Tình yêu và sự dang dở ngậm ngùi

Một phần của tài liệu hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 60 - 63)

Yêu và chung thủy, cùng với ước nguyện đưa tình yêu đến hôn nhân vẫn luôn là mong ước ngàn đời, là cái đích đến của các chàng trai cô gái. Nhưng cuộc sống vốn phức tạp, đa chiều nên nhiều khi ước vọng lại trở thành tuyệt vọng, niềm hạnh phúc bỗng chốc lại là sự dở dang, ngậm ngùi. Cũng vì thế mà lời ca về sự đổ vỡ trong tình yêu cũng chiếm số lượng không nhỏ. Đối tượng thất tình thường là các chàng trai. Nguyên nhân làm nên sự đổ vỡ, dang dở có thể là do cô gái, do hoàn cảnh và nhiều lý do khác, lời ca lúc này chua xót, ngậm ngùi. Đó là sự thất vọng của chàng trai :

Muốn lên trên trời xanh biêng biếc, Muốn ra suối sâu nước trong xanh. Đáy nước cách trời xa ngàn trượng, Tay ngắn ai vịn đến trời cao.

[42, tr.55] Và:

Chàng khôn khéo liễu nhi,

Xuống sông rửa tay nhìn cá lượn. Mắt nhìn cá lượn không bắt được, Mắt nhìn hoa đẹp chẳng kết duyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tình yêu đôi khi có những quy luật, những nghịch lý riêng, ông tơ bà nguyệt như thể vô tình xe kết những mối tình đầy ngang trái, yêu nhau mà không đến được với nhau. Nhận sự đau khổ dang dở về mình, nhưng các chàng trai không hề than trách các cô gái mà oán trách cho số mệnh, ông trời :

Tát vào ngực người, oán lên trời, Sơn Bá hợp mệnh không thành đôi. Đành phải chết đi mắt không thấy, Mắt còn nhìn thấy vẫn nhớ em.

[42, tr.17]

Tất cả mọi sự đổ vỡ, dang dở đều do ông trời sắp đặt. Trong tư duy của người xưa, mỗi con người đều có số mệnh riêng mà số mệnh ấy đều do ông trời xếp đặt. Trời đại diện cho đấng quyền linh tối cao của con người, bởi vậy khi khổ đau người ta kêu trời, oán mệnh.

Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình, cha mẹ ngăn cấm cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo nên sự dang dở, ngậm ngùi :

Em cùng anh liễu nhi

Hai ta cùng sinh, cùng tháng sinh Bố mẹ không cho ta lấy nhau Về nhà ức chết vì bố mẹ.

[42, tr.44]

Lễ giáo phong kiến xưa không cho phép các chàng trai, cô gái tự do trong tình yêu và hôn nhân. Họ đến với nhau hầu như theo sự sắp đặt của cha mẹ với quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" nên có không ít những cuộc tình dang dở vì phải theo quan điểm ấy. Bởi thế tình yêu trong xã hội ngày xưa thường đậm màu sắc chia ly. Xót xa và trớ trêu thay cho những người thật sự yêu nhau mà vì một lý do nào đó họ không đến được với nhau, để rồi còn lại sau đó là nỗi đau, sự nuối tiếc. Đi cùng nỗi đau, sự nuối tiếc đó là sự xót thương cho người tình lỡ và cho cả chính mình. Ở đây, hoàn cảnh gia đình là yếu tố ngăn cản tình yêu của họ. Đặc biệt trong xã hội phong kiến, vấn đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“môn đăng hộ đối” đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mọi tầng lớp trong xã hội. Chính vì thế, chàng trai luôn cho rằng mình không xứng với cô gái và đành từ bỏ ước vọng :

Bạch hạc bay về đậu bờ ao Bỗng gặp hoa sen đôi khôn khéo Một lòng muốn bay đi nhìn ngắm

Thương thay nhà mình nghèo không xứng.

[42, tr.44]

Xã hội phong kiến với những lễ giáo ngặt nghèo thanh niên nam nữ không có quyền tự do luyến ái. Việc có những sinh hoạt văn nghệ mang đậm màu sắc trữ tình mà chủ đề cơ bản là tình yêu nam nữ như thể loại Xắng Cọ của người Sán Chỉ đã thể hiện rõ nét tính chất xã hội của loại hình văn hóa này. Với những bài hát Xắng Cọ được xã hội thừa nhận chính là một hình thức nam nữ thanh niên có điều kiện tìm hiểu người bạn trăm năm của mình và trong tình cảm ấy, họ lấy sự chân thành, lòng chung thủy làm trọng.

Có những cuộc hát chàng trai vì cảm mến giọng hát, sự duyên dáng của cô gái nhưng cô có chồng, thế là chàng trách:

Mong lên trời cao có vũng nước Trôi xuống dòng sông thành ruộng to Người biết ruộng quan ai dám làm Em là vợ người ai dám gặp.

[42, tr.42] Và cô gái trách chàng trai có vợ:

Thương anh thương liễu nhi

Lòng anh, lòng nhớ anh thương nhiều Anh có vợ còn dối em

Dối em có thuyền gác trên thác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trách ai thì cũng muộn rồi. Mọi thứ chỉ còn trong kỷ niệm.

Có thể nói rằng, những bài hát Xắng Cọ đã thể hiện khá rõ nét những cung bậc trong tình yêu. Mỗi cung bậc là tình cảm, cách nghĩ, cách ứng xử của người Sán Chỉ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 60 - 63)