gắn với bảo đảm công bằng và đồng thuận xã hội, bảo vệ môi trường
Cơ sở của quan điểm này là lý luận và thực tiễn về quan hệ tác động qua lại giữa các ngành kinh tế, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội; đó là một trọng tâm của chính sách phát triển ở tất cả các nước cũng như các tổ chức quốc tế. Mối quan hệ này thực ra nằm trong nội hàm phát triển bền vững (phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững và
phát triển môi trường bền vững). Kết quả giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển công nghiệp với các ngành kinh tế khác, mối quan hệ giữa tăng trưởng và tiến bộ, công bằng xã hội thể hiện một phần ở chỗ sự phát triển hài hoà của các ngành kinh tế và thành tựu về tăng trưởng kinh tế có đi liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội hay khơng. Theo đó, sự phát triển kinh tế hài hoà, bền vững và sự tiến bộ, cơng bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ở hai khía cạnh: vừa là yếu tố đầu vào (các thước đo đầu tư phát triển, tiến bộ, công bằng xã hội) và vừa là thành quả của tăng trưởng, phát triển kinh tế (phân phối thành quả tăng trưởng cho các thành viên xã hội).
Quan điểm này xác định phương hướng giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với phát triển các ngành kinh tế khác và các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, xác định phát triển cơng nghiệp phải tạo động lực hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, hạn chế tới mức thấp nhất những tác động trái chiều làm cản trở sự phát triển của các ngành kinh tế khác nói riêng và tồn bộ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung; đồng thời phải đem những thành quả phát triển công nghiệp đến với đông đảo quần chúng nhân dân, chủ đầu tư và chủ doanh nghiệp, gắn chặt tăng trưởng, phát triển kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội trong từng bước của q trình phát triển cơng nghiệp của tỉnh.
Tổng thể các nguồn lực kinh tế của tỉnh Ninh Bình là có hạn, khi dành sự ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này thì phải hy sinh sự đầu tư cho các lĩnh vực khác. Vì vậy, cần tìm ra sự lựa chọn tối ưu, sự phân chia hợp lý các nguồn lực kinh tế cho các lĩnh vực, ngành kinh tế cụ thể để cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội đạt được hiệu quả tổng thể cao nhất. Do vậy, q trình đầu tư phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình cần phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với phát triển các ngành kinh tế khác và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Để giải quyết hài hồ mối quan hệ giữa phát triển cơng nghiệp với phát triển các ngành kinh tế khác cũng như gắn liền nó với tiến bộ, cơng bằng và đồng thuận xã hội, bảo vệ môi trường cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Một là, khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phải đặt
nó trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ đó, xây dựng các phương án phát triển công nghiệp một cách phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng phát triển cơng nghiệp nhưng đồng thời cũng phải lượng đón và hạn chế tối đa các tác động trái chiều làm cản trở tới các ngành kinh tế khác mà đặc biệt là ngành du lịch và ngành nơng nghiệp. Cần phải lựa chọn, bố trí hợp lý vị trí của các khu, cụm và cơ sở công nghiệp, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan mơi trường du lịch. Vì hiện nay, các ngành cơng nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng đang là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, song lại làm ảnh hưởng rất lớn tới cảnh quan du lịch và mơi trường sinh thái. Do đó, cần phải hết sức chú ý quy hoạch các khu vực khai thác đá tự nhiên, sản xuất xi măng tập trung tại những vị trí ít có giá trị cảnh quan và xa các khu du lịch. Đồng thời cần thường xuyên kiểm tra nồng độ khói, bụi, nước thải, rác thải cơng nghiệp do các cơ sở công nghiệp thải ra có đảm bảo theo mức độ cho phép hay khơng, bên cạnh đó phải xử lý nghiêm các cơ sở cơng nghiệp vi phạm các quy định về xử lý chất thải công nghiệp. Trong việc quy hoạch mặt bằng cho các dự án cơng nghiệp phải chú ý hạn chế bố trí tại các vị trí ruộng đất màu mỡ, thuận tiện cho phát triển nơng nghiệp, góp phần giữ vững diện tích đất nơng nghiệp mà đặc biệt là diện tích đất trồng lúa một cách hợp lý, để đảm bảo an ninh lương thực.
Hai là, phát triển công nghiệp nhanh, nhưng luôn phải đảm bảo lợi ích
của người sản xuất cơng nghiệp, cũng như đảm bảo lợi ích ổn định của người sản xuất nguyên liệu cho các ngành cơng nghiệp. Chính từ hiệu quả của phát triển công nghiệp đa dạng hố về quy mơ và loại hình sản xuất cơng nghiệp đã góp phần giải quyết nhiều việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Một khi lợi ích được đảm bảo, người lao động gắn bó hơn, có trách nhiệm và thực hiện quyền làm chủ trong q trình sản xuất cơng nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập
trung gần nguồn nguyên liệu để vừa giảm chi phí sản xuất, vừa đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn.
