Đặc điểm, nhiệm vụ của trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN môn kỹ THUẬT TRƯỜNG TRUNG cấp kỹ THUẬT XE máy (Trang 26 - 29)

Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy, tiền thân là Trường Tiến bộ - Trường đào tạo lái xe và thợ sửa chữa xe tập trung đầu tiên của Quân đội và Nhà nước ta; được thành lập tháng 10 năm 1951 theo Thông tư số 19/TT ngày 29/6/1951 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 25/11/1951 khai giảng khóa I của Trường Tiến Bộ tại Liễu Châu - Trung Quốc được lấy là ngày truyền thống của nhà trường. Quá trình phát triển nhà trường đã trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập và mang nhiều tên gọi khác nhau như: Trường Tiến Bộ, Trường Trung cấp Xăng - Xe, Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe, Trường Đào tạo lái xe (Trường 255), từ năm 1980 đến năm 1988 là Trường Sỹ quan chỉ huy Kỹ thuật ơ tơ; có nhiệm vụ đào tạo sỹ quan chỉ huy kỹ thuật ô tô cho quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội Lào và quân đội Cam pu chia. Từ năm 1989 Trường đổi tên thành trường Trung cấp Kỹ thuật Ơtơ. Ngày 28 tháng 9 năm 1995 theo Quyết định số: 874/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng hợp nhất trường Đào tạo lái xe với trường Trung cấp Kỹ thuật Ơtơ thành Trường Trung học Kỹ thuật Xe-Máy. Tháng 3/2009 Nhà trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật,

Bộ Quốc phòng. Tháng 3 năm 2005 Nhà trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ và nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Hiện nay là nhà trường đứng đầu ngành Xe - Máy quân sự đào tạo chủ yếu lực lượng cán bộ và nhân viên kỹ thuật ngành Xe - Máy quân đội và đào tạo một phần nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo được: 3632 sỹ quan chỉ huy kỹ thuật ô tô; 9499 nhân viên kỹ thuật quân sự; gần 100 ngàn lái ô tô quân sự; hàng chục ngàn nhân viên kỹ thuật, lái ô tơ dân sự. Ngồi ra cịn đào tạo hàng ngàn cán bộ, giáo viên, lái ô tô cho hai nước bạn Lào và Căm pu chia; bổ túc hàng ngàn cán bộ ngành xe máy quân đội và đào tạo lái ô tô cho các Hội nghị quốc tế khi được Nhà nước giao.

Hiện tại, Nhà trường trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật và chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục thông qua Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.

Nhà trường có nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành cơ khí, cơ khí sửa chữa ơ tơ, sửa chữa trạm nguồn điện và sơ cấp nghề phục vụ nhu cầu lực lượng xây dựng quân đội và cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Lưu lượng trung bình hàng năm từ 3500 đến 4000 học viên.

Bước vào giai đoạn đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà trường đã tích cực cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo, nhanh chóng hịa nhập vào hệ thống giáo dục quốc dân. Từ năm 1990 đến nay, ngồi nhiệm vụ qn sự nhà trường cịn tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (trên 50 ngàn bộ đội xuất ngũ, thanh niên ngoài quân đội đã được nhà trường đào tạo nghề).

Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường; hiện nay nhà trường có mặt bằng diện tích đất sử dụng là 98,8 ha (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); hệ thống giảng đường với 61 phòng học hiện đại, gồm 31 phịng học phổ thơng, 30 phịng học chun dùng, tổng diện tích 6131 m2; hệ thống nhà xưởng công nghiệp hiện đại để huấn luyện thực hành (03 xưởng bảo dưỡng sửa chữa ô tô, 01 xưởng thực hành cơ khí) với diện tích gần 10000 m2, hệ thống phương tiện, trang bị dạy - học được đầu tư với gần 200 xe ơ tơ, 250 máy vi tính, máy chiếu đa năng; hệ thống thư viện gồm: Thư viện nghiên cứu, thư viện tài liệu, thư viện điện tử với hơn 20000 cuốn sách, gần 8000 giáo trình đủ phục vụ cho nghiên cứu khoa học, đào tạo;… 04 bãi tập lái ơ tơ tổng diện tích 42 ha với các tình huống theo chương trình đào tạo lái ơ tơ các hạng B, C, D, E, Fc, khu huấn luyện quân sự, thể thao với diện tích 50000 m2 bảo đảm lưu lượng đào tạo từ 12000 đến 15000 sinh viên một năm.

Hiện nay, trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy đang tích cực thực hiện đề án nâng cấp thành trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ơ tơ đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo phê duyệt. Đây là vinh dự nhưng đồng thời là nhiệm vụ nặng nề đặt ra đối với nhà trường trong những năm tới đây.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cục Kỹ thuật lần thứ VIII, Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTW, Nghị quyết 382/NQ-ĐUQSTW về công tác giáo dục đào tạo và lãnh đạo công tác kỹ thuật trong tình hình mới; các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về công tác giáo dục - đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường trong những năm tới đây là: Nâng cao chất lượng đào tạo các đối tượng, nhất là đào tạo các đối tượng mới; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo, tăng cường bồi dưỡng giáo viên về mọi mặt, đẩy

mạnh nghiên cứu khoa học, làm sáng kiến cải tiến, mở rộng hoạt động dịch vụ hậu cần kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại vào dạy - học, quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo… [15].

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN môn kỹ THUẬT TRƯỜNG TRUNG cấp kỹ THUẬT XE máy (Trang 26 - 29)