Nền tảng là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nên người Sán Chỉ ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Trong quan niệm kiến trúc: xây nhà, dựng cửa, chọn đất, tránh hướng gió độc, đón lấy mặt trời mọc, xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt, trồng trọt. Kiến trúc nhà cửa thuận theo thuật phong thủy, sự hài hòa thế đất, thế núi, nguồn nước:
Gió hiu hiu thổi đến
Thật biết làng chàng gần suối nước chảy Chàng về biết được ý lòng nàng
Biết trước lòng chàng không về cầu.
[42, tr.1]
Em đi bước qua dưới nhà anh Thấy có cây cầu dưới nhà anh Dưới nhà anh có đôi cầu mới
Riêng em khác đến không dám qua.
[42, tr.65]
Người Sán Chỉ thường dựa vào thiên nhiên để tính thời vụ sản xuất: như các giống cây, các loại chim thú... để gieo trồng chăm bón hoặc thu hoạch các loại cây trồng. Ví như cây xoan nảy lộc chụm chân chó (giống chân con chó) là tiến hành trồng các loại hoa màu (trồng đúng vào thời gian này thì hoa màu tươi tốt, bội thu). Đến khi ve sầu kêu thì không gieo trồng hoa màu nữa. Nhìn trăng, trời trong đêm rằm tháng Tám (tết trung thu) trong sáng thì nên cấy lúa vụ đông muộn vì thời tiết năm đó giá rét nhiều. Cách ứng xử với môi trường tự nhiên như trên thể hiện quan niệm, sự hiểu biết và tín ngưỡng của người Sán Chỉ.
Bên cạnh đó, trong Hát Xắng Cọ, người Sán Chỉ cũng thể hiện cách ứng xử với môi trường xã hội. Đó là cách ứng xử giữa con người với con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Cách ứng xử là nền tảng văn hóa, là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn. Hành vi ứng xử của con người là thước đo trình độ văn hóa của mỗi người, của cộng đồng. Mở đầu mỗi buổi hát Xắng Cọ, người hát phải xin phép chủ nhà để được hát với khách, hát chào gia chủ, hỏi thăm đến cô, chú, thím, người hàng xóm, bố mẹ nàng (chàng), bạn bè cũ... những lời hỏi thăm lịch sự. Trước hết là cần phải kính trọng người già:
Qua rừng nhìn thấy rừng nhiều lá Qua sông nhìn thấy ánh vảy rồng Vào làng cần kính trọng người già Kính làng ra ngoài mới nên người.
[42, tr.1]
Đó chính là sự kính trọng, lễ phép, biết trên biết dưới:
Chậu nước đẹp
Hai tay bưng nước mời em rửa. Có chè, có nước mời các cụ
Mời người trẻ trước thì không nên. [42, tr.27]
Dân ca Sán Chỉ ở Lục Ngạn cũng có những câu thể hiện vai trò của người già và sự tôn kính của con cháu đối với họ:
Qua núi trước nhờ cổ thụ trên núi,
Qua sông trước nhờ Long Vương dưới sông. Vào bản trước nhờ người già trong bản, Mười cụ già bằng một vị quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong Sình ca của người Cao Lan, tiết hát “ Chào mừng” có câu:
Thứ nhất chào các cụ già trong làng
Thứ hai xin chào tất cả mọi người trong thôn Thứ ba xin chào cây to trên núi thẳm
Chào các cụ trong thôn mới phải đạo con người.
[35, tr.160]
Chúng ta hay bàn nhiều về nhân cách đạo đức con người Việt Nam, nhưng có lẽ còn ít nói đến phép lịch sự cách xử thế của họ trong quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, cộng đồng. Con người luôn sống trong các mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sống thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với nhau, ở những địa điểm khác nhau. Như vậy, có thể khẳng định sự lễ phép, kính trọng người già, biết trên biết dưới thể hiện cách ứng xử, văn hóa giao tiếp của con người. Điều đó được dân tộc Sán Chỉ được nói tới đầu tiên trong những câu hát Xắng Cọ. Đó chính là chuẩn mực thẩm mĩ của văn hóa giao tiếp. Và cách xử thế ấy giúp con người đạt được những yêu cầu mong muốn trong quan hệ giao tiếp. Đối với người Sán Chỉ, văn hóa giao tiếp còn là lòng quý trọng khách:
Khách lạ về đến
Về đến cổng nhà, ngựa khách hý Về đến cửa nhà, giải chiếu đón
Không để chân khách chạm xuống đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Còn là cách ứng xử lịch sự, khéo léo của người hát:
Hát bài hát nhỏ gửi tới nàng
Về bảo chàng vợ không trách chàng Hôm nay ta hát cùng giao duyên Ngày mai ai khác về nhà ấy.
