phát triển công nghiệp
Khai thác tối đa vốn nội bộ nền kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của một tỉnh, một vùng, một ngành, một lĩnh vực, một khối kinh tế, một tổ chức kinh tế. Lý luận chỉ rõ rằng, mức độ giàu có của xã hội tỷ lệ thuận với trình độ phân công lao động xã hội. Khai thác tối đa nguồn vốn tiết kiệm hoặc “nhàn rỗi” tạm thời từ sự giàu có của tỉnh nhà cho đầu tư phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên và xã hội sẽ giàu có. Phân cơng lao động xã hội bao giờ cũng gắn với sự hợp tác. Sự gắn kết ấy càng chặt chẽ thì sự phân cơng lao động xã hội càng sâu sắc hơn và mức độ giàu có của xã hội càng tăng lên. Vì vậy, khai thác tối đa vốn nội tỉnh và vốn ngoài từ các tỉnh bạn, vốn trong và ngoài nước, vốn từ các ngành kinh tế khác... thông qua sự phân cơng hợp tác sẽ góp phần nhân lên tốc độ phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà.
Một trong những giải pháp có hiệu quả rõ rệt đối với việc thúc đẩy sự phát triển cơng nghiệp ở Ninh Bình trong những năm gần đây là huy động có hiệu quả cao các nguồn vốn cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian tới để phát triển công nghiệp ổn định, vững chắc, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh thì những gì đã có mới chỉ ở mức khiêm tốn. Theo đó, Ninh Bình cần đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả khai thác vốn nội tỉnh, ngoại tỉnh và ngồi ngành cho phát triển cơng nghiệp trong thời gian tới đang là vấn đề cấp bách.
Biện pháp chủ yếu để thực thi giải pháp này trên một số vấn đề như sau:
Một là, thực hiện đa dạng hoá các giải pháp huy động vốn cho các doanh
nghiệp công nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh.
Trong điều kiện khó khăn về vốn hiện nay, việc tạo vốn cho sản xuất, kinh doanh khơng nhất thiết chỉ nhìn duy nhất vào các ngân hàng thương mại
trên địa bàn. Vốn cịn được hình thành từ nhiều kênh khác nhau. Lợi dụng sự lệch pha vốn và chống lại sự lãng phí các nguồn vốn thừa và thiếu cục bộ của chính các doanh nghiệp cũng như hữu dụng hoá các nguồn vốn tiềm tàng đang hiện có trong tỉnh ngồi kênh các ngân hàng thương mại cũng khá đa dạng và rất cần được thể chế hoá, nhận diện để tư vấn cho doanh nghiệp về các kênh tạo vốn phi truyền thống hoặc không phổ biến ở tỉnh nhà.
Các doanh nghiệp có quan hệ đầu vào, đầu ra ổn định và có chung Hiệp hội ngành cơng nghiệp bảo đảm đủ tín nhiệm với nhau, cần liên kết thực hiện nghiệp vụ mua bán chịu bằng cách phát hành cho nhau các giấy nhận nợ hoặc quyền đòi nợ trong thời hạn thoả thuận để hữu dụng hoá nguồn vốn “gối đầu” tạm thời nhàn rỗi của từng bên để duy trì sản xuất và tiêu thụ.
Tổ chức hình thành các định chế quỹ đầu tư của từng nhóm các doanh nghiệp nhằm hút vốn đầu tư khi có phương án khả thi trên thị trường chứng khoán, hoặc gọi vốn đầu tư vào chứng khoán của quỹ đầu tư của từng nhóm các doanh nghiệp đó.
Tỉnh cần ban hành chính sách về sự ràng buộc giữa các doanh nghiệp chế biến với các bên sản xuất hay cung ứng thường xuyên, ổn định nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào cho doanh nghiệp một cách thống nhất, minh bạch. Theo hướng: các doanh nghiệp phải “đặt cọc” bằng một tỷ lệ vốn nhất để đảm bảo sự hoạt động thường xuyên, đủ công suất của doanh nghiệp; đồng thời ràng buộc bên cung ứng phải có trách nhiệm giữ uy tín về giá, về số lượng hàng hoá cung ứng theo cam kết tương ứng với số vốn nhận đặt cọc. Theo đó chuyển dần quan hệ vay vốn từ bên cung ứng nguyên nhiên vật liệu với ngân hàng sang quan hệ tìm vốn ngồi ngân hàng thương mại hay vay vốn của doanh nghiệp với ngân hàng.
Hai là, duy trì quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp công nghiệp và ngân hàng.
Tỉnh và các ngân hàng trên địa bàn tỉnh có thể tư vấn cho doanh nghiệp miễn phí về các lĩnh vực đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời liên doanh với doanh nghiệp để tham gia tài trợ, đồng tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất và dịch vụ công nghiệp khả thi.
Các ngân hàng thương mại nên có chính sách ưu đãi lãi suất với các doanh nghiệp công nghiệp thường xun có tiền gửi thanh tốn và tiền gửi có kỳ hạn với số lượng tương đối lớn tại ngân hàng của mình, theo hướng tổng chênh lệch lãi suất rịng của ngân hàng thương mại với doanh nghiệp đó khơng lớn hơn một tỷ lệ % nhất định nào đó so với tổng tiền gửi bình qn của doanh nghiệp đó tại ngân hàng. Biện pháp này vừa cứu được doanh nghiệp, vừa hút được các doanh nghiệp với ngân hàng thương mại.
Tỉnh kiến nghị với ngân hàng nhà nước sớm có quy định thống nhất tạo kênh chống “đơ la hố”, tạo kênh chuyển dịch các nguồn vốn nước ngoài thành nguồn vốn nội để cung ứng cho thị trường vốn dưới nhiều hình thức đa dạng và cũng là mơ thức để phân biệt rạch ròi giữa quan hệ mua đứt, bán đoạn với quan hệ tín dụng ngoại tệ trên thị trường, để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ba là, tăng cường hợp tác liên tỉnh, liên vùng, liên ngành nhằm thu hút
vốn đầu tư của các doanh nghiệp ở các tỉnh khác, vùng khác và các ngành kinh tế khác để thúc đẩy ngành công nghiệp của Tỉnh phát triển.
Tỉnh phải có cơ chế thực hiện hợp tác liên tỉnh, liên vùng, liên ngành và tổ chức các cuộc gặp mặt, tiếp xúc các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh, trong vùng và ngoài ngành nhằm tạo ra khả năng thu hút được nhiều doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp của tỉnh nhà.
Bốn là, phải đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành
đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng và tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trong những năm tới, để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ mọi nguồn vốn ở trong và ngồi tỉnh, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế cao. Tỉnh cần ban hành các cơ chế, chính sách như: khuyến khích đầu tư vào các khu, cụm cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh… Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa liên thơng; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư… Phối hợp với các trung tâm xúc tiến thương mại của các tỉnh để tăng cường quảng bá kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, việc phát huy những lợi thế về vị thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng cơ sở, các tiện ích xã hội đã giúp cho nhà đầu tư chú ý đến Ninh Bình…
Để huy động tốt nguồn vốn, tỉnh phải tạo điều kiện thuận lợi đối với các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp bao gồm: mặt bằng sản xuất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, quan tâm đến nhà đầu tư từ khi họ đến cũng như khi dự án đi vào hoạt động, xử lý dứt điểm với thời gian nhanh nhất các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư và đăng ký kinh doanh. Nâng cao năng lực và chất lượng công tác thẩm định đầu tư và thực hiện hậu kiểm sau đầu tư. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư lựa chọn đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT, PPP…; đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa - xã hội theo hướng xã hội hóa.