phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình
* Hạn chế chủ yếu
Tuy cơng nghiệp của Ninh Bình đã có bước phát triển khá, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ không bền vững, biểu hiện cụ thể trên các vấn đề sau:
Thứ nhất, cơ cấu các ngành công nghiệp chưa đa dạng, vững chắc.
Hiện tại mới chỉ tập trung phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp ở sản xuất clanhke và ximăng cùng với sản xuất phôi thép và thép các loại. Tỷ trọng công nghiệp gia công, lắp ráp vẫn là chủ yếu, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển; tốc độ đổi mới công nghệ chưa cao. Nhiều lĩnh vực công nghiệp khác quy mơ hoạt động cịn nhỏ, manh mún, dẫn tới thị trường và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm cơng nghiệp cịn yếu. Tỷ trọng cơng nghiệp cơ khí, chế tạo, cơng nghiệp sạch cịn thấp và chưa có định hướng rõ để thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngồi.
Thứ hai, trình độ khoa học - cơng nghệ nhìn chung chưa cao.
Đặc biệt thể hiện rõ ở các dây chuyền sản xuất xi măng của các công ty tư nhân, do họ có ít vốn, lại muốn quay vịng vốn, khấu hao máy móc nhanh, sớm thu lợi nhuận. Với nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất clanhke, ximăng rẻ tiền của Trung Quốc vừa kém hiện đại, lại hay trục trặc phải dừng vận hành để sửa chữa...
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng khá nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm
năng của Tỉnh, sự phát triển này chưa thật vững chắc.
Việc tận dụng những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh chưa đạt hiệu quả như mong muốn, điều này dẫn đến sức phát triển của ngành công nghiệp chưa đạt sức tối đa, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành cơng nghiệp cịn chậm chạp, thành phần kinh tế quốc doanh chưa thể hiện là sức mạnh đầu tàu nắm giữ các ngành công nghiệp chủ chốt, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất. Chi phí sản xuất có giảm nhưng vẫn cao đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên thị trường. Điều này được thể hiện qua giá trị sản xuất tăng nhưng giá trị gia tăng lại tăng không nhiều. Việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi cịn nhiều hạn chế. Việc xây dựng và điều chỉnh bổ sung quy hoạch chưa kịp thời, quản lý thực hiện còn nhiều hạn chế, thiếu sự chặt chẽ và hiệu quả. Các dịch vụ cần thiết cho phát triển công nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ như hệ thống ngân hàng, xúc tiến thương mại.
Thứ tư, thị trường của các sản phẩm cơng nghiệp của Tỉnh cịn nhỏ bé.
Thị trường của các sản phẩm cơng nghiệp cịn nhỏ hẹp cả về thị trường trong nước và thị trường quốc tế, điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường. Với lợi thế của Tỉnh là điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân công dồi dào tạo điều kiện để hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại. Tỉnh cần phải đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tỉnh nâng cao trình độ khoa học - cơng nghệ trong q trình sản xuất.
Thứ năm, các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ mới chỉ sơ khai, thậm chí hiện nay vẫn chưa có chiến lược tổng thể phát triển ngành cơng nghiệp này, do đó
sản xuất của một số ngành cơng nghiệp của Tỉnh cịn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và giá trị gia tăng của ngành tuy có tăng nhưng với tốc độ thấp. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho q trình sản xuất cơng nghiệp, làm cho giá trị gia tăng của ngành thấp và sản xuất chưa thật sự ổn định.
Thứ sáu, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và làm ảnh hưởng xấu tới
cảnh quan du lịch.
Sự tăng trưởng của công nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng kéo theo nó là các vấn đề về mơi trường. Hiện nay các khu công nghiệp của Tỉnh đều chưa xử lý được nước thải và chất thải, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh. Một số loại chất thải độc hại phát sinh từ q trình sản xuất cơng nghiệp chưa được xử lý. Hiện nay, lượng chất thải chưa lớn, tỷ lệ chất độc còn thấp nhưng trong thời gian tới khi quy mơ cơng nghiệp ngày càng mở rộng, thì lượng chất thải sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
Biểu hiện rõ nét nhất là ở công nghiệp khai thác và chế biến đá xây dựng; sản xuất clanhke, ximăng; luyện và cán thép. Do các dây chuyền công nghệ này lạc hậu, cơng nghệ xử lý chất thải, khói bụi... rất yếu kém. Bên cạnh đó là việc các doanh nghiệp né tránh xử lý chất thải công nghiệp để hạn chế chí phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Thậm chí có doanh nghiệp cịn lợi dụng đêm tối xả trộm khói bụi ra mơi trường....
* Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp.
Quy mơ nền kinh tế nhỏ; trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn bất cập; các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư còn rất hạn chế. Trước khi tái lập Tỉnh (năm 1991), cơ sở vật chất trên địa bàn Tỉnh rất ít được đầu tư, do không phải là trung tâm của tỉnh Hà Nam Ninh. Thêm vào đó, tỉnh Ninh Bình được tái lập trong điều kiện hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và Đơng Âu sụp đổ, tình hình kinh tế - xã hội trong nước hết sức khó khăn, do đó cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong những năm 1990 - 2000, cơ bản chưa được kiến thiết nhiều.
Thứ hai, thị trường của các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnh
khơng ổn định, có những thời điểm đã bão hồ.
Sản phẩm cơng nghiệp chính của Tỉnh hiện nay và trong vài năm tới vẫn là xi măng và thép xây dựng, phụ thuộc rất lớn vào thị trường xây dựng, bất động sản, trong khi hai thị trường này đang trầm lắng, nhu cầu về xi măng và thép xây dựng giảm rõ rệt, nếu có phục hồi cũng khó ổn định. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công nghiệp xi măng và thép xây dựng của Tỉnh nói riêng và tồn bộ các ngành cơng nghiệp của Tỉnh nói chung.
Thứ ba, sự cạnh tranh của các địa phương khác và nước ngoài về các
sản phẩm tương đồng rất gay gắt.
Điển hình như đối với sản phẩm cơng nghiệp chủ đạo của Tỉnh là sản xuất clanhke và xi măng luôn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành của các tỉnh lân cận. Trong khi sản lượng xi măng của các nhà máy trên toàn quốc rất lớn (xấp xỉ gấp 10 lần sản lượng xi măng của Ninh Bình), bên cạnh đó là xi măng Trung Quốc... Do đó, thị trường xi măng có nhiều thời điểm đã bão hồ, thậm chí ế đọng rất lớn.
Thứ tư, nhiều nhà đầu tư chưa nắm được thông tin và chưa chú ý tới
việc đầu tư vào quá trình phát triển cơng nghiệp của tỉnh.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, công tác xây dựng hồn thiện các quy hoạch, kế hoạch phát
triển cơng nghiệp của Tỉnh chưa theo kịp yêu cầu.
Điển hình là đến nay, tỉnh vẫn chưa hoàn thành Quy hoạch phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, trong khi kế hoạch đặt ra là phải hoàn thiện Quy hoạch phát triển cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 ngay trong năm 2011. Bên cạnh đó, chất lượng, tính khoa học, hợp lý của các kế hoạch, quy hoạch phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình từ trước tới nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Thứ hai, công tác xúc tiến thương mại và kêu gọi, thu hút đầu tư chưa
thường xuyên liên tục và rộng rãi.
Các hội nghị, hội thảo, chương trình xúc tiến đầu tư phát triển cơng nghiệp được tổ chức trên địa bàn Tỉnh vẫn cịn ít. Việc tham gia giới thiệu cơ hội đầu tư,
tiềm năng phát triển cơng nghiệp của Tỉnh ra bên ngồi tỉnh vẫn chưa thường xuyên và hiệu quả thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh.
Thứ ba, chưa phát huy hết các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và kinh
tế - xã hội của Tỉnh.
Ninh Bình là tỉnh có rất nhiều tiềm năng về phát triển cơng nghiệp như nguồn tài ngun chi phí thấp tại chỗ vô cùng dồi dào, hệ thống giao thông vận tải rộng khắp, nguồn cung cấp lao động tại chỗ vô cùng lớn, mặt bằng phát triển công nghiệp rộng lớn, thuận lợi với nền đất cứng, địa chất ổn định... nhưng tỉnh vẫn chưa trở thành một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp xứng đáng với tiềm năng, lợi thế vốn có của mình.
Thứ tư, sự nỗ lực vươn lên của một số doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp trên địa bàn Tỉnh cịn hạn chế.
Tính tích cực, chủ động khắc phục khó khăn và nỗ lực vươn lên mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh cịn hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp cơng nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, mới chỉ chiếm được tỷ trọng 25% trong tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh.
* Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua
Thứ nhất, yêu cầu hồn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cơng
nghiệp để định hướng cho phát triển công nghiệp của tỉnh đặt ra hết sức cấp bách trong khi tiến độ khảo sát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội vẫn cịn chậm và tính khoa học, hợp lý của các quy hoạch, kế hoạch chưa cao.
Thứ hai, tiềm năng của các ngành cơng nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên
địa bàn như công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp luyện và cán thép, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất phân bón... là rất lớn trong khi thực tế hiện nay quy mô, số lượng, chất lượng và năng lực cạnh tranh của các cơ sở cơng nghiệp ở Tỉnh cịn tương đối thấp.
Thứ ba, yêu cầu xây dựng một cơ cấu công nghiệp đa dạng, bền vững
tập trung chủ yếu vào công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong khi các sản phẩm vật liệu xây dựng có giá trị tăng thêm khơng thực sự cao.
Thứ tư, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, tiềm năng
phát triển công nghiệp và kêu gọi đầu tư của Tỉnh đối với lĩnh vực phát triển công nghiệp trên địa bàn chưa thật sự được tiến hành thường xuyên liên tục và có hiệu quả. Nhiều dự án đăng ký đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn chưa được thực hiện đúng tiến độ. Thực tế trên đòi hỏi trong những năm tới các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng có liên quan phải tăng cường đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư và theo dõi, đôn đốc các dự án phát triển công nghiệp thực hiện đúng tiến độ đã đăng ký.
*
* *
Q trình phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, thực sự trở thành động lực chủ yếu trong thúc đẩy tồn bộ q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Qua đó, bước đầu chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh. Các ngành công nghiệp của tỉnh đã chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh, góp phần chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh từ tỉnh thuần nơng sang tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ tương đối phát triển so với các tỉnh ở Đồng bằng Sơng Hồng nói riêng và cả nước nói chung.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của Tỉnh, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như tiến độ xây dựng, hồn thiện và tính khoa học, hợp lý của các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra; cơ cấu ngành công nghiệp chưa thật sự đa dạng, vững chắc và hiệu quả; tính đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, lộ trình, bước đi trong phát triển cơng nghiệp trên địa bàn Tỉnh chưa cao; hiệu lực và hiệu quả quản lý q trình phát triển cơng nghiệp của các cấp chính quyền có thời điểm và lĩnh vực cịn thấp...
Để đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình địi hỏi phải dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơng nghiệp của Tỉnh, từ đó đề ra các quan điểm và giải pháp phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình mang tính khoa học và hiệu quả cao.
Chương 2