[42, tr.5] Đó còn là cách từ chối uống rượu vô cùng lịch sự:
Xin đừng ép
Có sức bao nhiêu gánh bấy nhiêu Như chạy trên rừng phải luồn lách Bắt ép xuống suối chỉ một dòng.
[42, tr.58] và:
Mời uống rượu
Con gái uống rượu mặt đỏ hồng Con trai uống rượu mâm con trai
Con gái cùng uống không phải kiểu.
[42, tr.57]
Câu hát, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mĩ nên Hát Xắng Cọ không chỉ là những bài hát nhịp điệu trầm bổng du dương để quên cảnh buồn tẻ, trống trải hay để giải trí mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Hát Xắng Cọ không chỉ là một hình thức văn hóa - nghệ thuật rất có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Sán Chỉ, mà còn thể hiện cả một thế ứng xử xã hội qua các quy định chặt chẽ trong thực hành Xắng Cọ, ở đó thể hiện thẩm mĩ văn hóa trong giao lưu gữa các nhóm cộng đồng của tộc người Sán Chỉ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4. Những bài hát ca ngợi cuộc sống, con ngƣời, quê hƣơng đất nƣớc
2.4.1. Những bài hát truyền thống
Hình ảnh quê hương đất nước Việt Nam in đậm trong mỗi lời Hát Xắng Cọ. Đến Lạng Sơn, vượt qua cửa ải Chi Lăng đã đi vào lịch sử dân tộc, ngắm nhìn những dãy núi đá vôi hùng vĩ hiên ngang giữa trời, soi mình xuống dòng sông Kỳ Cùng, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị, thưởng thức những đặc sản: vịt quay, lợn quay, phở chua, các loại rau xanh, thảo dược, rượu Mẫu Sơn... là niềm tự hào của người dân xứ Lạng nói chung và của người Sán Chỉ nói riêng. Những câu hát Xắng Cọ đã thể hiện tình yêu cuộc sống tươi đẹp, ấm no:
Trên rừng sườn núi mây mù che Việt Nam đất nước mọc hoa thơm Mua lấy hoa về cùng quả hồi
Quả hồi với gừng thơm càng thơm.
[42, tr. 25] hay:
Lạng Sơn đẹp liễu nhi
Có động Tam Thanh, có chùa Tiên. Chùa Tiên, Tam Thanh Lạng Sơn ở Có nhiều đường cái sang Trung Quốc.
[13]
Lộc Bình - quê hương tươi đẹp, quê hương của những rừng thông, rừng hồi đã đi vào tâm trí của những người con nơi đây. Tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm và thiết tha được người Sán Chỉ gửi vào từng địa danh, di tích, sản vật... của quê hương mình. Mảnh đất Lộc Bình như người mẹ hiền cung cấp biết bao màu mỡ cho cây trái xum xuê, tươi tốt. Ai đã từng đến với Lộc Bình thì sẽ không thể quên được mùi thơm hoa hồi, rượu Mẫu Sơn được nấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
từ nước trên nguồn và cảnh đẹp Mẫu Sơn. Hương vị của hoa hồi như muốn níu giữ những người đã đến nơi đây. Yêu quê hương chính là gắn bó tự hào về quê hương mình – quê hương giàu đẹp, trù phú:
Lộc Bình tốt liễu nhi
Bốn bên rừng thông mọc xanh xanh. Làng quê cấy lúa bồ đầy thóc,
Thóc về đầy sân, trâu đầy chuồng.
[13] Đó còn là quê hương:
Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh đẹp Mẫu Sơn hùng vĩ cảnh thiên nhiên Người biết Mẫu Sơn nhiều cảnh sắc Bốn bên phương trời ước về thăm.
