Theo Giáo sư Trần Đình Sử thì: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá
khứ hay tương lai”. [45, tr. 61]
Như vậy, chúng ta thấy rằng thời gian nghệ thuật là hệ thống thời gian liên hệ, nối liền mọi sự vật hiện tượng trong đời sống tự nhiên. Nó không chỉ là phương tiện triển khai hình tượng mà còn là phương tiện khám phá sự vận động của cuộc sống. Nói thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, bởi vì đó là sản phẩm sáng tạo khách quan trong chất liệu làm nên nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật còn là biểu tượng, tượng trưng thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời con người.
Thời gian nghệ thuật trong Hát Xắng Cọ cũng không đơn thuần là sự thể hiện quan niệm của người Sán Chỉ về thời gian vật lý, mà nó còn là hình tượng nghệ thuật sinh động có tổ chức, kết cấu trong mạch cảm xúc tâm trạng của con người về cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của tình yêu đôi lứa trong khúc hát giao duyên buổi ban đầu. Vì thế mà thời gian được cảm thụ trong Hát Xắng Cọ là thời gian nghệ thuật phong phú, đa dạng.
3.3.1.1. Thời gian hiện tại
Hát Xắng Cọ là những tác phẩm của văn học dân gian của đồng bào người Sán Chỉ Lộc Bình được cất lên trong đời sống cộng đồng. Nếu lời ca của Hát Xắng Cọ là những lời ca ứng tác thì nó sẽ luôn luôn được gắn với môi trường và cách thức diễn xướng cụ thể. Ở đây, vai trò của người diễn xướng là rất quan trọng. Do vậy, mà thời gian của tác giả và thời gian của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thưởng thức (người nghe) cũng hòa lẫn với thời gian hiện tại của người hát. Vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng thời gian trong Hát Xắng Cọ là thời gian hiện tại. Điều này khác với thời gian trong truyện cổ tích luôn luôn là thời gian quá khứ phiếm định, thời gian trong truyền thuyết luôn luôn là thời gian quá khứ xác định.
Trong các cuộc Hát Xắng Cọ của đồng bào Sán Chỉ Lộc Bình thì khung cảnh môi trường hát, thời gian diễn ra cuộc hát là thời gian hiện tại. Bời vì đó là những cuộc hát đối đáp giao duyên.(Xắng Cọ - ban đêm, Chục Cọ - ban ngày hát ở dọc đường từ nhà đến chợ, đến hội hoặc đến làng mình). Hầu hết những lời ca Xắng Cọ được cất lên không có từ chỉ thời gian nhưng được hát trong một khung cảnh thời gian cụ thể hiện tại thì các lời hát ấy mang tính hiện tại.
Khúc hát giao duyên của Hát Xắng Cọ trong một đêm, chúng ta thường thấy ngay lời hát mở đầu thường được diễn ra khoảng 7-8 giờ tối đến sáng hôm sau:
Hát bài hát nhỏ gửi tới nàng
Về bảo chàng vợ không trách chàng
Hôm nay ta hát cùng giao duyên
Ngày mai ai khác về nhà ấy.
[42, tr.5]
Mặc dù trạng từ chỉ thời gian là "hôm nay" nhưng thực chất "hôm nay"
lại đang được cất tiếng vang lên trong thời gian thực tại – thời gian diễn xướng của đêm Hát Xắng Cọ. Thời gian này luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh, đối tượng nhằm diễn đạt tư tưởng tình cảm cũng như tâm lý của người diễn xướng tại thời điểm diễn ra cuộc hát. Vì thế mà thời gian ấy mang tính ước lệ.
Cũng giống như dân ca của các dân tộc khác, dấu hiệu của thời gian diễn xướng hiện tại được biểu hiện qua sự xuất hiện của các từ mang tính chất chỉ thời gian như: Hôm nay, ngày mai, đêm nay, sáng nay, canh tư…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đường về dài dài lắm
Đêm nay em đến gặp hát duyên
Đêm nay em đến gặp hát lời
Không có hát, hát tại làng anh.
[42, tr.32]
"Đêm nay" là khoảng thời gian hiện thực của đêm Xắng Cọ, bắt đầu
khoảng bảy, tám giờ tối đến sáng hôm sau. Đó cũng được hiểu là khoảng thời gian ước lệ, chỉ thời điểm mà chủ thể diễn xướng thể hiện lời hát. Đêm nay là một đêm của hiện tại, là bây giờ những không cụ thể, đêm ấy là đêm thứ mấy (trong những đêm hát). Từ các thời điểm ước lệ này, chủ thể có thể nói được mọi điều, mọi chuyện muốn nói, dường như những chuyện đó đang xảy ra, gần gũi, ngay kia:
- Đêm nay em đến gặp hát duyên. - Đêm nay em đến làng anh. - Đêm nay em đến gặp hát lời.
