Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN môn kỹ THUẬT TRƯỜNG TRUNG cấp kỹ THUẬT XE máy (Trang 31 - 41)

trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy

* Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy từ năm 2005 - 2010

Về xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật của nhà trường

Nhận thức rõ vị trí, vai trị của đội ngũ giáo viên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40/2003/CT- BQP ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng về “Kiện tồn và phát triển đội ngũ giáo viên quân đội đến năm 2010”. Với quyết tâm xây dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng, có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Từ năm 2005 đến năm 2010 Nhà trường đã tích cực, chủ động tuyển chọn, cử cán bộ đi học cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp và các lớp ngoại ngữ, sư phạm với tổng số 526 lượt người. Trong đó, cao học là 27 đồng chí, đại học 116 đồng chí… và 70 đồng chí giáo viên mới được bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và kiến thức sư phạm để đưa vào giảng dạy các chuyên

ngành khác nhau. Tỉ lệ giáo viên dạy trung cấp có trình độ cao đẳng trở lên là 100%, tỉ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ sau đại học là 24,24%; giáo viên dạy lái ơ tơ có trình độ trung cấp đạt 34%.

Bên cạnh đó, Nhà trường cịn tích cực bồi dưỡng đội tuyển giáo viên giỏi tham gia các hội thi cả ở trong và ngoài quân đội, đã có 117 lượt giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp; trong đó, cấp tồn quốc 7 lượt, cấp tồn quân 9 lượt, cấp ngành 7 lượt, cấp Tổng cục 12 lượt… Đội ngũ giáo viên của nhà trường được Nhà nước phong tăng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 2 đồng chí (hiện nay nhà trường có 1 Nhà giáo nhân dân, 3 Nhà giáo ưu tú).

Tiếp tục thực hiện chủ trương trên, Đại hội Đảng bộ Nhà trường lần thứ V nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã tập trung trí tuệ, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng về phương hướng, mục tiêu và chủ trương, biện pháp chủ yếu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện và xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh các nội dung:

Thực hiện toàn diện các nhiệm vụ về đào tạo, huấn luyện, nâng cao chất lượng học viên ra trường.

Bổ sung, hoàn thiện nội dung quản lý giáo dục, chương trình đào tạo. Xây dựng đội ngũ giáo viên có số lượng đủ, chất lượng cao, cơ cấu hợp lý và cơ sở đào tạo chính quy, hiện đại.

Trong những năm qua Nhà trường đã chú trọng kiện toàn và phát triển đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật; vì vậy, số lượng, chất lượng và cơ cấu cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật chưa vững chắc, thiếu nguồn kế cận, chưa chuẩn bị được nguồn dự bị lâu dài. Việc quy hoạch cán bộ chủ trì của các khoa chuyên môn chưa kết hợp được giữa quy hoạch dài hạn và quy hoạch hàng năm. Mặt khác, các khoa chưa chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng

phát triển đội ngũ giáo viên của khoa mình dẫn đến lúng túng trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

Những vấn đề nêu trên đòi hỏi Nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu nhằm hồn thiện cơng tác quy hoạch đội ngũ giáo viên trong thời gian tới.

Về tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật

Những năm gần đây Nhà trường đã chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật, tổ chức tốt việc sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên gắn với quy hoạch, kế hoạch đã xác định. Từng bước đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ chủ trì các khoa, tổ bộ mơn, đội ngũ giáo viên đầu đàn và kế cận. Nhìn chung, cơng tác đào tạo đã từng bước đáp ứng các yêu cầu của những khoa chuyên ngành kỹ thuật của Nhà trường.

