Cũng như thời gian nghệ thuật thì không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật vừa là đại lượng chỉ địa điểm, vừa gắn với trường nhìn, điểm nhìn, môi trường hoạt động. “Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, đôi khi mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ
thuật là một hình tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xức tư tưởng”.[45, tr. 87].
Thông qua việc tìm hiểu không gian nghệ thuật có thể biết được quan niệm thẩm mĩ cũng như ý đồ sáng tạo hình tượng nghệ thuật của tác giả dân gian.
Không gian nghệ thuật trong Hát Xắng Cọ cũng đa dạng và phong phú, Khảo sát không gian nghệ thuật trong Hát Xắng Cọ ta thấy có các hình thức không gian nổi bật là: không gian siêu nhiên và không gian hiện thực (bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt)
3.3.2.1. Không gian siêu nhiên
Cảm nhận về không gian siêu nhiên trong Hát Xắng Cọ trước hết ở sự xuất hiện của những địa danh vốn đã in sâu vào cõi tâm thức của người Sán Chỉ như Quảng Đông, Quảng Tây, Nam Ninh, núi Tuyết Sơn, bến Ô Man…
Mời em một giờ chưa cần bội Một vạn binh mã ra ngày nào Lên có Quảng Đông về bảo mình Giới có Quảng Tây về bảo mình.
[42, tr.20]
Những địa dạnh này là nơi nguồn cội của dân tộc Sán Chỉ tương truyền ở Bạch Vân Sơn - Trung Quốc. Những địa danh ấy biểu tượng cho cội nguồn gốc rễ, nơi hình thành tộc người. Vì vậy trong tâm thức của người Sán Chỉ nó mang ý nghĩa thiêng liêng. Sự xuất hiện của những địa danh nói trên trong Hát Xắng Cọ không nhiều nhưng nó mang lại cho không gian trong Hát Xắng Cọ màu sắc khác thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Không gian siêu nhiên còn gắn với đời sống tâm linh và quan niệm tín ngưỡng của người Sán Chỉ. Đó trước hết là những miếu nơi dân làng thờ thần linh. Trong Hát Xắng Cọ không gian miếu xuất hiện 13 lần:
Chèo thuyền đi đến miếu Quan Âm
Âm dương quan miếu âm u tối
Hai người đi vào miếu cầu Phật
Có duyên mới gặp người tốt lành.
[42, tr.14]
Theo quan niệm dân gian của người Sán Chay xưa, từ khi con người được sinh ra từ quả bầu, “thế giới được chia làm ba tầng: Trên trời, trên mặt đất và âm phủ. Trên trời là nơi ngự trị của các thần thánh, Tiên, Phật như:Thái Thượng Lão Quân, Phật Tổ, Ngọc Hoàng… Trên mặt đất là dương gian, nơi sinh sống của con người và van vật, chịu sự chi phối ở tầng trời. Và trong lòng đất là âm phủ, nơi quy tụ các sinh linh sau khi chết ở dương gian.
Mỗi tầng của thế giới đều có sự cai quản của thần thánh" [44, tr.18-19]
Trong Hát Xắng Cọ, không gian ba cõi được miêu tả khá rõ nét, trong đó không gian cõi trời (72 lần) và cõi âm (13 lần) là không gian siêu thực, chỉ là thế giới thần bí do con người tưởng tượng ra. Quan niệm vị trí không gian ba cõi của người Sán Chỉ cũng tương ứng một phần với quan niệm của người Việt. Cõi Trời là cao nhất vì thế người ta thường nói “đi lên trời”:
Muốn lên trời cao không thang bắc
Mong xuống suối sâu chẳng đường thông Đáy nước cách trời xa vạn trượng
Trần gian không được lên trời dạo.
(42, tr.34)
Cõi trần thấp hơn cõi trời, ở giữa cõi trời và cõi âm, cõi âm ở dưới thấp nhất, thấp hơn cả mặt đất. Người Sán Chỉ thường nói: “chín tầng trời, chín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mình không có phúc liễu nhi
Không phúc không lộc dạo cùng anh Nhìn lên trời cao, người chẳng thưa Nghĩ về muốn chết về âm phủ.
[42, tr. 25]
Trong Hát Xắng Cọ còn có những câu hát nói đến cõi Phật là nơi ở của thần thánh:
Chèo thuyền đi đến nơi cửa Phật Cửa Phật có bày bán nhiều hàng hóa Người người muốn mua vải hoa đẹp Không biết giá tiền là bao nhiêu.
