Giải pháp xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư cho phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 61 - 66)

Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa liên thơng; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời quản lý chặt chẽ, điều hành kiên quyết việc triển khai các dự án theo đúng tiến độ quy định; tránh những tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước về các dự án đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh.

2.2.2. Giải pháp xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư cho pháttriển công nghiệp triển công nghiệp

Để thu hút các doanh nghiệp nước ngồi đến đầu tư tại Ninh Bình, trước hết cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại với các đối tác. Qua đó giúp các tổ chức, nhà đầu tư nước ngồi có sự hiểu biết đầy đủ về một Ninh Bình năng động, đổi mới, phát triển từng bước vững chắc. Bản chất vấn đề ở chỗ các đối tác tìm hiểu kỹ các nội dung cơ chế, chính sách, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và thấy được ý nghĩa to lớn của phát triển các khu, cụm, cơ sở cơng nghiệp tại Ninh Bình khơng chỉ đối với sự phồn thịnh của nền kinh tế, mà còn đảm bảo các lợi ích của nhà đầu tư, trong đó lợi nhuận là vấn đề căn bản nhất. Dựa trên sự hiểu biết, các đối tác sẽ tăng cường giao lưu, hợp tác, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực được coi là điểm nổi bật về thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay và các năm tiếp theo ở tỉnh Ninh Bình.

Sau khi đã xây dựng được các quy hoạch, kế hoạch phát triển cơng nghiệp, hình thành các dự án, thì việc làm cho các chủ đầu tư nắm được các thơng tin về các dự án đó là rất quan trọng. Bởi vậy, các cấp chính quyền và các

cơ quan chức năng phụ trách công tác xúc tiến thương mại, khuyến công của tỉnh phải tăng cường quảng bá, giới thiệu, kêu gọi đầu tư cho các dự án đó.

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp giới thiệu các tiềm năng phát triển công nghiệp cũng như chủ trương thu hút đầu tư và chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển cơng nghiệp của tỉnh một cách rộng rãi. Từ đó giúp các nhà đầu tư trong và ngồi nước nắm được thơng tin và nảy sinh kế hoạch tham gia đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Sau nhiều năm kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp, giá trị sản xuất cơng nghiệp có bước phát triển khá, tăng trưởng bình qn 19,5%/năm (năm 1992 là 344,9 tỷ đồng, năm 2011 là 8.137 tỷ đồng), tỷ trọng công nghiệp trong GDP chuyển dịch rõ nét, từ 18,9% lên 48,2% (cơ cấu kinh tế năm 1991: nông nghiệp và thủy sản 61%, công nghiệp 18,9%, dịch vụ 20,1%; đến năm 2011: nông nghiệp và thủy sản 14,1%, cơng nghiệp 48,2%, dịch vụ 37,7%,). Trong đó, sản xuất vật liệu xây dựng đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và xi măng, sắt thép là sản phẩm công nghiệp chủ lực với thị trường ổn định, chất lượng sản phẩm tăng lên đáng kể.

Đến nay, tỉnh Ninh Bình đã chấp nhận đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 451 dự án với tổng nguồn vốn đăng ký đạt 82.180 tỷ đồng. Trong đó: Uỷ ban nhân dân Tỉnh cấp giấy phép cho 257 dự án, tổng vốn đăng ký 40.243,4 tỷ đồng, 210 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đang thực hiện đầu tư; Ban quản lý các khu công nghiệp cấp giấy phép cho 70 dự án, tổng vốn đăng ký 41.483,4 tỷ đồng, 36 dự án đã đi vào sản xuất, 27 dự án đang đầu tư; uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cấp 124 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 453,2 tỷ đồng. Có 27 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (16 dự án trong các khu cơng nghiệp, 11 dự án ngồi các khu cơng nghiệp) với tổng nguồn vốn đăng ký là 14.536 tỷ đồng từ 11 Quốc gia và

vùng lãnh thổ là: Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Singapore, Anh, Hồng Kông, Brunei, Canada, Nhật Bản. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại là 308 dự án với tổng vốn đăng ký 65.482,1 tỷ đồng.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp vẫn là điểm nổi bật về thu hút đầu tư trong giai đoạn này với việc hình thành 6 nhà máy xi măng, tổng cơng suất đạt khoảng 13 triệu tấn/năm (đã có 4 nhà máy sản xuất ổn định) và việc thu hút được các dự án: Nhà máy lắp ráp ô tô Thành Công; Nhà máy Đạm Ninh Bình; Nhà máy sản xuất thép; sản xuất kính ơ tơ, cơ khí sửa chữa, lắp ráp, dịch vụ cảng; công nghiệp may mặc; giày da… Một số cơ sở sản xuất sớm đi vào sản xuất tạo sản phẩm mới, góp phần quan trọng tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn, trong đó nổi bật là Nhà máy cán thép Tam Điệp cơng suất 360 nghìn tấn/năm (đi vào sản xuất năm 2003); Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/năm (năm 2004); Xi măng The Vissai công suất 3,6 triệu tấn/năm (năm 2008); xi măng Hướng Dương công suất 1,8 triệu tấn/năm (năm 2008), xi măng Duyên Hà công suất 2,36 triệu tấn/năm (năm 2009) và mới đây là Nhà máy Đạm Ninh Bình cơng suất 56 vạn tấn/năm (đã đi vào hoạt động tháng 3-2012), khi nhà máy đạm Ninh Bình vận hành ổn định 100% cơng suất, sẽ đáp ứng 25% nhu cầu phân đạm cả nước…

Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải làm tốt một số biện pháp sau:

Một là, công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư phải được tiến hành

thường xuyên liên tục một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet và thông qua các diễn đàn đầu tư, hội thảo, hội chợ...

Trên cơ sở các mục tiêu phát triển mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra, trước bối cảnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, do vậy thu hút nguồn vốn đầu tư ngồi ngân sách Nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng, bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nói chung, phát triển cơng nghiệp nói riêng. Tỉnh cần xác định kêu gọi thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách một cách chọn

lọc, đảm bảo các tiêu chí như: Đóng góp cho tỉnh về thu ngân sách, giải quyết an sinh xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơng nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường...

Đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỉnh cần mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngồi. Xây dựng những chính sách huy động tốt, minh bạch, tạo thuận lợi các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp bao gồm: mặt bằng sản xuất, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư. Các cơ quan xúc tiến đầu tư và các doanh nghiệp của tỉnh cần nỗ lực tìm hiểu, tiếp cận các nhà đầu tư lớn; kết hợp với các bộ, ngành Trung ương hoặc tự tổ chức các hội nghị xúc tiến trong nước và nước ngoài.

Đối với hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): xây dựng và quảng bá rộng rãi danh mục dự án thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trước mắt tập trung vận động nguồn vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch, giảm nghèo… để tạo nền tảng cho sự vận động ODA trong lĩnh vực công nghiệp.

Đối với nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, tỉnh phải tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là các tổ chức hội hữu nghị của Việt Nam để tiếp cận được với các tổ chức phi chính phủ. Tập trung vào các dự án nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển cơng nghiệp nói riêng.

Hai là, thực hiện chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư gắn với đảm

bảo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án và tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Trong những năm tới tỉnh nhà vẫn phải tiếp tục phát huy những lợi thế về vị thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng cơ sở, các tiện ích xã

hội để nhà đầu tư chú ý đặc biệt đến Ninh Bình. Phối hợp với các trung tâm xúc tiến thương mại của các tỉnh để tăng cường quảng bá kêu gọi đầu tư. Đồng thời thực thi chính sách ưu đãi khuyến khích cho đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng đối với các hình thức đầu tư mới, mở rộng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.

Tỉnh phải tạo điều kiện thuận lợi về các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp bao gồm: mặt bằng sản xuất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, sớm hồn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; quan tâm đến nhà đầu tư và xử lý dứt điểm với thời gian nhanh nhất các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư và đăng ký kinh doanh. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư lựa chọn đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT, PPP...v.v.

Ba là, kịp thời phát hiện và xử lý những bật cập trong quá trình xúc tiến

thương mại và kêu gọi đầu tư cho phát triển công nghiệp của tỉnh.

Những năm qua tỉnh Ninh Bình đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có năng lực tốt, quy mơ lớn, nhiều dự án có tính khả thi cao… Trong thời gian tới cần phát hiện và xử lý tốt các vấn đề như: doanh nghiệp đã đầu tư tập trung hay còn dàn trải; các dự án đã thực hiện đúng nội dung, tiến độ đăng ký, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên hay chưa; mức độ ô nhiễm môi trường thế nào; đảm bảo thu nhập của người lao động đã phù hợp chưa; khó khăn vướng mắc trong việc huy động vốn ra sao; chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thế nào.

Quan tâm giải đáp những vấn đề nêu trên thì mới thật sự nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư cho phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w