Về chất lượng:

Bảng 1. Thống kê chất lượng giáo viên chuyên mơn kỹ thuật về cấp bậc và

trình độ đào tạo TT Đơn vị (Khoa, T Đ) QS Biên chế QS Hiện Cấp bậc Trình độ Cấp Cấp úy QN CN CN QP Sau ĐH ĐH TC SC 1 KCBKTCS 30 28 7 0 16 5 5 19 4 0 0 2 KCX 20 15 4 1 10 0 3 8 1 3 0 3 KKTSC 63 39 5 3 31 0 6 24 2 7 0 4 KGT 15 14 3 1 10 0 3 9 0 2 0 5 T Đ 1 35 34 0 0 34 0 0 2 0 20 12 6 T Đ 2 37 35 0 0 35 0 0 3 0 22 10 Tổng 200 165 19 5 136 5 17 65 7 54 22 Tỷ lệ % 11,52 % 3,03% 82,42 % 3,0 3% 10,30 % 39, 39 % 4,2 4% 32, 74 % 13,3 3%

(Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy)

Bảng 2. Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên chuyên

TT Đơn vị (KhoaTĐ)

QS

Ngoại ngữ Tin học Sư phạm

A B C ĐH A B ĐH B1 B2 ĐH 1 KCBKTCS 28 8 8 3 5 22 4 1 13 13 2 2 KKCX 15 3 7 0 0 15 0 0 12 3 0 3 KKTSC 39 4 18 1 0 27 3 0 35 3 1 4 KGT 14 2 6 1 0 6 3 0 2 12 0 5 T Đ1 34 0 0 0 0 0 0 0 34 0 0 6 T Đ 2 35 0 0 0 0 0 0 0 35 0 0 Tổng 16 5 17 39 5 5 70 10 1 131 31 3 Tỷ lệ % 10,30 % 23,64 % 3,03 % 3,03 % 42,42 % 6,06 % 0,60 % 79,39 % 18,7 9% 1,82 %

(Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy)

Qua số liệu thống kê thực trạng đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật của nhà trường cho thấy: Đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật phần lớn đều đạt những tiêu chuẩn chung của người quân nhân, người sỹ quan trong quân đội và các tiêu chuẩn quy định của người giáo viên trong các trường trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Biểu hiện:

Đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật có phẩm chất chính trị vững vàng, n tâm cơng tác, u nghề, có chí hướng vươn lên để trở thành người giáo viên kỹ thuật giỏi, xác định tốt nhiệm vụ giáo dục, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Mặc dù thường xuyên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, sinh hoạt xa nơi đóng quân, tiếp xúc trực tiếp và chịu ảnh hưởng các tiêu cực của xã hội xong nhìn chung giáo viên chun mơn kỹ thuật vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức, lối sống, không sa ngã vào các tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước và quy chế đào tạo. Xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò, quan hệ quân dân đúng mực, xây dựng được uy tín của đội ngũ giáo viên nói riêng và uy tín của nhà trường đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân.

Qua khảo sát các đối tượng trong Nhà trường về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên, kết quả: 100% các đồng chí trong Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý giáo dục nhận định phẩm chất chính trị đạo đức đội ngũ giáo viên là tốt; 97,50 % học viên được khảo sát xác định đội ngũ giáo viên có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng phẩm chất đạo đức lối sống tốt; 93,75% cho rằng đội ngũ giáo viên có trách nhiệm với nghề nghiệp.

Đối với giáo viên ở các khoa chuyên ngành, theo thống kê có 32,73% giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 15 năm, đây là lực lượng nòng cốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giáo viên chuyên môn giảng dạy đối tượng trung cấp kỹ thuật chuyên nghiệp đều được đào tạo ở các học viện nhà trường trong và ngoài qn đội 100% có trình độ đại học, được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2, có khả năng sử dụng thành thạo vi tính, sử dụng tin học thiết kế bài giảng đưa vào giảng dạy, có trình độ ngoại ngữ chuyên ngành, tiếp cận được với tri thức khoa học chuyên ngành bằng tiếng nước ngồi. Tích cực nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, biên soạn giáo trình tài liệu; từ 2005 đến nay đã có 18 đề tài, phần mềm dạy học và chuyên đề khoa học, 87 sáng kiến được hoàn thành và ứng dụng tốt trong giảng dạy.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong q trình dạy học phát huy được tính tích cực chủ động của người học, khêu gợi được lòng yêu nghề của đội ngũ học viên.

