Trong quá trình thực hiện đề án xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ơ tơ những năm tới đây, dự kiến quy mô đào tạo đến năm 2015: 12220 sinh viên, học sinh trong đó: Hệ cao đẳng chuyên nghiệp (tuyển sinh): 3750 sinh viên; Hệ cao đẳng nghề (xét tuyển): 1050 sinh viên; Hệ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (xét tuyển): 1830 học sinh; Đào tạo nghề sơ cấp (xét tuyển): 5600 học sinh. Gồm các nhóm ngành với các mã ngành: Công nghệ kỹ thuật: 5051; Kỹ thuật: 5052; Kinh doanh và quản lý: 5034; Máy tính: 5048; Ngoại ngữ: 5090. Thời gian đào tạo: Hệ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề: 3 năm; Hệ trung cấp chuyên nghiệp: 2 năm, trung cấp nghề: 1,5 năm (đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở: 2,5 năm).
[trích Đề án xây dựng trường Cao đẳng và Cơng nghệ Ơ tơ đến năm 2015].
2.1.2. Dự báo phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật từ2012 - 2020 2012 - 2020
* Xu hướng phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật
Trong những năm tiếp theo nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường có sự phát triển đột biến, phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật là yêu cầu trực tiếp và lâu dài trong sự phát triển của nhà trường. Đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật địi hỏi phải được tiếp tục nâng cao về chất lượng, bổ sung số lượng và thay đổi về cơ cấu cho phù hợp với nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ VI xác định nhiệm vụ, chủ trương và giải pháp lãnh đạo phát triển đội ngũ giáo viên 5 năm 2010 - 2015 là: “Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án “Kiện tồn, phát triển đội ngũ nhà giáo Quân đội đến năm 2010” và những năm tiếp theo, nhằm nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, phấn đấu trên 90% đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Quốc phòng. Thực hiện: “Mỗi nhà giáo là một tấm gương mẫu mực về tự học tập và sáng tạo”. Tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức, tác phong của nhà giáo. Phấn đấu 100% giáo viên dạy lý thuyết có trình độ đại học trở lên trong đó có 30 - 35% sau đại học; 100% giáo viên dạy lái ô tô đạt tiêu chuẩn theo quy định, 100% giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, 70% đạt mức khá trở lên ”.
* Yêu cầu chung
Cùng với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo một cách toàn diện của đất nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI khóa IX, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI; sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã và đang đặt ra yêu cầu cơ bản, cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách toàn diện. Một trong những nhiệm vụ trung tâm, then chốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục là không ngừng chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội; bảo đảm cho đội ngũ giáo viên phải được chuẩn hóa theo tinh thần của Luật Giáo dục và Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về: “Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong đó, xác định từng cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nghề phải tự xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn phát triển đội ngũ giáo viên; được áp dụng hình thức tuyển giáo viên làm việc theo cơ chế hợp đồng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ sở.
Quán triệt tinh thần Chỉ thị này, căn cứ tình hình xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong quân đội, ngày 22/4/2003 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra chỉ thị số 40/CT- BQP về một số nhiệm vụ cấp bách kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010. Trong đó, đã chỉ ra các nhiệm vụ cấp bách là:
1. Kiện toàn tổ chức biên chế nhà giáo và hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nhà giáo.
2. Các cấp quản lý trường phải đảm bảo đủ số lượng nhà giáo theo biên chế. 3. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo đến năm 2010 có 100% nhà giáo đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Quốc phịng.
4. Hồn thiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo quân đội. 5. Nâng cao hiệu lực quản lý đội ngũ nhà giáo quân đội.
6. Khẩn trương kiện toàn thành lập các khoa sư phạm quân sự.
Đây là những định hướng, những yêu cầu cơ bản cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội nói chung và xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật nói riêng.
Đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật ở trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy, Tổng cục Kỹ thuật hiện nay thì yêu cầu đặt ra là vừa phải đáp ứng những tiêu chuẩn của nhà giáo nói chung, vừa phải tập trung giải quyết nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường và xây dựng trường Cao đẳng. Vì vậy, phải xác định được những tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại giáo viên chuyên môn kỹ thuật cả về phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn chun mơn kỹ thuật chun ngành, cả trình độ sư phạm đáp ứng yêu cầu đào tạo các đối tượng và tổ chức biên chế phù hợp. Do đó, tập trung vào một số yêu cầu cơ bản sau:
Một là, phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật đủ số lượng,
Trong những năm tới nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường ngày càng mở rộng, nâng cao trình độ đào tạo và địi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng cao. Đội ngũ giáo viên chuyên mơn kỹ thuật là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nhà trường vững mạnh toàn diện phải được xây dựng, phát triển đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao đáp ứng nhiệm vụ phát triển của nhà trường. Trên cơ sở tổ chức biên chế đã được Bộ Quốc phòng quyết định phải có đủ số lượng và xây dựng cơ cấu hợp lý đáp ứng nhiệm vụ giáo dục đào tạo, có số lượng dự trữ, đảm bảo sự đa dạng về chuyên mơn kỹ thuật, tăng tỉ lệ giáo viên có trình độ đại học và sau đại học, giảm tối đa sự mất cân đối về tuổi đời, tuổi quân và kinh nghiệm giảng dạy; đảm bảo có nguồn kế cận hợp lý. Nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật, coi trọng chất lượng chính trị, năng lực chun mơn, trình độ sư phạm và khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học.
