Trong Hát Xắng Cọ, mỗi bài, mỗi câu đều long lanh tỏa sáng như những nốt nhạc diệu kỳ trong giai điệu bất tận của tình yêu, cuộc sống. Đặc biệt, những cung bậc của nỗi nhớ được khắc họa rõ nét. Nỗi nhớ là biểu hiện của tình yêu, là quy luật muôn thuở của tình cảm con người.
Yêu nhau để rồi thương rồi nhớ, khi sợi “tơ hồng” đã buộc hai người xa lạ với nhau, trái tim thổn thức ngân vang nhịp đập của tình yêu. Đôi khi người yêu nhau thương nhớ khôn nguôi với tâm trạng chưa từng trải qua:
Gió sao gió mát sau lưng Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này.
(Ca dao)
Người ta hỏi để khỏa lấp các tâm trạng bối rối, xốn xang khi nhận ra những rung cảm tuyệt vời để vơi đi nỗi nhớ. Trong “Ca thư”, người Sán Chay thể hiện nỗi nhớ bằng những hình ảnh hết sức thơ mộng:
Nhớ tới em
Như chú ong vàng nhớ tới nhành hoa Chú ong nhớ hoa đưa về kết nhụy
Nhớ tới em muốn đưa em về nhà.
[12, tr.165]
Viết về nỗi nhớ trong tình yêu là một điều khá quen thuộc. Chỉ có điều trong cách thể hiện của mỗi người, nỗi nhớ sẽ mang những màu sắc khác nhau. Với người Sán Chỉ:
Thương anh, thương liễu nhi, Nhớ anh lời hát lòng em buồn. Nhớ anh lời hát lòng nhớ em, Lòng thương, lòng nhớ tim tan nát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoặc:
Thương anh, thương liễu nhi, Nhớ anh lời hát khác ngàn vàng. Về nhà chè cơm chẳng muốn ăn,
Nhớ anh lời hát ở trong tim.
[42, tr.49]
Tình yêu đến với họ một cách nhẹ nhàng êm ái như một làn gió thoảng qua, một cành hoa cài trên mái tóc, hoặc chỉ là một nụ cười một cái nhìn trìu mến... của tình yêu. Với người Sán Chỉ, đó là lời hát. Ta không đưa ra được câu trả lời chính xác nhất về tình yêu bởi mỗi trái tim yêu có nhịp đập của riêng mình, không giống ai. Hát mời rửa mặt cũng là lúc cô gái thể hiện sự lưu luyến, nhớ nhung:
Thấy chàng đẹp trai lại thông minh, Hai tay bưng nước mời nàng rửa. Sáng nay lấy nước mời nàng rửa, Đến phút chia tay nhớ suốt đời.
[42, tr.25]
Những đêm hát giao duyên đầy say mê đã khắc sâu trong mỗi chàng trai cô gái Sán Chỉ. Khi trở về, cái mà các cô nhớ nhất đó là lời hát của chàng trai, là cái duyên của chàng trai. Nỗi nhớ đau đáu không nói thành lời. Nhớ đến mức “tim tan nát”, nhớ đến mức “chè, cơm chẳng muốn ăn”. Nhưng vì họ ở xa nhau quá cho nên thương nhớ đến “hơi ngắt, ruột đứt” mà chàng cũng đâu có biết:
Tát vào lồng ngực oán trời cao, Tiếc thay người thương ở làng xa. Một lòng một nhớ thương không hết,
Hơi ngắt, ruột đứt chàng chẳng nghe.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Và thế là cô gái chỉ dám trách trời, oán trời!
Những đêm hát giao duyên của người Sán Chỉ cũng giống như những lời hát Sli của người Nùng ở Lạng Sơn, cô gái cũng si mê giọng hát của chàng trai và nỗi nhớ luôn thường trực trong cô:
Sli giao, sli yêu và sli kết
Nghe giọng anh sli lòng em say Lòng anh theo được những lời sli Em chẳng quên anh một phút nào
[2, tr.615] Nỗi nhớ có nhiều cung bậc khác nhau, có khi là:
Một thương một nhớ, lòng anh nhớ, Ba thương bốn nhớ, sáu buồn rầu. Ba thương tám nhớ, anh bạn bè,
Chín thương mười nhớ về giao duyên.
[42, tr.36]
Biện pháp tăng cấp (1,3,4,8,9,10) những con số biết nói thể hiện mức độ thương nhớ đã cho chúng ta thấy nỗi nhớ của những người giao duyên. Nỗi nhớ luôn đeo đẳng họ làm cho con tim của họ thức ngủ không yên.
Người Sán Chỉ còn có cách diễn tả nỗi nhớ rất đặc biệt. Nỗi nhớ ấy làm cho thời gian với những quy luật của nó cũng nhuốm màu tâm trạng:
Con nhện giăng tơ xuống đường đón, Ngày thương đêm nhớ ở lòng em. Mắt nhìn thấy anh vừa ý em,
Ước được lấy về cùng em dạo.
[42, tr.44]
Còn nỗi nhớ nào mãnh liệt và sâu sắc đến thế! Nỗi nhớ theo chiều dài thời gian khôn nguôi, vô tận. Cách diễn tả nỗi nhớ - thời gian, một cách thể hiện nhiều trong các bài dân ca Sán Chỉ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đường xa giao duyên cách ngàn rừng, Ngày ngắm mặt trời, đêm ngắm sao. Mặt trời cùng sao ngày đêm quay, Thương nhớ tình cũ ở trong lòng.
[42, tr.49] và:
Thấy anh khôn liễu nhi,
Ngày thương đêm nhớ chàng khôn ngoan. Ngày thương đêm nhớ chàng khôn khéo, Nhớ anh khôn khéo cùng anh dạo.
[42, tr.48]
Nỗi nhớ của cô gái “ngày thương, đêm nhớ” đã trở thành đơn vị quy ước thời gian để đo chiều dài nỗi nhớ. Với những người đang yêu, đang nhớ, mọi cảm giác thời gian, không gian đều bị xóa nhòa. Trong họ chỉ còn ăm ắp hình ảnh của người yêu, thời gian khi ấy chuyển sang thời gian tâm lý, thời gian của nhớ thương.
Cũng như các cô gái Sán Chỉ ở Lộc Bình, các cô gái ở Kiên Lao (Lục Ngạn, Bắc Giang) trong những cuộc Hát Xắng Cọ cũng có nỗi nhớ như thế:
Em cứ đinh ninh, cứ đinh ninh, Một ngày chẳng gặp trăm ngày nhớ. Một ngày chẳng gặp lòng cứ mong, Mười phần mong nhớ, em biết không.
[4, tr. 80]
Điều dễ nhận thấy trong những lời hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn và ở Lục Ngạn, Bắc Giang hầu như giống nhau về nội dung, ý nghĩa. Nguyên nhân là họ đều thuộc Sán Chí Hà. Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn và Lục Ngạn, Bắc Giang giáp nhau nên họ lại thường xuyên giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lưu với nhau. Những bài hát có sự giống nhau là điều dễ nhận thấy. Nhưng chúng ta thấy, dù có khác nhau trong cách diễn đạt nhưng ở cách nói nào nỗi nhớ cũng thể hiện sự sâu sắc mãnh liệt của tình cảm con người.