Về cơ cấu: Cơ cấu trình độ học vấn đã có sự thay đổi đáng kể, đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật có trình độ sau đại học, đại học ngày càng tăng; cơ cấu độ tuổi đang từng bước được trẻ hóa, cơ bản đáp ứng được lực lượng kế cận và có tạo nguồn trong những giai đoạn tiếp theo.

Bảng 3. Thống kê chất lượng giáo viên chuyên môn kỹ thuật về tuổi nghề,

tuổi đời

TT Đơn vị (Khoa, T Đ) QS Hiện <10 10- 15 16- 20 >20 <27 28- 39 40- 49 50- 60 >60 1 KCBKTCS 28 11 6 5 6 3 8 16 1 0 2 KCX 15 6 5 1 3 4 6 4 1 0 3 KKTSC 39 27 7 3 2 10 21 7 1 0 4 KGT 14 6 6 1 1 5 7 1 1 0 5 T Đ 1 34 10 8 3 13 8 9 17 0 0 6 T Đ 2 35 10 9 3 13 9 10 16 0 0 Tổng 165 70 41 16 38 39 61 61 4 0 Tỷ lệ % 42,4 2% 24,85 % 9,70 % 23,03 % 23,64 % 36,97 % 36,97 % 2,42 %

(Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy)

Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giáo viên chuyên mơn kỹ thuật cịn những hạn chế nhất định, biểu hiện ở một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, số lượng giáo viên chun mơn kỹ thuật có thời điểm cịn

thiếu so với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường

Mặc dù đã chú trọng xây dựng lực lượng giáo viên chuyên môn kỹ thuật, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ đột xuất nên có thời gian cịn thiếu giáo viên do nhiệm vụ tăng đột biến (huấn luyện bổ túc lái ô tô phục vụ Hội nghị Quốc tế ASEM 5; APEC 14; phục vụ Hội nghị ASEAN, Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; huấn luyện cho các cán bộ ngành Xe - Máy Quân đội nhân dân Lào; huấn luyện nâng, giữ bậc lái ô tô; cử giáo viên chuyên môn kỹ thuật đi giúp bạn Lào…). 100% các khoa đều thiếu giáo viên; trong đó có những khoa, những chuyên ngành thiếu một số lượng lớn giáo viên như: Khoa Cơ bản kỹ thuật cơ sở và khoa Giao thông đều thiếu 6,67%. Đặc biệt, khoa Kết cấu xe thiếu 25%, khoa Khai thác sửa chữa thiếu tới 38,10%. Cụ thể:

Bảng 4. Thực trạng số lượng giáo viên chuyên môn kỹ thuật của

Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy

Thực trạng

TT Đơn vị (Khoa, TĐ) QS Biê n chế QS hiện Tỷ lệ % so với biên chế Số lượn g % Số lượn g % 1 Khoa Cơ bản kỹ thuật cơ sở 30 28 93,33% 0 2 6,67% 2 Khoa Kết cấu xe 20 15 75,00% 0 5 25,00% 3 Khoa Khai thác sửa chữa 63 39 61,90% 0 24 38,10%

4 Khoa Giao thông 15 14 93,33% 0 1 6,67%

5 Tiểu đoàn 1 35 34 97,14% 0 1 2,86%

6 Tiểu đoàn 2 37 35 94,59% 0 2 5,41%

Cộng 200 165 82,50% 0 35 17,50%

(Nguồn: Ban quân lực, Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe-Máy) Thứ hai, hạn chế về chất lượng:

Mặc dù Đề án xây dựng trường Cao đẳng Cơng nghệ và Kỹ thuật Ơ tô đã được phê duyệt nhưng 46,07% giáo viên chun mơn kỹ thuật có trình độ trung và sơ cấp; trong đó, trung cấp: 32,74%, sơ cấp: 13,33%. Đội ngũ giáo viên này đã và đang đứng trước thực tế không đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Quốc phòng. Đây là đòi hỏi rất cấp thiết đặt ra đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật của Nhà trường trong cả hiện tại và những năm tiếp theo.

