Giải pháp nâng cao trình độ cơng nghệ theo hướng hiện đại trong phát triển các khu, cụm, cơ sở công nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 69 - 73)

trong phát triển các khu, cụm, cơ sở công nghiệp

Nhờ đầu tư những công nghệ mới nên chất lượng sản phẩm công nghiệp của tỉnh được nâng cao đáng kể. Chẳng hạn như chuyển từ công nghệ sản xuất xi măng lị đứng của Trung Quốc sang cơng nghệ lị quay tiên tiến, hiện đại cho nên sản phẩm xi măng của Tập đoàn The Vissai đã xuất khẩu sang Mỹ và nhiều nước khác. Năm 2011, xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Ninh Bình đứng thứ 10 trong cả nước, tăng một bậc so với năm 2010.

Tuy nhiên, ở một số ngành sản xuất có thế mạnh trong các khu, cụm, cơ sở cơng nghiệp của tỉnh hiện nay, trình độ cơng nghệ vẫn cịn thấp đang là

trở ngại lớn đối với phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu và làm giảm đi đáng kể những lợi thế vốn có về nguồn tài nguyên, nguồn lao động... hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cơng nghiệp. Từ đó đặt ra cần có những biện pháp nâng cao trình độ cơng nghệ theo hướng hiện đại trong phát triển công nghiệp của Tỉnh. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần phát triển các ngành cơng nghiệp chủ lực theo hướng sử dụng ít hơn nguyên liệu trong các khu, cụm, cơ sở công nghiệp, nhất trong ba khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh ngay từ năm 2012 này cho đến các năm tiếp sau.

Các biện pháp cụ thể thực hiện giải pháp này như sau:

Một là, trong quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh phải thể

hiện rõ chủ trương ưu tiên các dự án công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ, dự án có cơng nghệ tiên tiến. Các doanh nghiệp cơng nghiệp chủ lực này phải chủ động đổi mới công nghệ sản xuất, nhất là các doanh nghiệp trong năm khu công nghiệp: khu công nghiệp Gián Khẩu; khu công nghiệp Khánh Phú; khu công nghiệp Tam Điệp và hai khu cơng nghiệp đang sắp hồn thành là khu công nghiệp Khánh Cư và khu công nghiệp Phúc Sơn.

Ban hành các quy chế đấu thầu tuyển chọn thiết bị, công nghệ trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế, trình độ cơng nghệ tiên tiến hiện đại phù hợp và khuyến khích khai thác năng lực nội sinh. Ban hành các chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực, các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu ngành, cơng nhân có tay nghề cao về Tỉnh làm việc.

Tăng cường hợp tác với các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ của các trường đại học trong nước để được tư vấn công nghệ, kỹ thuật mới. Đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, các mơ hình trình diễn kỹ thuật… cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Chú trọng việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc lựa chọn cơng nghệ, thiết bị sản xuất.

Để nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, tỉnh cần xây dựng lộ trình cơng nghệ cho các sản phẩm chủ yếu của tỉnh tham gia hệ thống ISO 9000, mã vạch, mã số để hội nhập thị trường khu vực và thế giới. Áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, các sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu.

Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất xi măng, clanhke, vật liệu xây dựng và phân bón... trên địa bàn tỉnh phải tích cực chủ động đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị phần sản phẩm cơng nghiệp của mình ở trong và ngồi nước.

Hai là, nghiên cứu hồn thiện và chuyển giao cơng nghệ mới vào q

trình phát triển cơng nghiệp. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành công nghiệp chế biến. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến hiện đại với truyền thống nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong và ngồi nước. Q trình này cần bảo đảm tốt các yêu cầu sau:

Phải bảo đảm nâng cao trình độ cơng nghệ sản xuất, sử dụng được nguồn lao động dồi dào trên cơ sở tạo được nhiều việc làm cho cư dân, nhất là cư dân ở nông thôn dưới tác động của q trình đơ thị hố mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Công nghệ nhận chuyển giao, cần tập trung vào công nghệ hiện đại theo hướng đi tắt đón đầu. Trong những trường hợp nhất định có thể nhập những thiết bị công nghệ đã qua sử dụng. Song, những thiết bị cơng nghệ đó khơng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, tránh trường hợp biến tỉnh nhà thành “bãi rác” công nghệ của thế giới.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực để lựa chọn trình độ cơng nghệ phù hợp. Hướng chủ yếu là chọn cơng nghệ có trình độ tiên tiến chú ý tới công nghệ mới cho sản phẩm chế biến chuyên sâu, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với nguồn nguyên liệu của tỉnh và đang được thị trường ưa chuộng.

Q trình chuyển giao cơng nghệ có thể thực hiện thông qua nhận chuyển giao công nghệ cao ở trong nước hoặc thông qua nhận chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. Đối với trường hợp nhận chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào có thể thực hiện bằng hai cách: thứ nhất, mua máy móc, thiết bị cơng nghệ mới từ nước ngồi về trang bị và trang bị lại cho các cơ sở chế biến; thứ hai, thông qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi (FDI) dưới hình thức góp vốn bằng hiện vật, hợp tác sản xuất kinh doanh. Trong đó, biện pháp đơn giản và hiệu quả cao là thông qua các công ty nước ngồi đầu tư trực tiếp vào Ninh Bình.

Ba là, ứng dụng công nghệ nhiều tầng trong phát triển các khu, cụm, cơ

sở công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Trong điều kiện trình độ lực lượng sản xuất cịn thấp, việc áp dụng công nghệ nhiều tầng cho phép khai thác tối đa nguồn lực của vùng, nhất là tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Mặt khác, ứng dụng công nghệ nhiều tầng sẽ tạo điều kiện tốt nhất nhằm tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh. Thực hiện biện pháp này, cần chú ý kết hợp các loại công nghệ truyền thống với cơng nghệ hiện đại. Những nơi có điều kiện như các trung tâm cơng nghiệp, các doanh nghiệp có quy mơ lớn nên đi thẳng vào cơng nghệ hiện đại. Những nơi có cơ sở vật chất, trình độ cơng nghệ cịn thấp, kết cấu hạ tầng chưa phát triển nên sử dụng công nghệ truyền thống để sản xuất.

Các cơ sở công nghiệp được đầu tư mới với quy mơ hợp lý và có trình độ cơng nghệ hiện đại phải hoàn thành xây dựng đúng tiến độ, nhanh chóng tổ chức sản xuất lơ sản phẩm đầu tiên có khả năng cạnh tranh được lưu thơng trên trên thị trường, đạt được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao.

Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư mới cần cân nhắc sử dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu, mua sắm các công nghệ, thiết bị đã lạc hậu. Tập trung đổi mới công nghệ thiết bị ở các cơ sở sản xuất hiện có và đầu tư, đổi mới các công nghệ hiện đại vào sản xuất, trước hết là vào các ngành cơng nghiệp có thế mạnh của địa phương như khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản… Ưu tiên các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 69 - 73)