Những bài chào hỏi, kết bạn

Một phần của tài liệu hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 46 - 52)

Trong văn hóa ứng xử, người Việt thường lấy “miếng trầu làm đầu câu chuyện” để thay cho lời chào hỏi xã giao lịch sự thể hiện tình cảm trân trọng nhau. Người Sán Chỉ cũng vậy, họ gửi gắm sự ý tứ, tình cảm chân thành của mình qua những câu hát Xắng Cọ.

Đầu tiên những đôi hát (đôi nam hoặc đôi nữ) trong làng sẽ là người mở lời hát trước họ đứng ở ngoài sân, bên cạnh cửa sổ, cửa chính hát vọng vào trong nhà hỏi ý kiến xin phép chủ nhà ở được hát với khách. Những bài hát ấy gọi là “Vúi sặm cọ chồi xụm”:

Hát bài hát nhỏ xin hỏi chủ Hỏi thăm chủ hộ khách lạ lên Hỏi thăm chủ hộ khách lạ đến Bài hát nhỏ vội vàng gửi vào thăm.

[42, tr.1]

"Lời chào cao hơn mâm cỗ" trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Đó chính là biểu hiện của lịch sự , nhã nhặn và cả sự tôn trọng lẫn nhau. Đó là tính nhân văn, tính giá trị của văn hóa. Những lời hát mở đầu cho một cuộc hát đã thể hiện điều đó. Sau khi được chủ nhà đồng ý, các đôi hát của bản cùng vào trong nhà ngồi một bên giường và trở thành đội chủ, đội khách là những người bạn khác giới từ xa đến ngồi ở giường đối diện với đội chủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi uống nước ăn trầu, trò chuyện xã giao, cả hai đội bắt đầu hát những bài hát chào gia đình, mừng gia chủ, làm quen lẫn nhau. Đội khách đến với nhiều hoàn cảnh, lý do, điều kiện. Thường là hoàn cảnh rất khó khăn nhưng không vì thế mà làm cho các chàng trai, cô gái chùn bước. Để tìm bạn đời cho mình, các cô gái (chàng trai) đã vượt qua rừng thiêng, nước độc để gặp gỡ, tổ chức cuộc hát:

Qua rừng được nghe rừng sâu kêu, Qua nước được nghe tiếng rồng ăn rêu. Rồng có ăn rêu thì anh cũng qua,

Tay cầm sừng rồng cưỡi qua sông.

Đáp:

Qua rừng cầm trúng dây leo cây, Qua nước khỏa nước thấy nước mát. Nước có sờ mát thì chàng cũng qua, Tay sờ nước mát qua sông về.

[42, tr.1]

Sau khi nam đáp lại các trổ hát của nữ, cuộc hát mới chính thức vào nội dung: ca ngợi gia cảnh chủ nhà. Lời ca ngợi, lời chúc lúc này cũng chính là lời chào. Nội dung chủ yếu khen ngợi sự phóng khoáng của gia chủ tạo điều kiện cho việc tổ chức cuộc hát. Đây chính là sác thái văn hóa giao tiếp được diễn ra giữa chủ và khách:

Hát một bài nhỏ hỏi về nàng, Hỏi nàng chủ nhà nhiều vô kể. Hỏi đến chủ nàng rồi chàng hát, Hát đến khi muộn mặt trời mọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đáp:

Hát câu giao duyên không hỏi chàng, Chủ nhà có lòng tốt cho hát.

Chủ nhà chàng vẫn cho mình hát, Hát đến khi muộn, bảy tám giờ.

[42, tr.2]

Dân ca Sán Chí ở Lục Ngạn – Bắc Giang cũng có những lời hát như thế:

Cất một lời ca xin hỏi trước, Hỏi chủ nhân, đồng ý không? Hỏi em chủ nhân cùng anh hát? Hát tới sớm mai, mặt trời hồng.

Đáp:

Cất một lời ca chẳng hỏi anh,

Chủ nhà anh đó có hảo tâm.

Chủ nhà anh đó cùng em hát, Hát tới sớm mai giờ Mão, Dần.

[4, tr.452-453]

Việc ca ngợi chủ nhà không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giao tiếp, mà còn thể hiện một cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc, chúc cho gia chủ có cuộc sống đề huề:

Giao duyên hỏi đến chú chủ nhà, Chủ hộ dựng nhà về hướng nam. Năm nay dựng nhà sang năm giàu, Lợn, gà, ngỗng vịt kêu inh ỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đáp:

Giao duyên hỏi đến chú chủ nhà, Chủ hộ dựng nhà về hướng tây. Năm nay dựng nhà sang năm giàu, Thóc thì đầy nhà, trâu đầy chuồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[42, tr.2]

Dân ca Sán Chí ở Lục Ngạn, Bắc Giang cũng có những lời hát như vậy:

Trước cất lời ca mừng ông chủ, Ông chủ ngồi ghế bên bàn tiên. Năm nay có, sang năm cũng có, Bò dê chăn thả đỏ đầy non.