Ba là, phải kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách của q trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các thành quả do q trình phát triển cơng nghiệp đem lại phải được đưa đến với đại đa số quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Khơng để xảy ra tình trạng có những bộ phận nhân dân bị đẩy ra ngồi lề của sự phát triển và khơng được hưởng thành quả từ sự phát triển kinh tế của tỉnh. Nhất là trong q trình thu hồi đất cho các dự án cơng nghiệp và hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp phải chú trọng giải quyết hài hồ mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân bị thu hồi đất. Phải thể hiện rõ trong giá cả bồi thường đất thu hồi phải phù hợp với giá cả thị trường cũng như công tác tái định cư và tạo việc làm mới cho người nông dân bị thu hồi đất. Phải đảm bảo cho mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân phải bằng hoặc tốt hơn thời điểm trước khi thu hồi đất.
Bốn là, bảo đảm sự đồng thuận xã hội về chủ trương phát triển công
nghiệp là động lực chủ yếu cho tồn bộ q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
Trong thực tiễn những năm qua vẫn còn những nhận thức khác nhau xung quanh chủ trương này, chẳng hạn như: có ý kiến cho rằng tỉnh Ninh Bình có tiềm năng lớn về du lịch, nên tập trung vào phát triển du lịch, không nên phát triển công nghiệp (mà đặc biệt là cơng nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng) vì nó ảnh hưởng xấu tới mơi trường sinh thái, cảnh quan du lịch; có ý kiến cho rằng Ninh Bình phải phát triển cả công nghiệp và du lịch để “tồn dụng nhân cơng”, tồn dụng lao động trên địa bàn tỉnh v.v... Sở dĩ còn những nhận thức khác nhau như trên là do sự hiểu biết chưa đầy đủ về vị trí, vai trị, tiềm năng và lợi thế phát triển công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở tỉnh Ninh Bình.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để tăng cường sự đồng thuận xã hội về phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình địi hỏi phải hình thành được nhận thức đúng đắn và nhất quán, loại trừ những tư tưởng hoài nghi, do dự nhằm tạo sự đồng thuận về tư tưởng và hành động của toàn thể Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp với chủ trương tập trung phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do đó, hiện nay cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Tiến hành một cách đồng bộ, tích cực, chủ động các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, người lao động và các chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thấy rõ sự cần thiết, khách quan và hiểu rõ chủ trương, định hướng phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình. Từ đó củng cố cơ sở nền tảng tư tưởng vững chắc cho tổ chức thực hiện phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Xác định rõ chủ thể trực tiếp và các lực lượng có liên quan đến thực hiện chủ trương phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình. Chủ thể trực tiếp phát triển cơng nghiệp của tỉnh là Đảng bộ, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, nhân dân trong và ngồi tỉnh. Thực hiện u cầu này có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì khi đã xác định đúng mục tiêu nếu tổ chức lực lượng khơng tốt thì khơng thể triển khai đưa chủ trương nghị quyết của Đảng vào cuộc sống được. Mặt khác, mở rộng chủ thể phát triển không chỉ doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, mà cả doanh nghiệp và nhân dân các tỉnh bạn trong cả nước và các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp tạo ra sự phát triển đa dạng, bền vững và hiệu quả cao.
Năm là, phát triển công nghiệp sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng
lượng. Q trình phát triển cơng nghiệp nói riêng và q trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung muốn thực sự bền vững và hiệu quả đòi hỏi phải luôn chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường. Sự phát triển công nghiệp mà đặc biệt là trong giai đoạn đầu, khi mà trình độ kỹ thuật, khoa học - công nghệ của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa thực sự hiện đại như hiện nay thì tác
động của nó đến mơi trường là rất lớn. Do vậy, chính quyền các cấp cũng như các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh cần hết sức chú trọng tới cơng tác xử lý, hạn chế khói bụi và các chất thải công nghiệp phát thải ra môi trường. Tăng cường tuyên truyền pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương về nghĩa vụ bảo vệ mơi trường của các doanh nghiệp trong q trình sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khen thưởng đối với các cơ sở công nghiệp thực hiện tốt việc xử lý chất thải công nghiệp. Đồng thời có biện pháp kiểm tra và xử lý dứt điểm các cơ sở công nghiệp gây ơ nhiễm mơi trường kéo dài, đình chỉ hoạt động của các cơ sở chưa có hệ thống xử lý chất thải hoặc đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng không đưa vào sử dụng thường xuyên.
Đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp sạch, thân thiện mơi trường, tiết kiệm năng lượng, cịn địi hỏi phát triển cơng nghiệp phải gắn liền với bảo đảm mơi trường sản xuất cơng nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng, nguyên liệu tiết kiệm, hiệu quả; tăng tốc phát triển các ngành công nghiệp khơng phát sinh khí thải, nước thải, rác thải độc hại... Những vấn đề đó phải được cơ quan chức năng bổ sung trong kế hoạch thực hiện chiến lược sản xuất sạch; đồng thời chỉ đạo quyết liệt các khu, cụm, cơ sở công nghiệp xây dựng và vận hành các trung tâm xử lý chất thải công nghiệp, cùng nhân dân trên địa bàn bảo đảm cân bằng sinh thái, môi trường sống. Làm được như thế sẽ góp phần bảo đảm cho phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững trong những năm tiếp theo.