[42, tr. 24]
Có thể nói không gian siêu nhiên không phải là không gian chủ đạo trong Hát Xắng Cọ nhưng nó đã góp phần đem lại cho những đem hát một màu sắc linh thiêng, huyền thoại. Bước vào không gian này ta hiểu rõ thế giới tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú của người Sán Chỉ. Qua đó, tiếp cận với đời sống tâm linh và những quan niệm tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức của tộc người này.
3.3.2.2. Không gian hiện thực
Không gian này chính là cõi trần– theo quan niệm ba cõi của người Sán Chỉ. So với không gian siêu nhiên không gian trần thế, không gian bình dị chiếm tỉ lệ cao và đóng vai trò chủ đạo trong không gian nghệ thuật của Hát Xắng Cọ. Nó bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt. Hai không gian này luôn gắn bó với nhau và gắn với những cung bậc tình cảm của con người.
* Không gian thiên nhiên
Con người sống trong bất cứ thời đại nào, ở bất kỳ nơi đâu, đời sống văn hóa vẫn không tách khỏi thiên nhiên. Thiên nhiên rộng lớn gần gũi với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cuộc sống của đồng bào miền núi là không gian của cảnh vật ven rừng, bờ suối núi đồi rộng lớn đến không gian sinh sống của tự nhiên là bướm, là hoa, là chim…. Những không gian ấy đã trở nên thân thiết và quen thuộc từ bao đời nay. Mang trong mình vẻ đẹp của tự nhiên phong phú và đa dạng, không gian thiên nhiên đã trở thành đối tượng để con người đối chiếu, bộc lộ tâm trạng trong những bài hát Xắng Cọ. Và xuyên suốt trong những lời ca ấy là không gian thiên nhiên gần gũi với đồng bào, đậm chất trữ tình sâu sắc. Qua sự khảo sát của chúng tôi thì nổi bật lên không gian thiên nhiên là không gian “rừng núi” được nhắc đến 37 lần/79 bài (Pẹc nhặt cọ 3), “ trời” 38 lần/79 bài (Pẹc nhặt cọ 3)
Trời xanh mây phủ gác đầu rừng Sớm sớm mây phủ không sáng tan Ước mong trời xanh rửa mây mù Để anh cùng hợp ý cùng em dạo.
[42, tr. 35] Không gian ấy còn là những thác ghềnh nguy hiểm:
Chèo thuyền lên thác thác ghềnh thác Thác ghềnh ghềnh thác đá to ngang Thác ghềnh ghềnh thác đá to chắn Để anh chèo thuyền qua thác nào.
[42, tr.14]
Những sinh vật trong tự nhiên như: chim, hoa, cá... luôn gắn liền với những câu hát Xắng Cọ:
Vươn tay hái
Hoa cao, tay ngắn không hái được Nhện đã giăng tơ, cá dưới sâu Cá dưới sông sâu ai bắt được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Không gian tổ chức hát của người Sán Chỉ được tổ chức ở mọi noi trong làng, xã, núi rừng, đồi, bãi, gia đình, đền chùa, chợ búa, bên sông khe suối, đường đi.... Đó là một không gian cao rộng, mênh mông của trời đất, của núi rừng đã tạo nên một nét đặc sắc riêng. Nếu ở trong gia đình thì họ tổ chức hát ở cửa đình, cửa đền. Nếu ở trên đường đi thì tốp trước tốp sau, người trước, người sau vừa đi vừa hát. Trong rừng, ngoài suối cũng tương tự như vậy. Có thể nói, không gian tổ chức hát của người Sán Chỉ rất rộng và luôn luôn gắn với không gian tự nhiên, rất ít khi là không gian dàn dựng.
Hầu hết những hình ảnh trong không gian là những hình ảnh quen thuộc ở miền núi. Bởi vì chính họ đã lớn lên, những hình ảnh ấy chín muồi trong bản thân người Sán Chỉ ở Lộc Bình. Họ có đất riêng của họ, có không khí thân yêu riêng của họ, những ấn tượng và ký ức riêng của họ. Họ vận dụng những cái gì mà họ đã trải qua, đã nghiền ngẫm, đã cảm xúc, cái gì mà họ yêu thích, họ nghe thấy và luôn hiểu biết nó. Cuộc đời họ gắn chặt với thiên nhiên và lao động nên họ khai thác rất tài tình những hình ảnh thiên nhiên và lao động, tái tạo nó trong những lời Hát Xắng Cọ bằng lối nhận thức bằng cách suy luận của mình.
* Không gian sinh hoạt
Không gian sinh hoạt là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của con người, không gian ấy thường gắn với cảnh vật nơi con người sinh sống. Đó có thể là bến đò, cây đa, mái đình, đồng ruộng…của người Kinh. Còn trong Hát Xắng Cọ, không gian hiện lên là tất cả những gì gần gũi thân thuộc với cuộc sống của đồng bào. Không gian ấy gắn liền với địa điểm diễn xướng đặc thù của người dân miền núi trên nương rẫy, bên ruộng đồng, bên bờ suối, ven chợ, trên nhà, trên đường đi đến chợ, đến hội…
Sự nổi bật của không gian sinh hoạt của người Sán Chỉ là không gian “ làng xóm” được nhắc tới 30 lần /122 bài, không gian “nhà” được nhắc tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
51lần /122 bài (Đêm thứ nhất). Đây cũng chính là không gian trong những đêm Hát Xắng Cọ (Hát trong nhà hay rải chiếu ra ngoài sân). Đó là ngôi nhà người Sán Chỉ mơ ước:
Dựng nhà to, to to lắm
Vàng đúc dọc ngang, vàng đúc cột Vàng đúc dọc ngang, vàng đúc trụ Mới phải người quan dựng thành công.
[42, tr.3]
Người Sán Chỉ ở Lộc Bình thường đưa địa danh – không gian địa lý vào trong lời hát của mình: Lạng Sơn, Lộc Bình, Tam Thanh, Nhị Thanh, Tô Thị, Mẫu Sơn, Chùa Tiên, Nhượng Bạn… được người Sán Chỉ nói đến với tất cả niềm tự hào thân thương, bởi vì chính những bối cảnh ấy đã gắn liền máu thịt với những cung bậc tâm tình của họ:
Lạng Sơn đẹp liễu nhi
Có động Tam Thanh có chùa Tiên Có chùa Tiên, Tam Thanh Lạng Sơn ở Có nhiều đường cái ra Trung Quốc.
[13]
Từ ngữ gắn với cuộc sống và con người miền núi. Thả hồn vào trong những lời Hát Xắng Cọ, người thưởng thức được “sống” trong một môi trường đậm chất miền núi bởi bao quanh là cả một thế giới sinh động những tên đất, sinh hoạt, cách cảm, cách nghĩ mang đặc trưng miền núi. Phả vào ta hơi thở nồng nàn miền núi.
Bên cạnh những địa danh cụ thể ấy, không gian nghệ thuật của Hát Xắng Cọ còn gắn với cảnh trí bình thường của làng quê, cuộc sống đạm bạc của những con người miền núi: trên nương rẫy, bên bờ suối, ven chợ, trên đường đi đến chợ, đến hội… và xa hơn nữa là Nam, Bắc, Đông, Tây, là Quảng Đông, Quảng Tây, Nam Ninh… xa nhau vời vợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một chiếc thuyền to đi Quảng Đông Một chiếc thuyền đi một chiếc về Một chiếc đi đến Việt Nam châu Một chiếc chèo ra ngoài biển khơi.
[42, tr.23]
Trong Hát Xắng Cọ có sự đan xen giữa không gian sinh hoạt và không gian thiên nhiên. Không gian thiên nhiên gắn với dòng thời gian quá khứ trong các chuyện kể của đồng bào Sán Chỉ. Nó liên quan đến không gian hiện thực mà tộc người này phải trải qua để đến với Việt Nam. Không gian thiên nhiên rộng lớn này được hiện lên qua Hát Xắng Cọ qua cuộc hành trình trên biển của đôi trai gái. Đây là khoảng không gian rộng nhất, xa nhất vượt ra khỏi tầm nhìn và chỉ có trong sự hình dung, trí tưởng tượng của người dân. Dù vậy, trong Hát Xắng Cọ không gian thiên nhiên biển, rừng xa xôi này vẫn gắn liền với cảnh sinh hoạt, lao động của con người như đúc cưa, đúc đục, đúc dũa; lên rừng tìm gỗ để làm thuyền ra biển:
Ba mươi ba cân đúc cái cưa Ba mươi ba cân đúc cái đục Ba mươi ba cân đúc cái búa Còn số tiền lẻ đúc cưa, dũa.
[42, tr.22]
Ngoài ra, trong Hát Xắng Cọ không gian phiếm chỉ được biểu thị bằng các cụm từ: làng anh (chàng), làng em (nàng), thôn trên, xóm dưới…
Chàng đến đi qua làng xóm bên
Thôn trên xóm dưới một cửa chính
Không biết ngôi nhà thuộc nhà nàng Không biết cửa nào cửa nhà nàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các cụm từ này được thay thế trong lời hát để phù hợp với lối hát ứng đối, đồng thời chỉ tâm trạng chung của nhiều người. Vị trí của các cụm từ này được sắp xếp linh hoạt trong các lời hát:
Hát anh mời em, em cũng ra
Em sẽ ra đi hát làng anh
Hát bài hát nhỏ ở đường làng
Bảo vệ làng anh được êm đẹp.
[42, tr.37]
Tất cả những không gian quen thuộc ấy đều trở thành không gian nghệ thuật, nơi nảy sinh bao cảm xúc của các chàng trai cô gái Sán Chỉ, trở thành không gian bày tỏ nỗi lòng tâm trạng. Nhưng nói chung, không gian nghệ thuật cho dù xác định hay phiếm chỉ, dù có tính cá thể hóa trong sự miêu tả hay không thì không gian nghệ thuật ấy vẫn là bức tranh gần gũi, thân thương với người Sán Chỉ.
Từ không gian sinh hoạt trong lời hát Xắng Cọ, ít nhiều chúng ta hiểu thêm phần nào về phong tục tập quán, nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống và quan niệm về cuộc sống của người Sán Chỉ ở Lộc Bình. Họ luôn gắn bó thân thiết với bản làng, gia đình, dòng tộc, yêu quý nếp sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Cuộc sống của họ cũng chân chất thực tế không hề triết lý, suy tưởng cao xa. Tâm hồn họ sáng lên vẻ chân thực, mộc mạc, bình dị như cuộc sống trong lành mà họ vốn có.
Tóm lại, không gian nghệ thuật trong Hát Xắng Cọ chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ. Đối lập với nó là không gian siêu nhiên, linh thiêng huyền ảo. Cặp không gian này tưởng như đối lập song lại thống nhất với nhau. Mỗi không gian là một phương diện làm nên chỉnh thể không gian nghệ thuật trong Hát Xắng Cọ. Chúng đều là không gian gắn bó với những quan niệm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Sán Chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và thể hiện những cung bậc của tình yêu đôi lứa. Không gian đã góp phần làm nên một thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng trong Hát Xắng Cọ.
Tiểu kết: Hát Xắng Cọ mang những đặc trưng chung của dân ca trữ
tình về hình thức nghệ thuật. Qua việc nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật như thể thơ, kết cấu, biểu tượng, thời gian và không gian nghệ thuật, chúng ta có cái nhìn sâu sắc về giá trị Hát Xắng Cọ của địa phương Lộc Bình, Lạng Sơn cũng như đi sâu vào khám phá vẻ đẹp riêng của làn điệu dân ca của dân tộc Sán Chỉ.
Thể thơ trong Hát Xắng Cọ là sự kế thừa thể thơ thất ngôn có khuôn phép, quy định của dân tộc lại vừa có sự phá cách ở một số bài. Điều này đã tạo cho lời ca Xắng Cọ có thể diễn đạt một cách sinh động và phong phú đời sống tâm tư, tình cảm của đồng bào Sán Chỉ. Đặc biệt, lối diễn đạt bằng biểu tượng (hoa, chim, cá) đã tạo nên một phong cách rất riêng cho Hát Xắng Cọ. Nhóm tín hiệu thẩm mĩ này đã gây cho người thưởng thức nó những ấn tượng khó quên về một lối nói năng, diễn đạt kín đáo, tao nhã, cô đọng, súc tích của Hát Xắng Cọ. Việc nghiên cứu một số phương diện như thể thơ, kết cấu, biểu tượng, thời gian và không gian nghệ thuật trong Hát Xắng Cọ giúp ta có thêm cái nhìn khái quát toàn diện về giá trị dân ca Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn và có điều kiện đi sâu khám phá, tìm hiểu những màu sắc riêng của Hát Xắng Cọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Mỗi vùng đất Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà