của tỉnh Ninh Bình
Quan điểm này xác định rõ trình tự, bước đi trong phát triển các ngành công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình là đi từ các ngành có thế mạnh trước, từ đó tạo cơ sở, tiền đề cho phát triển đa dạng các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao hơn trong bước đi tiếp theo. Giống như kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Singapo là đi từ ngành có ưu thế là cơng nghiệp nhẹ, tạo cơ sở phát triển các ngành cơng nghiệp chế tạo, cơ khí, cơng nghiệp kỹ thuật cao sau này.
Việc xác định rõ trình tự, bước đi trong quá trình phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình như trên là quan điểm chỉ đạo phải được thể hiện trong nội dung nghị quyết lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, đến quy hoạch, kế hoạch phát triển cơng nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành của tỉnh Ninh Bình.
Các yêu cầu nhằm quán triệt quan điểm này như sau:
Một là, xác định rõ các ngành cơng nghiệp có thế mạnh của tỉnh hiện
nay là các ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như khai thác đá, sản xuất đá xây dựng các loại, sản xuất ximăng, clanhke, sản xuất phôi thép và thép thành phẩm, sản xuất bê tông tươi và đúc bê tơng thương phẩm, sản xuất phân bón, cơng nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Để đẩy nhanh tốc độ, quy mô, hiệu quả phát triển cơng nghiệp ở Ninh Bình trong những năm tới, cần chú trọng các ngành cơng nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn và có ưu thế trên địa bên địa bàn. Đây là bước đột phá trong phát triển các ngành cơng nghiệp trên địa bàn nói riêng và phát triển tổng thể kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung. Bên cạnh đó, việc tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp có thế mạnh ở Ninh Bình sẽ tạo ra động lực to lớn trong việc nâng cao giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của của các ngành công nghiệp trên địa bàn. Với quy mô phù hợp, hiệu quả sản xuất kinh doanh và doanh thu cao, các ngành cơng nghiệp có ưu thế cạnh tranh ở tỉnh Ninh Bình sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm có giá trị rất lớn. Đây chính là nguồn vốn cho cho việc mở rộng các cơ sở cơng nghiệp hiện có và xây dựng các cơ sở cơng nghiệp mới.
Hai là, trong những năm tới đây, cần tạo ra những điều kiện cho các
khu, cụm và cơ sở cơng nghiệp trong các ngành đang có ưu thế cạnh tranh trên địa bàn phát triển hơn nữa với quy mô sản xuất hợp lý và đổi mới dây chuyên công nghệ. Đồng thời tiếp tục xây dựng mới các cơ sở công nghiệp khai thác chế biến vật liệu xây dựng, sản xuất sắt thép, bê tông các loại và chế biến nông sản, thực phẩm với công nghệ hiện đại. Làm tốt vấn đề này mới
phát huy được các ưu thế, tiềm năng về nguồn khoáng sản, nguyên liệu tại chỗ vô cùng rộng lớn và phong phú của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp trên địa bàn.
Ba là, có lộ trình từng bước phát triển đa dạng các ngành nghề sản xuất
công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế về các sản phẩm cơng nghiệp có thế mạnh của tỉnh tuy rất lớn, nhưng đang có xu hướng bão hồ; mặt khác giá trị gia tăng của các ngành nghề sản xuất công nghiệp có ưu thế lại chưa thực sự cao như kỳ vọng; bên cạnh đó, các ưu thế hiện có về tài ngun khống sản sẽ nhỏ dần. Do đó, việc các cơ sở cơng nghiệp hiện đang có ưu thế cạnh tranh của tỉnh sẽ phải chấp nhận ở quy mô phù hợp nhất. Muốn phát triển cơng nghiệp ở Ninh Bình trong tương lai có hiệu quả cao địi hỏi trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp cần xác định các ngành nghề sản xuất công nghiệp mới như công nghiệp cơ khí, lắp ráp, cơng nghệ thơng tin, điện tử, hoá chất, sản xuất tư liệu sinh hoạt ...v.v.
Dựa trên chủ trương của Đảng về đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế được vận dụng vào lĩnh vực cơng nghiệp. Theo đó, cơng nghiệp phải phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Với đặc thù phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình thì chủ trương đa dạng hố về quy mơ và loại hình sản xuất cơng nghiệp phải gắn với ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ với tư cách là động lực của sự phát triển cơng nghiệp theo chiều sâu
Khuyến khích phát triển cơng nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, nhưng phải có trình độ công nghệ sản xuất tiến tiến, hiện đại, đồng thời phải lựa chọn phát triển một số cơ sở cơng nghiệp có quy mơ lớn. Yêu cầu này nếu được triển khai trong thực tiễn kịp thời thì cơng nghiệp của Tỉnh sẽ phát triển
nhanh, tạo bước chuyển mạnh nền kinh tế của Ninh Bình từ kinh tế thuần nơng sang một nền kinh tế phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sẽ tạo ra một Ninh Bình có diện mạo cơng nghiệp mới tươi sáng hơn hẳn so với thời kỳ mới tách tỉnh. Nếu dự án nhà máy luyện cán thép chất lượng cao công suất 1 triệu tấn phôi thép vuông/năm và 500.000 tấn thép cán hợp kim dự ứng lực/năm, được thực hiện thành công sẽ là một trong những cơ sở cơng nghiệp có trình độ cơng nghệ tự động hóa tiên tiến nhất khu vực Đơng Nam Á, tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường sinh thái... tại tỉnh Ninh Bình. Với hệ thống cơ sở cơng nghiệp quy mơ vừa như đã nêu ở trên có được tại tỉnh Ninh Bình thì tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP của tỉnh không chỉ dừng lại ở con số 49% của năm 2011 nữa.
Đa dạng hố loại hình sản xuất cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình phải là những ngành sản xuất đang có thế mạnh và có tiềm năng, đồng thời hội tụ đủ các yếu tố đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Theo đó, cần tập trung phát triển mạnh sản phẩm cơng nghiệp chủ lực như luyện thép, thép cán, xi măng, ô tô, phân đạm, chế tạo máy nâng hạ hiện đại. Từng bước hình thành các ngành cơng nghiệp mới như sản xuất đồ gỗ, sản xuất kính, sản xuất giày dép, sản xuất phân bón, sản xuất các linh kiện phụ trợ cho ô tô và các sản phẩm tiêu dùng khác. Đó là những ngành có nguồn nguyên liệu chủ động và là những sản phẩm có lợi thế của địa phương từ nhiều nguồn khác nhau.