Một số giáo viên chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu là giáo viên dạy lái ơ tơ trình độ chun mơn chưa tồn diện, số giáo viên dạy lái ô tô chủ yếu là những học viên giỏi của chuyên ngành đào tạo lái ô tô được nhà trường giữ lại và bổ túc thêm để làm giáo viên. Số giáo viên này có sự thiếu hụt về tính hệ thống lý thuyết chun mơn, chủ yếu truyền đạt theo kinh nghiệm, phương pháp sư phạm cịn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tin học thấp; khả năng ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy cịn khó khăn. Hiện tại, 100% số giáo viên dạy thực hành lái ơ tơ ở tiểu đồn 1 và tiểu đồn 2 khơng có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ, đó là một trong những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học của họ.

Đội ngũ giáo viên dạy thực hành lái ô tô mà chủ yếu là giáo viên mới chỉ học qua chứng chỉ sư phạm mà không qua đào tạo cơ bản chuyên môn sư phạm nên có hạn chế nhất định trong phương pháp, tay nghề và phong cách sư phạm, hiệu quả dạy - học không cao. Mặt khác, đội ngũ này vừa đảm nhiệm chức năng là người giáo viên vừa là người cán bộ quản lý (tiểu đội trưởng, trung đội trưởng) nên áp lực về công tác lớn.

Thứ ba, cơ cấu đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật vẫn cịn có một

số bất cập; qua khảo sát, có 7,15% ý kiến cho rằng số lượng giáo viên vừa thừa, vừa thiếu do cơ cấu không hợp lý, cụ thể là:

Về cơ cấu tuổi nghề: Số giáo viên có tuổi nghề cao 15 năm trở lên chỉ bằng 32,73%, dưới 15 năm là 67,27%; đặc biệt có đến 42,42% số giáo viên có tuổi nghề dưới 10 năm. Với những giáo viên có thâm niên giảng dạy ít thì kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Cơ cấu độ tuổi khơng đồng đều: Số giáo viên có tuổi đời trên 40 tuổi là 39,39%, dưới 27 tuổi chỉ chiếm 23,64% dễ có khả năng dẫn tới thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chuyên môn kỹ thuật trong thời gian tới. Số giáo viên ở các khoa chun mơn có độ tuổi chênh lệch quá lớn, số giáo viên trẻ phần lớn là quân nhân chuyên nghiệp không đảm nhiệm được chức vụ lãnh đạo, quản lý; thiếu lực lượng kế cận nguồn lãnh đạo chỉ huy và giáo viên có thâm niên giảng dạy, kinh nghiệm thực tiễn. Giáo viên dạy lái ô tơ ở các tiểu đồn trẻ hóa q nhiều nên hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ có trình độ chun mơn cao sẽ khó khăn.

Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên chun mơn kỹ thuật có sự chênh lệch tương đối lớn, có giáo viên có trình độ cao học nhưng cũng có nhiều giáo viên chỉ ở trình độ sơ cấp nên cơng tác bố trí, ln chuyển giáo viên chun mơn kỹ thuật rất khó khăn, chỗ thừa khơng bổ sung được cho chỗ thiếu.

Cơ cấu ngành nghề: Tuy khơng có ngành thừa giáo viên nhưng có những ngành thiếu đến 38,10% giáo viên (ngành khai thác sửa chữa). Mặt khác, chất

lượng giáo viên trong từng ngành không đều, những giáo viên trẻ ít kinh nghiệm khó thay thế cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy.

Thực tiễn cho thấy trong những năm qua (2005 - 2010) đã nảy sinh một số tư tưởng tiêu cực như: không hứng thú với nghề nghiệp, hiện tượng mất an toàn vẫn còn xảy ra ở một bộ phận giáo viên chuyên môn kỹ thuật do ý thức chấp hành kỷ luật khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và chấp hành pháp luật của nhà nước khi tham gia giao thông.

Về các điều kiện đảm bảo phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật

Trong những năm qua, Nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giáo viên chuyên môn kỹ thuật; một mặt kiện toàn tổ chức biên chế, bổ sung số lượng, chuẩn hóa chất lượng, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên yên tâm công tác thông qua việc xây dựng mới hệ thống giảng đường, phòng làm việc của các khoa

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN CHUYÊN môn kỹ THUẬT TRƯỜNG TRUNG cấp kỹ THUẬT XE máy (Trang 31 - 41)