[42, tr.2]
Trong thơ ca dân gian xứ Lạng cũng có bài "Sli núi” ca ngợi cảnh đẹp của Mẫu Sơn:
Núi thấp núi cao núi liền núi Núi cao phượng hót ưa tụ về
Gió mát chẳng ngày nào nóng lạnh Nắng mưa có cây cối che chở Người đồn Mẫu Sơn nhều thứ quý Lại còn có cả những thiên nga Làm sao lên Mẫu Sơn ở được
Cùng sống chung hòa với phượng non .
[2, tr.607]
Núi Mẫu Sơn ở Lộc Bình có độ cao 1541m so với mặt nước biển. Mẫu Sơn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh sắc thật đẹp, thật có hồn. Cả một vùng thảo nguyên rộng lớn bát ngát màu xanh cỏ cây, sương mờ khói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phủ, hoa đào tươi thắm, những cung đường uốn lượn cua tay áo cứ ngoằn ngoèo vươn lên cao dần. Vào những ngày giá rét, ở đỉnh Mẫu Sơn còn có hiện tượng tuyết rơi. Đến Mẫu Sơn còn được thưởng thức những trái đào nổi tiếng vừa to, vừa ngon, hoặc quây quần bên nhau nhâm nhi cùng bầu "Mẫu Sơn tửu" - như một thứ quà tặng của núi rừng. Từ Mẫu Sơn có thể đi sang bên kia biên giới Trung Quốc qua cửa khẩu Chi Ma. Có thể nói, Mẫu Sơn chính là món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho Lộc Bình, Lạng Sơn.
Nếu như cây hồi có thể coi là biểu tượng của quê hương tươi đẹp trù phú của Lộc Bình thì ở Lục Ngạn, đó là quê hương của những quả vải thiều chín mọng, những hàng cây rợp bóng:
Em đến đi qua quê hương anh Bốn bên vải thiều cây kín hết Bốn bên vải thiều che bóng rợp Em đến quê anh không muốn về.
[41, tr. 61]
Quê hương Lục Ngạn còn hiện hữu cả trong những bài hát về "Lục giáp":
Nhâm Tý, Quý Sửu gỗ cây dâu Vách đá dồn về bốn đầu
Lục Ngạn đá bày thành vách đá, Cất tiếng lệ rơi, chẳng dầu dầu.
[4, tr.1135]
Có thể thấy, những bài hát Xắng Cọ truyền thống dù ở Lộc Bình hay ở Lục Ngạn tuy cách thể hiện khác nhau nhưng đều là những bài hát ca ngợi quê hương, đất nước giàu đẹp, trù phú. Quê hương gắn với các địa danh thân thuộc của đồng bào Sán Chỉ ở Lộc Bình càng cho chúng ta thấy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước của họ gửi gắm trong những câu hát Xắng Cọ thiết tha làm say đắm lòng người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4.2. Những bài hát thời hiện đại
Hát Xắng Cọ trong thời hiện đại vẫn tiếp nối những bài hát truyền thống với đề tài yêu quê hương, đất nước những đã có sự chuyển biến nội dung tư tưởng, tình cảm. Quê hương tươi đẹp, trù phú là nhờ ơn Đảng ơn Bác Hồ:
Con cháu mai sau nhớ trồng hồi Trồng hồi toàn dân được phú quý Sung sướng mọi người nhớ ơn Đảng, Nhớ ơn Đảng, Bác nhớ ngàn năm.
[13]
Đó còn là quê hương của những rừng thông rừng hồi màu xanh ngút ngàn, chạy tới chân trời:
Đảng bộ tốt liễu nhi
Trên rừng, rừng thông mọc xanh xanh Ngắm lên rừng thông cây thông mọc Nhìn xuống hướng Tây hoa hồi thơm.
[13]
Một đất nước Việt Nam tươi đẹp, giàu tài nguyên và cuộc sống thanh bình:
Việt Nam tốt liễu nhi
Khắp nơi mọi người muốn về thăm Vàng bạc sẵn có trong lòng đất Con cháu vạn đại sống bình an.
[13]
Những danh thắng và tình yêu, niềm tự hào về nó vẫn xuất hiện như không bao giờ dứt trong những lời hát Xắng Cọ:
Lạng Sơn cảnh sắc tuyệt vời,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Người người đến đất Lạng Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoặc:
Cảnh đẹp Mẫu Sơn men thuốc tốt, Con gái làm rượu rất thơm ngon. Ai lên cũng muốn uống liền,
Uống rồi ngon quá lại không muốn về.
[13]
Chính sách cho vay tiền, giống cây trồng để giúp những hộ nghèo để làm kinh tế từ đó vươn lên để làm giàu bằng con đường lao động chân chính:
Cảm ơn chính sách quan tâm Cảm ơn chính sách có tiền cho vay Vay tiền ta về chăn nuôi
Vượt nghèo vượt khó nhà nhà biết ơn.
và:
Nhượng Bạn ngày xưa còn nghèo khó Nhớ ơn Đảng bộ đã cho cây trồng Trồng được cây lớn bán đi
Nhà nhà vượt khó vươn lên làm giàu.
[13]
Chủ trương sinh đẻ có kế hoạch, an toàn giao thông của Đảng và nhà nước cũng được tuyên truyền một cách rộng rãi tới đồng bào Sán Chỉ trong những cuộc thi văn nghệ của huyện, tỉnh:
Trung ương Đảng bộ tốt liễu nhi Kế hoạch đặt ra sinh hai con Sinh đẻ hai con thật phú quý Nhà nhà no đủ, không nhà nghèo. Người sinh tốt liễu nhi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bước ra khỏi nhà đi xe máy. Xe máy ra đi có bảo hiểm
Đội mũ bảo hiểm phòng tai nạn.
[13]
Lộc Bình đã có sự khởi sắc. Đồng bào Sán Chỉ giờ đây đã có ánh sáng của điện, có nước sạch để sinh hoạt. Điều đó thể hiện rõ nét nhất của cuộc sống no ấm, đủ đầy:
Đảng bộ tốt liễu nhi
Trên rừng rừng thông mọc xanh xanh Nhiều thôn nhiều xã có điện thắp
Điện nước đến nhà thật sướng vui.
[13]
Thơ là chất liệu để cấu thành lời ca (người Sán Chỉ không có nhạc cụ đệm) truyền tải những nội dung mà lời thơ muốn nói. Qua thực tế, chúng tôi thấy, những nghệ nhân ở đây họ vừa là những người sáng tác thơ, đồng thời họ cũng là người trình diễn lời thơ đó qua làn điệu dân ca. Bài hát mà mình sáng tác được mới đầu chỉ hát một mình sau dần dần mới truyền miệng để mọi người cùng hát và thuộc những bài hát ấy. Có thể nói, một bộ phận lời ca trong Hát Xắng Cọ đã phản ánh một cách chân thực tâm tư, tình cảm của đồng bào mình trong sự đổi mới của thời đại. Những bài hát Xắng Cọ trong thời kỳ hiện đại chứng tỏ một điều: Hát Xắng Cọ vẫn tồn tại trong cuộc sống của người dân lao động, nó ẩn chứa trong đó sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Sức hấp dẫn của Hát Xắng Cọ như mạch nước ngầm ngọt ngào chảy trong lòng đất vẫn âm thầm sống, vận động trong tâm khảm của những người yêu mến thơ ca dân tộc, trong hơi thở của tình cảm giao duyên đôi lứa thuở ban đầu. Đây cũng chính là việc làm thiết thực đóng góp cho công cuộc bảo lưu, gìn giữ vốn dân ca cổ truyền của địa phương mình.
Tiểu kết: Tìm hiểu một số nội dung trong lời Hát Xắng Cọ chúng tôi nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xắng Cọ chứa đựng nhiều nội dung phong phú, đa dạng mà sâu sắc. Từ những lời hát chào hỏi, kết bạn, ca ngợi quê hương đất nước, những lời hát thể hiện kinh nghiệm và cách ứng xử, và đặc biệt nhiều nhất vẫn là những lời hát thể hiện tình yêu với những cung bậc tình cảm khác nhau: Tình yêu và nỗi nhớ, tình yêu và lời ước hẹn thủy chung, tình yêu và sự dang dở. Tất cả đã tạo nên màu sắc tâm trạng trong tâm hồn của những người yêu Hát Xắng Cọ. Sự phong phú ấy là nét đẹp riêng, dấu ấn riêng của đồng bào Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn.
Có thể nhận thấy, Hát Xắng Cọ luôn gắn bó với khung cảnh bản làng, điều kiện sống, lao động sinh hoạt và gắn với truyền thống văn hóa phong tục tập quán, tín ngưỡng và tâm linh. Ngoài nhu cầu biểu hiện, trao đổi tình cảm lứa đôi thì chính môi trường sống với những nét đặc trưng về văn hóa tinh