xét tuyển theo chỉ tiêu của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng những quân nhân đã qua thời hạn phục vụ tại ngũ ít nhất 1 năm có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thơng, thi tuyển nhưng không đỗ đại học và cao đẳng, quá trình đào tạo tại trường nếu đủ điều kiện tiêu chuẩn thì được chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp ra trường đảm nhiệm nhiệm vụ kỹ thuật viên ngành Xe - Máy ở các đơn vị trong toàn quân. Thực tế cho thấy với đối tượng này chất lượng đầu vào cơ bản đạt u cầu; trong q trình đào tạo tích cực tu dưỡng rèn luyện, số lượng đào thải ít, sau khi ra trường có khả năng đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao, kết quả thi tốt nghiệp ra trường từ 2005 - 2010 tính bình qn là: 100% ĐYC, 37,67%, KG, 8,22% Giỏi. Đối tượng chuyên tu trung cấp chủ yếu là quân nhân chuyên nghiệp đã qua đào tạo sơ cấp cùng chuyên ngành và có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, u nghề có chí hướng phấn đấu vươn lên trong q trình học tập tích cực tu dưỡng rèn luyện, kết quả tốt nghiệp ra trường từ năm 2005- 2010 tính bình qn là 100% ĐYC, 39,91% KG, 12,70% Giỏi. Tuy nhiên, với các đối tượng còn lại đặc biệt là học viên dân sự trung cấp chuyên nghiệp với tiêu chí đầu vào xét tuyển sinh từ học sinh tốt nghiệp phổ thơng trung học nên chất lượng thấp, q trình học tập tại trường thiếu tính tự giác nên quá trình đào thải nhiều,

từ năm 2005 - 2010 thải loại 74 học viên, kết quả thi tốt nghiệp ra trường từ năm 2005 - 2010 tính bình qn là: 98,72% ĐYC, 5,54% KG, 0,27% Giỏi.

Chính vì vậy, đối với một số giáo viên chuyên môn kỹ thuật giảng dạy đối tượng học viên dân sự nảy sinh tâm lý chán nản vì chất lượng đào tạo thấp, không tâm huyết với nghề nghiệp dễ gây bầu khơng khí khơng tốt trong tập thể đội ngũ giáo viên.

Mơi trường giáo dục - đào tạo và tình hình chính trị - xã hội ở địa phương cũng tác động tới chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường. Hiện nay trên địa bàn Sơn Tây có một số trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và các Học viện, Trường Sỹ quan thuộc lực lượng quốc phịng. Ngồi các trường qn đội, trên địa bàn Sơn Tây hiện có 7 trường và các cơ sở đào tạo dân sự. Lưu lượng đào tạo hàng năm từ: 10 - 13 ngàn học sinh, sinh viên. Năm 2009 - 2010 lưu lượng đào tạo là 12590 (trong đó đại học, cao đẳng: 7790 sinh viên). Trên địa bàn có các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, nghiện hút, mại dâm… Nếu khơng có biện pháp giáo dục, quản lý chặt chẽ thì các tệ nạn này sẽ xâm nhập vào đơn vị, vào đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật nói riêng của nhà trường.

Những nhân tố trên đã và đang tác động tồn diện tới cơng tác giáo dục - đào tạo của nhà trường và tác động trực tiếp tới công tác phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật hiện nay.

* * *

Đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật là một bộ phận quan trọng của lực lượng dạy học - giáo dục của nhà trường được giao nhiệm vụ giảng dạy các môn chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ và giáo dục học viên; đây là đội ngũ có vai trị quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật đã có những đóng góp xứng đáng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng Đảng bộ nhà trường trong

sạch vững mạnh, Nhà trường và các khoa chuyên môn, các đơn vị vững mạnh toàn diện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật vẫn cịn có những hạn chế nhất định.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, cấp ủy và chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm công tác phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật thông qua các nghị quyết, kế hoạch và tổ chức hoạt động thực tiễn nên đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật đã có những bước phát triển mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Tuy nhiên, q trình phát triển đội ngũ giáo viên cịn bộc lộ những hạn chế, bất cập thậm chí nảy sinh những vướng mắc trong phát triển đội ngũ giáo viên. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, phù hợp về cơ cấu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong quá trình phát triển của Nhà trường những năm tới đây.

Chương 2

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN môn kỹ THUẬT TRƯỜNG TRUNG cấp kỹ THUẬT XE máy (Trang 41 - 47)