Biểu tượng “chim”

Một phần của tài liệu hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 95 - 97)

Hình ảnh “chim” được nhắc tới trong lời hát Xắng Cọ 215 lần. Trong đó chim én 56 lần (26,04%), phượng hoàng 40 lần(18,6%), bạch hạc 24 lần (11,16%). Ngoài ra còn có chim đỏ, chim hồng… Những loài chim xuất hiện trong những lời hát Xắng Cọ cũng có nhiều ý nghĩa. Bạch hạc (cùng với Khổng Tước, Anh Vũ, Xá Lợi... ) là những loài chim có màu sắc đẹp, giọng hót hay và quý hiếm. Các loài chim này được đề cập đến trong kinh Phật. Chúng hót lên những pháp âm vi diệu khiến người nghe pháp tâm niệm Phật. Bạch hạc là chim hạc trắng mỏ dài, chân cao, lông trắng, có khả năng bay rất xa, tiếng kêu lớn và thanh. Chim én gọi mùa xuân về, loài én đã trở thành một phần buồn vui của con người. Phượng hoàng - loài chim ngự trị trên tất cả các loài chim khác biểu tượng của đức hạnh, vẻ duyên dáng và thanh nhã.

Trong dân ca Sán Chỉ, biểu tượng chim biểu hiện của nhiều lớp nghĩa. Trước hết, chim biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi:

Biển khơi bằng phẳng tốt dựng nhà Bên trong có đôi phượng hoàng bay Bên trong chạm hoa cao có đôi Hai cánh chéo nhau có đôi hoa.

[42, tr.10]

Chính vì thế, cũng có lúc chim biểu tượng cho ước mơ và khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của đồng bào Sán Chỉ:

Chim én bay cao về đường dài Nhìn thấy rừng nam chim có đôi Ước được biến thành uyên ương đôi Ngày ngày bay về dạo cùng anh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người Sán Chỉ ở Lục Ngạn cũng nói về chim với ý nghĩa như thế:

Đi qua vạn non và ngàn núi Núi cao chim tước cùng bay chơi Núi cao chim tước thành đôi một Từng cặp từng đôi chẳng đơn côi

[4, tr.844]

Biểu tượng chim én, bạch hạc như thể hiện cho một khát vọng hạnh phúc lứa đôi và khát vọng tự do được gửi gắm trong các bài hát Xắng Cọ. Đôi khi trong cuộc sống con người ta bị giới hạn, bị ngăn trở nên nhiều điều người ta chưa thực hiện được nên họ đành gửi mơ ước ấy vào biểu tượng chim trong lời ca tràn đầy niềm lạc quan và khát vọng vươn lên của người dân xưa.

Khác với lớp nghĩa thứ nhất, lớp nghĩa thứ hai trong biểu tượng “chim” mang ẩn dụ về số phận con người, cho hạnh phúc không đạt được như ý nguyện:

Chim én bay cao về đường dài Nghìn dặm đường dài anh gặp em Ước mong trời phân sống cùng xóm Không được thành duyên chẳng oán trời.

[42, tr.45] Người Sán Chỉ ở Lục Ngạn cũng nói đến ý nghĩa này:

Chim én bay đi rồi bay về Mỏ ngậm ba mươi sáu điều mơ Ba mươi sáu điều dang dở cả Một điều không đứt gửi lòng anh.

[4, tr. 887]

Khi khảo sát những lời hát xắng Cọ, chúng tôi nhận thấy biểu tượng “chim” và “hoa” hay đi liền nhau. “Chim” là biểu tượng cho người con trai, “hoa” biểu tượng cho người con gái. Sự gắn bó, quấn quýt giữa “hoa” và “chim”:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trời xanh mây phủ, phủ bên rừng Chim xuống quy châu để ngắm hoa Nhìn thấy hoa đẹp nhiều tỏa sáng Hoa đẹp tỏa sáng mơ hoa rừng.

[42, tr.39]

Lý giải sự xuất hiện của biểu tượng này trong dân ca Sán Chỉ xuất phát từ đặc điểm con người nơi đây, họ sinh sống gắn bó với núi rừng: Làm nương, làm rẫy, trồng ngô, trồng sắn... họ vào rừng để săn bắn, hái củi, hái lượm... và họ còn vào rừng để dạo chơi ca hát. Bởi vậy, núi rừng thân thiết với họ như nhà cửa, muông thú thân thiết với họ như bạn bè. Đã bao đời nay, người Sán Chỉ yêu rừng, gắn bó máu thịt không chỉ vì núi rừng cho cái nương, cái rẫy mà cho hoa thơm, quả ngọt. Rừng cây, hoa lá, chim muông là nguồn sống ngọt ngào như sữa mẹ không bao giờ vơi cạn trong những lời hát của người Sán Chỉ. Chính từ đặc điểm này mà người Sán Chỉ mới lấy hình ảnh chim làm biểu tượng cho thân phận và ước mơ của họ. Hình ảnh chim xuất hiện với tần số lớn trong dân ca. Mỗi loại chim lại mang những đặc trưng ý nghĩa khác nhau, có khi phải tùy thuộc vào hoàn cảnh chúng ta mới thấy hết nội dung, ý nghĩa của chúng.

Một phần của tài liệu hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)