Như vậy, thời gian trong lời ca Xắng Cọ luôn luôn là thời gian diễn xướng thực tại, cách thể hiện thời gian trong Hát Xắng Cọ của tác giả với tư cách là cá thể - cái tôi trữ tình không được biểu lộ mà nổi bật lên vẫn là vai trò của người diễn xướng tạo nên nét đặc trưng vốn có của người dân tộc. Mọi cảm xúc của con người thông qua thời gian đều đậm chất hiện thực, khi tiếng hát Xắng Cọ vang lên cũng là lúc chiều sâu cảm xúc và tâm trạng của con người sâu sắc và chân thực hơn. Đó cũng chính là giá trị nhân văn cao đẹp trong tâm hồn của người Sán Chỉ chất phác, ngay thẳng, hồn hậu.
3.3.1.2. Thời gian tâm lý
Trong hoàn cảnh diễn xướng của Hát Xắng Cọ, các từ ngữ chỉ thời gian không đơn thuần chỉ thời gian mà còn có tác dụng diễn đạt cảm xúc và những quá trình tâm lý nảy sinh của những người đang hát. Vì vậy thời gian cần được khái quát hóa để phù hợp với tâm trạng mọi đối tượng. Nói cách khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thời gian trong Hát Xắng Cọ còn được biểu thị quan niệm như một đại lượng mang tính ước lệ đại khái, dài ngắn thế nào là tùy thuộc vào trạng thái tâm lý chủ quan của con người.
Sự chảy trôi của thời gian còn được ngầm biểu thị qua các giai đoạn của tình yêu đôi lứa: Gặp nhau rồi xa cách, yêu nhau rồi trở thành vợ chồng... Cảm nhận thời gian đời người, tình yêu không thể bằng các thời điểm và khoảng cách cụ thể mà bằng tâm trạng, cảm xúc của con người. Thời gian được đo bằng nỗi nhớ:
Một ngày không gặp, trăm ngày gặp Hôm nay không nhớ trăm ngày nhớ Một ngày lòng nhớ trước của mong Bao giờ ngày sáng mong trời tây.
[42, tr.41]
Thông qua cảm nhận về sự vận động của thời gian có sự thay đổi về tâm trạng cảnh ngộ của con người:
Tháng giêng là tháng hoa thi nở Hoa nở rung rinh hàng thẳng tắp Hoa tốt hoa đẹp ánh tỏa sáng Năm hết tuổi mòn trăng chiếu sáng Tháng hai hoa nở hoa sắc đẹp Kinh chập xuân phân gửi lời về Quả hồi sinh em lòng gửi
Không phải người lạ được gặp em. Tháng ba vải trắng hao sắc đều
Thanh minh mưa phùn đến xuân phân Hai người cùng nhau chung một lòng Ngàn năm thông gia ở trong lòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tháng tư hoa sim nở đầy cành Lập hạ ít đầy không không rỗi Một vì nhiều công nước chảy đều Hai vì lẻ loi không chảy đến.
Tháng năm hoa hướng dương thi nhau nở Mảng chủng hạ chí công việc bận
Thư gửi về chúc cô em xinh Có lòng tháng mười sẽ gặp nhau.
[42, tr.17-18]
Trong những bài hát Xắng Cọ, có sự đan xen giữa hai dòng thời gian hiện thực và thời gian tâm lý. Nó thể hiện ở việc thời gian có lúc bị đẩy ngược từ hiện tại về quá khứ, rồi từ quá khứ đến hiện tại.Trong thực tế khách quan thời gian được hình dung như một dòng chảy tuyến tính một đi không trở lại. Nhưng trong Hát Xắng Cọ thời gian có liên quan thậm chí bị phụ thuộc vào cảm xúc của con người nên thường gặp sự đan xen giữa thời gian hiện thực và thời gian của sự hồi tưởng. Ví như đoạn hồi tưởng về cảnh loạn lạc, nhớ lại cảnh đóng thuyền, chèo thuyền để vượt biển của đôi trai gái:
Mang dao đi chặt cây tre đốt Tre đốt mang về mình đóng thuyền Đóng được thuyền mới chèo ra biển Hai người cùng đi một chiếc thuyền.
[42, tr.22]
Việc trở về và bắt nhịp thời gian thực tại cho ta thấy người Sán Chỉ có ý thức và cảm nhận rõ về quá khứ, hiện tại và tương lai. Những câu chuyện về quá khứ kể lại là có chủ đích, nhằm thể hiện nhân sinh quan của người hát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn