Quá trình nghiên cứu về hình thức hát dân ca của người Sán Chỉ tại Lộc Bình – Lạng Sơn, chúng tôi thường gặp 3 hình thức hát cơ bản sau:
Xắng Cọ (Hát ban đêm) Chục Cọ (Hát ban ngày)
Cáng Cọ (Hát cho cả ban ngày và ban đêm)
Ở Lục Ngạn - Bắc Giang còn có hát đổi danh (zoóng hôồ cộ) - con trai 18 tuổi làm lễ đổi tên và từ đó được đổi danh mới trở thành thành viên chính thức của cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, người Sán Chỉ thường gọi chung cho các hình thức hát này là Xắng Cọ. Các hình thức hát này thường được phân biệt khác nhau ở âm điệu hát, không gian diễn xướng và nội dung lời hát. Đặc biệt là âm điệu hát: Hát Xắng Cọ (ban đêm), tiết tấu kéo dài hơi, thoạt nghe không rõ âm tiết, giọng trầm; hát Chục Cọ (hát ban ngày) tiết tấu ngắn hơi, rõ âm tiết hơn, giọng cao; hát Cáng Cọ, tiết tấu không kéo dài, âm tiết rõ ràng. Cả 3 làn điệu hát không có đạo cụ đệm theo sau. Cách thức cặp nam hát một bài (một trổ) , cặp nữ đáp lại một trổ (4 câu, 7 chữ hoặc 5 chữ). Một cuộc hát thường từ hai đến ba cặp nam, cặp nữ hát với nhau.
1.3.2.1. Hát Xắng Cọ (Hát ban đêm)
Đây là loại hình hát phong phú có nội dung mang tính chất tổng quát, bao trùm và hấp dẫn trong các loại hình Hát Xắng Cọ của dân tộc Sán Chỉ. Do đó người Sán Chỉ gọi các loại hình hát này theo tên chung là Xắng Cọ.
Trước kia, mỗi khi diễn ra cuộc hát, họ thường hát bảy đêm liên tục nhưng dần về sau, chỉ hát năm đêm.
Đêm thứ nhất (Tài dắt dì cọ pai) Đêm thứ hai (Tài nhầy dì cọ pai) Đêm thứ ba (Tài slam dì cọ pai) Đêm thứ tư (Tài slấy dì cọ pai) Đêm thứ năm (Tài ngẩu dì cọ pai)
Trong những đêm hát này, số lượng các bài hát mỗi đêm giảm dần từ đêm đầu đến đêm cuối. Lý do là luật hát của người Sán Chỉ đã quy định ở mỗi đêm hát, người hát phải hát một số bài nhất định theo thể thức đêm hôm sau không được hát lại những bài hát mà đêm trước đã hát. Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch mà cặp hát nhất thiết phải tuân thủ. Lối hát này, người Sán Chỉ chỉ hát trong nhà hoặc rải chiếu ngoài sân để hát chứ tuyệt đối không được hát ở ngoài đường, ngoài chợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những bài hát đêm này (hát cuộc) là những bài có sẵn được ghi chép bằng chữ Hán Nôm – Sán Chỉ còn lưu giữ ba quyển. Số người còn biết, chủ yếu là lớp trí thức dân gian đã từng hành nghề Mo, Tào ở địa phương, số còn lại được ghi chép bằng chữ cái phiên âm la tinh Việt – Sán Chỉ còn lưu lại sổ tay của nam, nữ thế hệ trước đây. Các bài hát được quy định bằng số câu, số chữ nhất định, chủ yếu theo thể thất ngôn tứ tuyệt – một bài bốn câu, mỗi câu bảy chữ, tuy nhiên đôi khi cũng xuất hiện câu chỉ có năm chữ. Với thể loại này, nếu người hát chỉ sai một vần hay một chữ thì khó có thể hát tiếp được. Bên cạnh đó, cũng có những bài được sáng tác mới nhưng số lượng không nhiều và chỉ được sử dụng ở một số hoàn cảnh nhất định như lúc ban đầu gặp gỡ hoặc khi chia tay nhau. Trong thể loại hát ban đêm, thường hát với âm điệu kéo dài nhẹ nhàng, vừa phải khoan thai gần như hát ru và sử dụng lời láy để ngâm đệm.
Để chuẩn bị cho một cuộc hát, địa điểm của gia đình định tổ chức hát đó phải có sự chuẩn bị trước, tránh gia đình có việc phiền muộn, có tang. Khi được sự nhất trí của chủ, thì cuộc hát mới tổ chức. Thời gian hát từ bảy đến tám giờ tối đến sáng hôm sau. Khi khách đến nhà trong bản chơi (ít nhất là một đôi nam hoặc nữ, nhiều là vài đôi, thậm chí hàng chục đôi), sau khi đã ăn cơm tối xong, họ ngồi uống nước, ăn trầu thì ở ngoài cửa có rất đông người trong bản đến gặp với mục đích gặp gỡ, hỏi thăm và hát đối đáp giao lưu, thi thố tài năng với nhau. Chủ nhà đã chuẩn bị sẵn dầu đèn, chè nước... để phục vụ cuộc hát tại gia đình mình (trong tình huống này, đôi nữ là người ở trong làng, đôi nam là khách ở làng khác đến chơi và dự đêm hát). Nữ hát trước, cứ hết một trổ có bốn câu, nam đáp lại.
Đầu tiên là hát xã giao giữa khách với gia chủ, giữa đôi nam với đôi nữ. Sau khi uống nước, ăn trầu, trò chuyện xã giao, cả hai đội bắt đầu hát những bài chào gia đình:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hát một bài hát nhỏ hỏi về nàng Hỏi nàng chủ nhà nhiều vô kể Hỏi đến chủ nàng rồi nàng hát Hát đến khi muộn mặt trời mọc
Đáp:
Hát câu giao duyên không hỏi chàng Chủ nhà có lòng tốt cho hát
Chủ nhà chàng vẫn cho mình hát Hát đến khi muộn bảy tám giờ.
[42, tr. 3]
và chúc mừng gia chủ:
Giao duyên hỏi đến chú chủ hộ Chủ hộ giàu lòng ngồi ghế cao Thân mặc áo đẹp mười hai chiếc Bước chân ra của sương mù tan.
[42, tr.2]
Sau đó là giai đoạn chính của cuộc hát. Chính lời chúc gia chủ, hàng xóm, bạn bè là duyên cớ để nam nữ bày tỏ chuyện tình tứ với nhau.
Trên rừng cây thông hướng về nam Chàng về giao duyên nàng thôn xóm Chàng về giao duyên nàng làng xóm Có hát hát ra không sợ giống.
Đáp:
Trên rừng cây thông không có hướng Nàng về giao duyên ở làng anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nàng về giao duyên nơi xóm nhỏ Có hát hát ra không âu sầu.
[42, tr. 2]
Đến sáng hôm sau, các chàng trai cô gái hát mời rửa mặt (Tòng pột sui
cọ hối sụi vàn). Sau khi hát cuộc với những luật lệ chặt chẽ thì đây là lúc hát
tự do. Sự thay đổi không khí đã làm cho những đôi trai gái thể hiện tình cảm
một cách gần gũi hơn. Bên nam lấy thau nước, khăn mặt mời đôi nữ rửa mặt. Ngoài những bài bản có sẵn, các đôi nam nữ có thể ứng khẩu hợp với môi trường và hoàn cảnh. Nếu như đêm qua cô gái chỉ hỏi thăm, chúc mừng gia chủ và chỉ dám nói một cách bóng gió tình cảm của mình, chưa dám thể hiện tình cảm trực tiếp với chàng trai thì hôm nay cô đã bày tỏ một cách tự nhiên và chân thành nhất:
Anh người vừa đẹp vừa tài giỏi Sáng nay lấy nước cho em rửa Sáng nay lấy nước em rửa mặt Về nhà vẫn nhớ ở trong tim.
[42, tr.30]
Những đêm tiếp theo, sau khi đã biết khả năng về hát giao duyên, các đôi nam nữ thể hiện tình cảm của mình. Họ mượn cảnh thiên nhiên, sông núi cỏ cây hát để bày tỏ tâm tình của đôi lứa. Nội dung của các bài hát trong giai đoạn này là bày tỏ tình cảm, niềm ước nguyện của họ trong cuộc sống. Những lời bài hát lúc thì nồng nàn, say đắm, khi thì nhẹ nhàng, trách móc, giận hờn. Đến khi chia tay, họ lưu luyến, trách móc thời gian đã trôi nhanh, hát lên những bài tiễn bạn và không quên nhắn nhủ hò hẹn sẽ gặp lại nhau.
Canh năm tiễn nhau ra cửa về Hai người chia rẽ lệ đôi hàng Gà vàng gáy rộn em xa anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lòng em buồn lắm anh biết không.
[42, tr. 30]
1.3.2.2. Hát Chục Cọ (Hát ban ngày)
Đây cũng là thể loại hát đối đáp nam nữ, tuy nhiên được diễn ra vào ban ngày chủ yếu hát ở dọc đường từ nhà đến chợ, đến hội hoặc đến làng mình mới hát. Sự phong phú trong câu hát gắn liền với trí thông minh và tài ứng tác của người hát. Ở thể loại hát ban ngày, người ta lấy việc đối lời, đối ý là chính để làm sao kịp thời sâu sắc. Họ có thể gặp nhau ngoài đường, ngoài sân, trong lúc rỗi rãi, họ chào hỏi nhau bằng câu hát hoặc đối đáp với mục đích thử sức, thử tài của đôi bên. Những lúc, các chàng trai, cô gái cùng làm đồng áng trên một triền đồi hay dưới ruộng lúa, họ cùng nhau hát để xua đi nỗi mệt nhọc, lao động vất vả. Cũng có khi, bài hát Chục Cọ được cất lên trên đường đi làm, đi chợ. Đây chính là môi trường tự nhiên để họ có thể ứng tác một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất. Vì thế, người ta có thể thấy được tất cả thiên nhiên tươi đẹp như hoa, lá, chim muông... đều xuất hiện trong lời hát Chục Cọ. Ở lối hát này, họ không chỉ thuộc nhiều bài hát mà phải là sự nhanh trí, tài ứng khẩu. Đây là lời của chàng trai:
Mỗi khi gặp em ra đường chơi Nhìn chân em đi giày nhỏ đẹp Tôi muốn hỏi em mấy lời hát Không biết ý em như thế nào.
[13]
Ở trường hợp này, đối tượng bị trêu ghẹo là các cô gái nhưng nhiều khi ở thế bị động, họ lại chuyển sang thế chủ động gây cho đối phương sự lúng túng và qua đó những bài ca cất lên họ có thể kết làm bạn đường với nhau:
Ngàn vạn dặm đường trồng tùng bách Ngàn vạn dặm đường rực rỡ hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngàn thôn vạn xóm đến tìm em Lại muốn cùng em kết đôi hoa.
[13]
Trong hình thức hát Chục Cọ, các đôi nam nữ hát đối đáp với nhau, nếu một bên không thuộc những bài hát cũ hoặc không ứng tác kịp thời để đối lại đôi bên kia thì sẽ bị thua. Khi đó họ cảm thấy vô cùng xấu hổ, thấy mình thật kém cỏi nhưng cũng nhờ đó mà càng có thêm sự quyết tâm học hỏi, trau dồi các bài hát để lần sau gặp lại họ sẽ cố gắng thể hiện tốt hơn.
Ở thể loại này, người ta cũng hát theo từng cặp, mỗi cặp 2 nam và 2 nữ đôi nam nữ hát với nhau theo các bước. Đầu tiên là lời chào hỏi:
Bài hát đầu tiên chào gia chủ Lời hai cất lên chào hàng xóm Lời ba cất lên chào cụ già
Chào ra bốn phương chào bạn bè. Đáp:
Hát bài hát nhỏ chúc gia chủ Chúc cho gia chủ sống trăm năm Chúc cho gia chủ sống trăm tuổi Nam nam, nữ nữ được bình an.
[42, tr.31]
Sau đó là làm quen tùy theo hoàn cảnh, mức độ tình cảm mà họ có thể sáng tác những bài hát mới để chuyện trò, tâm sự với nhau:
Xuống sông uống nước, nước trong trẻo Lái thuyền chèo sang biển mênh mông Chèo sang Nam Ninh để bán ngựa Ngựa nhỏ, nhà gác buồn trong lòng. Đáp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một bên nước đục, một bên nước trong Một bên nước trong mình rửa tay
Một bên nước đục để cá lượn.
[42, tr.32]
Hát tập thể xong, giữa các đôi trai gái, họ mượn các chủ đề khác nhau để tỏ nỗi niềm của mình, nhưng chủ yếu là sự ca ngợi ngày vui, sự sung túc của tết nguyên đán, sự tương thích với số phận vòng giáp của đời người.
Đến khi sắp phải chia tay, họ lại trao nhau những lời nhắn nhủ, hò hẹn ngày gặp lại. Các cuộc hát như vậy được diễn ra thường xuyên, hết năm này qua năm khác để lại nhiều kỷ niệm trong tâm hồn mỗi chàng trai, cô gái. Khi hát các bài hát này, họ cố gắng thể hiện sao cho tiếng hát thật trong trẻo ngân vang. Qua những dịp gặp gỡ của các chàng trai, cô gái trong cùng làng hay làng này với làng khác và đặc biệt là những người bạn Sán Chỉ từ nơi xa đến đã làm cho sự gần gũi, tình đoàn kết dân tộc ngày thêm bền chặt.
1.3.2.3. Hát Cáng Cọ (chủ yếu thể hiện trong đám cưới)
Hát Cáng Cọ là thể loại hát với tiết tấu nhanh, không ngân dài, âm cao, thanh trong. Khi trong làng bản có đám cưới, các bạn của cô dâu, chú rể đến chung vui và hát mừng cho bạn mình.
+ Hát đón cửa: Khi nhà trai đến nhà gái đón dâu, nhà gái hát trước, nhà trai đáp lại. Nếu nhà trai không đáp được thì sẽ không được vào, bắt buộc người nhà trai phải hát cho đúng, cho hay.
Trong quá trình hát, nếu đôi hát của nhà gái thua thì nhà trai cứ việc vào nhà mà không phải đứng chờ ở ngoài cổng đợi nhà gái cho phép. Nếu đôi nam thua, họ sẽ bị phạt rượu rồi mới được vào nhà gái. Nếu cả hai không bên nào chịu thua thì chỉ khi nào nhà gái hát mời, nhà trai mới được vào trong nhà. Ở đây, đôi hát không phải với tư cách cá nhân mà đôi nam là đại diện cho tất cả các bạn trai của chú rể, đôi nữ là đại diện cho các bạn gái của cô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dâu. Mỗi khi một bên hát hỏi, bên kia không đáp trả lời được tất cả các bạn chụm nhau lại tìm ra câu hát trả lời. Cuối cùng nếu vẫn không hát trả được, phải chịu thua đối phương thì tất cả các bạn bè của bên thua đều chịu phạt bằng uống rượu.
+ Cáng láu cọ (hát mời trầu): Khi đến nhà gái, phù rể hát mời hoặc khi đến nhà trai, phù dâu hát mời. Thứ tự mời từ trên xuống dưới (ông, bà, chú bác, anh em...)
Lá trầu căn líu nhi
Hai tay bưng trầu tới mời ai Hai tay sánh tới mời ai thật Bài hát hát ra bảo bạn thật.
[34, tr.61] và:
Trầu căn trầu líu nhi
Hôm nay đám cưới được gặp nhau Trầu xanh xanh mượt ở miệng bát Chỉ sợ phù phép ở trong lòng.
[42, tr.63]
Trên sàng đặt bảy chiếc bát có một miếng trầu cau và một chiếc khăn mặt. Nếu ai không đáp lời hát được sẽ phải bỏ một ít tiền vào sàng để mừng cô dâu, chú rể.
+ Cáng cháu cọ ( hát mời rượu): Điệu hát này chỉ hát trong những lúc ăn cơm.
Cách mời rượu và hát trong đám cưới khá độc đáo. Khi tất cả mọi người đang ăn uống vui vẻ, nếu người đi mời hát định hát với bạn ở mâm nào, người ta sẽ mang đến mâm đó một cái ghế đẩu. Trên ghế là một cái sàng, trên sàng để bốn chén rượu tức là có ý mời các bạn ở mâm đó hát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sàng rượu rượu liễu nhi Hai tay đưa về xin mời ai Hai tay đưa vừa mời ai đó Lời hát nói ra bảo em thật.
[42, tr .57]
Ngay sau khi đặt sàng, các cặp hát chuẩn bị tiến đến nơi mình mời và cuộc hát được bắt đầu. Trong quá trình hát, nếu bên nào thua không hát đáp được thì sẽ bị đổ rượu qua sàng xuống đầu:
Cái sàng rượu - mời bạn
Cái sàng đựng rượu khéo đẹp thay Nếu là bạn bè không đáng uống Nhất thời sàng rượu xuống đầu bạn.
[13]
Ngoài hát trong đám cưới, hát Cáng Cọ còn được thể hiện trong hoàn cảnh các đôi bạn hát không có nhiều thời gian (có thể ban ngày hoặc ban đêm). Lúc đó, cũng vẫn là những bài hát thuộc thể loại Hát Xắng Cọ và Chục Cọ nhưng họ hát với tiết tấu nhanh hơn, không kéo dài các âm điệu như bình thường để có thể kết thúc cuộc hát sớm hơn.
Hát Xắng Cọ là hình thức dân ca giao duyên của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Qua những lời ca chân thành mộc mạc của họ, chúng ta có thể thấy phần nào bản sắc văn hóa tín ngưỡng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn phong phú đa dạng của đồng bào nơi đây. Hát Xắng Cọ của đồng bào Sán Chỉ Lộc Bình thường hay diễn ra trong các ngày hội dân gian, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất, vui chơi giải trí, trên nương rẫy, trên đường đi hội, chợ. Có những khi hát từ đêm này sang đêm khác. Đó là hình thức sinh hoạt diễn xướng không thể thiếu trong đời sống đồng bào Sán Chỉ.