[4, tr.457]

Không chỉ chúc chủ hộ giàu có về của cải vật chất mà họ còn chúc chủ nhà mau chóng thăng tiến trên con đường công danh:

Giao duyên hỏi đến chủ gia đình, Chủ hộ dựng nhà về hướng đông. Năm nay may mắn sang năm giàu, Sang năm lòng thẳng trở thành quan.

[42, tr. 2]

Sau những lời chào hỏi chủ nhà các chàng trai cô gái hỏi đến cô, chú thím, làng xóm, anh em, bè bạn.

Giao duyên hỏi đến cô chú thím, Có phúc có lộc lấy chồng tốt. Có phúc có lộc láy chồng duyên, Người người cúi đầu đến làm thuê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và:

Thứ nhất hỏi đến nàng cô dâu, Thứ hai hỏi đến chàng anh em. Thứ ba hỏi đến nàng bạn bè, Thứ tư hỏi đến chàng anh ruột.

[42, tr.5]

Những lời chào, lời chúc đối với chủ nhà, những người thân đã làm cho sự xa lạ giữa chủ và khách ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Lúc này chàng trai mới hỏi đến người con gái:

Hát bài hát nhỏ xin hỏi nàng, Hỏi nàng lấy chồng của nhà ai. Hỏi nàng lấy chồng thuộc họ gì, Lời hát hát ra bảo chàng thật.

Đáp:

Hát bài hát nhỏ không hỏi chàng, Chàng không lấy vợ của nhà ai. Chàng không lấy vợ họ nhà gì,

Lời hát hát ra bảo chàng thật.

[42, tr.5]

Nếu là hát ban ngày, đôi nam hoặc đôi nữ là khách từ nơi khác đến thì đôi nam hoặc đôi nữ là chủ phải cất tiếng hát trước. Thông thường với những cuộc gặp gỡ như vậy, một số bài hát có sẵn sẽ được cất lên trước tiên:

Bài hát đầu tiên chào gia chủ, Lời hai cất lên chào hàng xóm. Lời ba cất lên chào cụ già,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đáp:

Hát bài hát nhỏ chúc gia chủ, Chúc cho gia chủ sống trăm năm. Chúc cho gia chủ sống trăm tuổi, Nam nam, nữ nữ được bình an.

[42, tr.31]

Sau đó là làm quen tùy theo hoàn cảnh, mức độ tình cảm mà họ có thể sáng tác những bài hát mới để chuyện trò, tâm sự với nhau:

Xuống sông uống nước, nước trong trẻo, Lái thuyền chèo sang biển mênh mông. Chèo sang Nam Ninh để bán ngựa, Ngựa nhỏ, nhà gác buồn trong lòng. Đáp:

Em đến đi qua vườn hoa cảnh,

Một bên nước đục, một bên nước trong. Một bên nước trong mình rửa tay,

Một bên nước đục để cá lượn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[42, tr. 32]

Những lời hát của chàng trai, cô gái Sán Chỉ là thật lòng, họ không phân biệt giàu nghèo:

Nhà sau lưng sườn gieo nương lúa, Cuối đầu xúc lấy không chê đất. Ăn cơm không chê cơm có sạn,

Hát duyên không chê người giàu nghèo.

[42, tr.1]

Và nếu không được kết duyên thì giao duyên, trở thành bạn bè của nhau chính là cái đích của họ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ra hội nhìn thấy hoa một đôi, Nhìn thấy dòng sông trời đầy sao, Mong được kéo về trên tay ngắm,

Không được kết duyên, được giao duyên.

[42, tr.36]

Sán Chỉ là cách đọc lệch của chữ "sơn tử". Người dân Sán Chỉ tự hào là con của rừng. Dòng họ Ninh là dòng họ đầu tiên của người Sán Chỉ có nghĩa là con hổ dũng mãnh. Vậy mà tính tình của người Sán Chỉ lại rất mềm mại và trữ tình. Đó chính là lời ca tiếng hát mượt mà giữa núi rừng hoang vu, giữa không gian lao động vất vả. Qua những bài hát Xắng Cọ, họ như gần gũi nhau thêm, cứ tiếp tục hết bài này đến bài khác họ hỏi thăm nhau và dần dần họ trở thành những người bạn tri âm. Qua các cuộc hát như vậy đã có những cuộc tình nảy nở. Họ yêu nhau, lấy nhau có thể chỉ vì tiếng hát của nhau. Mặt khác, ngày xưa nếu không biết hát Xắng Cọ là không có bạn. Sau một thời gian hát cùng nhau, khi thấy ý hợp tâm đồng từng đôi sẽ tách ra và hát những bài ca có nội dung tìm hiểu rõ hơn về bản thân, gia đình của bạn hát. Những lời chào hỏi là một trong những nét đẹp truyền thống có ý nghĩa nhân văn cần được giữ gìn và phát huy. Lời hát mộc mạc nhưng rất trí tuệ. Cuộc hát tạo cơ hội cho bao lứa đôi kết bạn, kết duyên trong sáng mà ân tình.

Một phần của tài liệu hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 46 - 52)