Nguồn gốc của Hát Xắng Cọ

Một phần của tài liệu hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 30 - 34)

Truyền thuyết “Có Làu Slam” nói về sự ra đời (nguồn gốc) của Sình ca/ Xắng Cọ . Theo truyền thuyết của người Sán Chay, tác giả của những bài hát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này là nàng Lưu Ba (Lầu Slam). Truyền thuyết như sau: Nàng Lưu Ba đã đặt lời ca cho các điệu hát. Ngày xưa, người Sán Chay chỉ biết suốt ngày quần quật làm lụng vất vả để kiếm sống, cuộc sống buồn chán không ai biết ca hát. Ở một bản nọ của người Sán Chay có ông bà họ Lầu sinh được ba người con, hai trai một gái. Cô gái út đặt tên là Lầu Slam, có nghĩa nàng là người con thứ ba trong gia đình họ Lầu. Ba anh em lớn lên trong cảnh mồ côi cha mẹ, tự nuôi nhau. Một hôm Lầu Slam vào rừng nhặt rau, hái nấm về nấu. Lầu Slam vào rừng thấy nhiều thứ lạ lắm, mải mê nghe chim hót khiến nàng quên cả hái nấm. Gần trưa lại có thêm một loài chim cất cao giọng hót hay hơn các loài chim khác, làm nàng càng mải mê hơn đến tận gần tối mới sực nhớ ra là mình phải lo bữa ăn tối cho các anh. Thế là Lầu Slam vội vàng hái rau vơ trúng cả nấm độc đem về. Đêm ấy cả nhà ăn trúng nấm độc. Người anh cả ăn nhiều, đến gần sáng thì chết. Người anh thứ hai ăn ít hơn may mà chữa được, và Lầu Slam cũng được cứu chữa kip thời nên nàng cũng thoát chết. Sau khi anh cả qua đời Lầu Slam buồn bã âm thầm, suốt cả tháng trời cô không nói, không cười.

Năm lên mười hai tuổi, những lúc anh đi vắng Lầu Slam nhớ giọng hót của loài chim, cô lẳng lặng trốn người anh đến khu rừng chim hót năm xưa. Vừa tới rừng Lầu Slam nghe chim hót, lòng Lầu Slam tràn ngập niềm vui, quên hết mọi nỗi buồn rầu. Thế rồi nàng tìm cách bắt được một con chim nhỏ đem về nuôi, nàng đặt tên cho chim là “Va Mầy” bởi lông chi có các hoa văn như bàn tay (chim hoạ mi). Ngày ngày, nàng nghe chim hót và học theo chim hót rồi tự hát ra nhiều bài hát phù hợp theo tình cảm của mình với sông núi, với mọi người. Sáng lên nương làm cỏ lúa, Lầu Slam hát cho lúa nghe.

Người đời kể lại những bài hát của nàng hát ra trong thời kỳ này đều nhớ nhung da diết. Nàng đến với các tộc người, học thuộc những bài hát của các tộc người đó rồi lại sáng tác ra những bài hát mới cho mọi người nghe.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một ngày xuân, người dân trong vùng nghe những lời hát buồn thương nhớ của nàng với chàng Dừn. Họ nói cho nàng biết rằng, có một chàng trai đang ở trên núi chín khúc, sống với đàn khỉ buồn rầu suốt ngày đi hái quả ăn. Nàng nghĩ đó chính là người yêu của mình. Lúc đó nàng đã ba mươi sáu tuổi. Nét đẹp của nàng đã bị phai tàn nhiều. Lầu Slam xuống suối tắm cho sạch sẽ trước khi lên núi gặp chàng. Trẻ chăn trâu nhìn thấy một cô gái tắm trong làn nước trong xanh liền đồng thanh cất tiếng hát:

Có cô gái già Váy áo bỏ ra

Dầm mình trong nước Có hai con cá

Nép vào thân cây Cá chẳng có vây Chẳng bơi đâu cả.

Nàng giật mình nghe bọn trẻ hát xấu hổ, bối rối chạy lên bờ mặc váy, áo, nàng không tìm ra được một ý thơ nào để hát máy lại lũ trẻ. Nàng buồn dầu tựa tựa vào gốc cây thông bên suối ngủ lịm đi đến đêm nàng không còn thở được nữa. Hồn thơ của nàng nhập vào gốc cây thông. Từ đó, cây thông bốn mùa vi vu reo hát. Lại có một con chim trắng luôn bay về đậu trên ngọn cây thông, người ta bảo tiếng thông vi vu đó là tiếng hát của Lầu Slam. Con chim lông trắng đó là chàng Dừn về đậu cùng với người yêu của mình.

Ngày nay, mỗi khi người Sán Chay vui xuân hát Sình ca/Soóng Cọ đều có một chương hát về Lầu Slam - Nữ thần ca hát của dân tộc Sán Chay.

Người Sán Chỉ ở Lộc Bình vẫn có những câu ca ngợi nàng Lầu Slam nhưng họ gọi tên nàng là Tam Lưu (Lưu Ba):

Tam Lưu sinh được bạc trong sáng Sáng tác ra lưu lại bảo người khôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có tiếng thực phải nàng Tam Lưu Tam Lưu mới phải người sáng tác

[42, tr.16]

Người Cao Lan thì cho rằng, tục hát sình ca hát ví có từ khi con người còn chưa biết hát, biết ca. Một ngày có đôi trai làng, gái bản từ đâu đến hát ví xướng ca đối đáp với nhau với những tiếng ca, lời hát giao duyên tình tứ. Ban ngày họ đi đâu mất, đêm đến họ lại xuất hiện mỗi người ngồi trên một hòn đá ngăn cách bởi một dòng suối nhỏ nước trong văn vắt hát ví với nhau. Mọi người nghe thấy hay quá đến xem đông như hội. Họ hát suốt đêm này qua đêm khác, đến đêm thứ ba mươi sáu thì trời quá lạnh tuyết rơi xuống dày đặc. Hôm sau người ta thấy hai người đã chết cóng hóa đá. Người ta chỉ nhớ tên cô gái là Làu Slam – cô ba họ Lưu – tức nàng Lưu Tam hay Lưu Ba. Còn chàng trai họ chỉ biết là chàng Tú Tài (Slạu Sài ). Người Cao Lan, có người nhớ, có người không nhớ hết những bài hát. Về sau khi học được chữ họ sưu tầm lại thành tập sách hát sình ca” [40, tr.180-181]. Trong những câu hát của người Cao Lan cũng có những câu ca ngợi nàng Lưu Ba:

Chàng về giữa tết trung thu

Trăm rằm lồng lộng đi từ đông lên Ca hay chính chúa Lưu Ba

Từ nhỏ đi hát mường mường nổi danh.

[35, tr.162]

Người Sán Chỉ ở Lục Ngạn, Bắc Giang cũng có những câu hát nói về nàng Lưu Tam:

Xướng ca kính chào nàng Lưu Tam, Lưu Tam là người tạo lời ca.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lời ca bốn câu Lưu Tam tạo,

Sáu nước dùng chung truyền cháu con.

[4, tr. 601]

Theo các cụ cao niên dòng họ Lý ở Lộc Bình, thì Xắng Cọ là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của tộc người Sán Chỉ có từ lâu đời. Qua nội dung, lời ca của Xắng Cọ cho thấy có nhiều sự tích, điển tích có nhắc đến các địa danh, đến vùng Lưu Ba của Trung Quốc nên Xắng Cọ có thể có trước khi người Sán Chỉ vào Việt Nam

Như vậy, theo truyền thuyết thì Xắng Cọ có lịch sử lâu đời. Nhưng nó xuất hiện ở Việt Nam cùng với sự định cư của người Sán Chỉ thì ít nhất cũng đã nảy sinh và tồn tại ba, bốn trăm năm nay. Điều đó chứng tỏ sức sống lâu bền của loại hình dân ca truyền thống này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 30 - 34)