Giải pháp đào tạo, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 73 - 80)

phát triển công nghiệp.

Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng, phát triển nguồn nhân lực phải bảo đảm số lượng đủ và chất lượng cao. Số lượng nhân lực phản ánh một mặt sự đóng góp của nhân lực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chất lượng nhân lực đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế thơng qua việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất sử dụng các nguồn lực kinh tế, thơng qua tính tích cực và sáng tạo của nhân lực. Chất lượng nhân lực phụ thuộc vào mặt bằng giáo dục, mặt bằng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và tác phong, tính kỷ luật của nhân lực. Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và giáo dục và đào tạo giữ vị trí quyết định đến số, chất lượng nguồn nhân lực.

Những biện pháp cụ thể thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển cơng nghiệp của tỉnh là:

Một là, chính quyền các cấp, sở, ban ngành và nhân dân phải quán triệt

sâu sắc các quan điểm về bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển cơng nghiệp. Đó là, coi chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trị quyết định cơng nghiệp hóa ở tỉnh nhà; giáo dục giữ vị trí quyết định phát triển nguồn nhân lực; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo điều kiện phát triển tài năng; phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - cơng nghệ và củng cố an ninh quốc phịng; phát triển nguồn nhân lực là công việc chung của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh; phát

triển nguồn nhân lực phải tính đến sự hội nhập quốc tế và khu vực trên cơ sở kế thừa và gìn giữ những tinh hoa văn hóa, truyền thống hào hùng dân tộc kết tinh trong đời sống của con người và giang sơn Ninh Bình.

Hai là, trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển cơng nghiệp của tỉnh

để đưa ra dự báo chính xác lượng cầu về nhân lực cho ngành cơng nghiệp. Từ đó có chương trình, biện pháp đào tạo, thu hút lượng lao động với chất lượng và chuyên môn, tay nghề tương ứng với nhu cầu. Chủ thể chính thực hiện biện pháp này là Đảng bộ, chính quyền và các sở, ban ngành liên quan của tỉnh Ninh Bình, mà trực tiếp nhất là Sở Lao động - Thương binh và xã hội - cơ quan được giao nhiệm vụ phân tích, dự báo về nhu cầu nhân lực.

Thường xuyên quản lý, nắm chắc về sự gia tăng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh để dự báo chính xác nhu cầu nhân lực cần cung ứng. Nắm vững được sự gia tăng về quy mô, tốc độ bao gồm cả số lượng dự án, lĩnh vực, ngành nghề đầu tư sản xuất kinh doanh và trình độ cơng nghệ được sử dụng... của các cơ sở công nghiệp trong từng thời kỳ, giai đoạn tạo tiền đề, cơ sở cho việc dự báo đúng sự phát triển nhu cầu nhân lực của lĩnh vực này. Từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho q trình phát triển cơng nghiệp của tỉnh nhà.

Bám sát tín hiệu về cung, cầu của thị trường sức lao động bao gồm cả số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề mà các doanh nghiệp công nghiệp cần đáp ứng cả nhu cầu trước mắt và một phần trong tương lai. Trong đó lượng cầu về nhân lực của các doanh nghiệp công nghiệp là tổng số lao động ở các trình độ khác nhau mà các doanh nghiệp cần để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Còn chất lượng nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp công nghiệp cần để phục vụ sản xuất kinh doanh là toàn bộ những địi hỏi về khả năng, trình độ, thể lực, trí lực và đạo đức nghề nghiệp người lao động phù hợp với công việc sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trình độ khoa học -

cơng nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng như thế nào thì địi hỏi người lao động phải có trình độ chun mơn, tay nghề tương ứng. Chất lượng này được quy chuẩn thông qua cấp đào tạo, khả năng vận dụng, kỹ năng vận dụng, thực hành và thích ứng với cơng nghệ mới của người lao động.

Ba là, thực hiện các chính sách bảo đảm đời sống và tạo môi trường thuận

lợi, thu hút người lao động vào làm việc tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cần ban hành các kế hoạch, chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân lực có chất lượng cao cho phát triển cơng nghiệp từ nguồn cung cấp là các trường đại học quốc gia và quốc tế, coi đó là khâu đột phá để thốt ra khỏi sự tụt hậu về trình độ nhân lực hiện nay nhằm cung cấp đầy đủ nhân lực cho các khu, cụm, cơ sở công nghiệp của tỉnh nhà.

Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi để thu hút và giữ chân người lao động làm việc trong các cơ sở công nghiệp của tỉnh. Xây dựng môi trường thuận lợi với đầy đủ các điều kiện vật chất, văn hố tinh thần và các điều kiện xã hội có liên quan đến bản thân và gia đình người lao động. Trong đó, điều kiện vật chất phải là nhân tố được quan tâm trước tiên, vì nó là nhân tố quyết định nhất đến sự lựa chọn công việc của người lao động. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cần chú trọng xây dựng các điều kiện về văn hoá tinh thần cả trong quá trình làm việc và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người lao động và gia đình của họ. Đây là nhân tố giúp người lao động yên tâm làm việc, giữ chân người lao động lâu dài tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh và phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình sản xuất của họ.

Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường sức lao động trên địa

bàn tỉnh và tham gia vào thị trường sức lao động trong nước và quốc tế. Các sở, ban, ngành chức năng của Tỉnh, trực tiếp là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và xã hội cần xây dựng kế hoạch phát triển rộng khắp các trung tâm, cơ sở giới thiệu việc là, hội chợ việc làm ở các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường sức lao động

(thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm...), tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và chủ sử dụng lao động nói chung và các doanh nghiệp cơng nghiệp nói riêng. Trong đó, chú trọng cung cấp đầy đủ các thơng tin về số lượng, chất lượng lao động, ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiền lương, thời gian, chế độ làm việc và các chế độ mà người lao động được hưởng... giúp người mua và người bán sức lao động hiểu rõ về nhau và ký kết hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Năm là, thực hiện tốt cơng tác khuyến cơng và chính sách hỗ trợ kinh phí

đào tạo nghề cho lao động địa phương.

Trên cơ sở chỉ đạo của Sở Công thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp của Tỉnh hướng dẫn các phịng Cơng Thương, Kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố lập đề án, đề nghị hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến cơng Quốc gia và nguồn kinh phí khuyến cơng địa phương. Tập trung chủ yếu cho hỗ trợ các mơ hình trình diễn kỹ thuật, mơ hình mới, hỗ trợ đầu tư, chuyển giao cơng nghệ và đào tạo lao động nghề may, nghề da giày, chế biến thuỷ sản, nghề cơ khí... cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn.

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động, các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được cung cấp lực lượng lao động đã qua đào tạo. Trường hợp các doanh nghiệp có yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động của địa phương, thì ngân sách tỉnh phải hỗ trợ một lượng kinh phí nhất định tạo điều kiện cho người lao động được tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các khoá đào tạo.

*

* *

Các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình là một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học Kinh tế chính trị về phát triển

công nghiệp và các kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơng nghiệp của tỉnh. Bởi vậy, để việc thúc đẩy quá trình phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình, góp phần tạo động lực thúc đẩy tồn bộ q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, cần phải quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm và giải pháp đã nêu ở trên. Trong đó vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, vai trị tích cực, chủ động trong quản lý, điều hành của các cấp chính quyền và vai trị năng động chủ quan trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể công nghiệp trên địa bàn sẽ quyết định sự thành công, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành cơng nghiệp nói riêng và tồn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình nói chung.

Phát triển cơng nghiệp là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình nên các cấp uỷ đảng nói riêng, tồn Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Ninh Bình nói chung phải thường xun chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý q trình phát triển cơng nghiệp của tỉnh, coi đây là nhiệm vụ chính trị trung tâm. Từ đó, phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn phát triển cơng nghiệp nói riêng và trong q trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung; đồng thời phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với phát triển du lịch, dịch vụ, nông nghiệp cũng như phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh khác trên địa bàn Tỉnh.

KẾT LUẬN

1. Phát triển công nghiệp là một phạm trù kinh tế có nội dung xác định thể hiện vai trị quan trọng hàng đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong thời kỳ quá độ. Đó là con đường cơ bản để đưa nền công nghiệp nước ta tiến lên nền cơng nghiệp lớn, hiện đại, có cơ cấu hợp lý, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Tạo tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển và do đó tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế quốc dân theo hướng bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình khơng nằm ngồi tính quy luật chung đó.

2. Nhận thức đúng đắn và hiểu rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của phát triển cơng nghiệp, Đảng bộ và chính quyền các cấp cùng nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình coi phát triển cơng nghiệp là nhiệm vụ chính trị trung tâm. Theo đó, tồn tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp trên địa bàn và đạt được những thành tựu to lớn: cơ cấu kinh tế công nghiệp được chuyển dịch phù hợp với đặc thù phát triển của Ninh Bình, tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hố xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, quốc phòng, an ninh, được củng cố vững chắc. Những thành tựu của phát triển công nghiệp trong thời gian qua là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cơng nghiệp Ninh Bình trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, q trình phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình vẫn cịn khơng ít bất cập, hạn chế mà tiêu điểm thể hiện ở những mâu thuẫn đặt ra địi hỏi tồn tỉnh cần phải chủ động giải quyết.

3. Ba quan điểm cơ bản và năm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới là một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, cần phải quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan

điểm và giải pháp đã nêu ở trên. Trong đó vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, vai trị tích cực, chủ động trong cơng tác tổ chức, quản lý, điều hành của các cấp chính quyền và vai trị năng động trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể phát triển công nghiệp trên địa bàn sẽ quyết định sự tăng trưởng và phát triển của các ngành cơng nghiệp nói riêng và tồn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình nói chung.

Chúng ta tin tưởng rằng, phát huy tốt những thành quả đã đạt được, đồng thời khắc phục được những hạn chế, tồn tại, thì sự nghiệp phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình sẽ thu được những thành tựu to lớn hơn nữa. Góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình nói riêng và cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w