Hai là, tuyển chọn đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật
Do yêu cầu mở rộng ngành nghề và trình độ đào tạo nên việc bổ sung đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật các chuyên ngành khác nhau là một vấn đề tất yếu của nhà trường. Tuy nhiên, tuyển chọn đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật phải căn cứ vào tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Quốc phịng. Thực tiễn cho thấy rằng nếu làm tốt cơng tác tuyển chọn giáo viên chuyên mơn kỹ thuật thì hiệu quả cơng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học cao. Ngược lại, nếu tuyển chọn không kỹ hoặc hạ thấp tiêu chuẩn của người giáo viên chun mơn kỹ thuật thì khơng những làm giảm sút chất lượng đội ngũ giáo viên mà cịn ảnh hưởng tới uy tín và vị thế của nhà trường. Vì vậy, cần phải cân nhắc thận trọng trong q trình tuyển chọn giáo viên chun mơn kỹ thuật. Quá trình tuyển chọn phải chủ động xây dựng phương thức tuyển chọn khoa học, linh hoạt và hiệu quả, bảo đảm chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của
Nhà trường và yêu cầu phát triển đội ngũ. Trong đó: Ưu tiên tuyển chọn giáo viên chuyên môn kỹ thuật từ cán bộ ở các đơn vị cơ sở có phẩm chất, năng lực tốt, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Học viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc được tiếp tục đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ và bố trí làm giáo viên chuyên môn kỹ thuật. Tuyển chọn giáo viên chuyên môn kỹ thuật từ các học viện, nhà trường quân đội và các trường ngoài quân đội phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Ba là, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chuyên
môn kỹ thuật
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật phải coi trọng tính kế thừa, tính phát triển và có hiệu quả, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm. Cần xây dựng chương trình, kế hoạch khoa học, xác định nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng giai đoạn, từng loại giáo viên chuyên môn kỹ thuật; xác định các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; tổ chức, chỉ đạo và quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Căn cứ vào số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên để có kế hoạch gửi đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn tại các nhà trường trong và ngoài quân đội; đi thực tế đơn vị theo quy định về tiêu chuẩn, chức danh; tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường hoặc do cấp trên tổ chức về chuyên môn, sư phạm; quản lý chặt chẽ công tác tự học tập theo kế hoạch của giáo viên.
Bốn là, sử dụng, bố trí đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật
Sử dụng, bố trí hợp lý và có hiệu quả đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật của Nhà trường nhằm phát huy nội lực, tạo nên sự đồng thuận trong tổ chức, giúp đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, phát huy hết năng lực và sở trường của họ đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đánh giá đúng trình độ, năng lực, của từng người trong từng chuyên ngành, số lượng, cơ cấu để bố trí giáo viên đúng chuyên ngành được đào tạo, đúng chuyên môn nhằm phát huy tối đa năng lực của từng người. Sử
dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn đào tạo, đúng sở trường và nguyện vọng cá nhân; phù hợp với cơ cấu tổ chức của các bộ môn, khoa và yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường. Ln rà sốt số lượng giáo viên nếu thiếu phải kịp thời bổ sung, thừa phải tạo thêm việc làm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền điều chuyển. Mặt khác phải căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo của cấp trên giao, số giáo viên chun mơn kỹ thuật hiện có của nhà trường và số giáo viên sẽ đi học, điều chuyển công tác, nghỉ hưu để dự kiến kế hoạch bổ sung đội ngũ.
Năm là, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ
thuật phát huy tính sáng tạo trong giáo dục và nghiên cứu khoa học
Tạo điều kiện, mơi trường văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật thuận lợi; thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo đảm ngày càng tốt hơn lợi ích vật chất và tinh thần tạo động lực, kích thích, động viên đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật n tâm cơng tác, gắn bó với Nhà trường.