* Thành tựu chủ yếu
Kể từ khi tái lập tỉnh Ninh Bình (năm 1991) đến nay, tỉnh đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất nhanh chóng, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay. Từ một tỉnh cơ bản thuần nông, đến nay tỉnh đã xây dựng được một cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại, hợp lý và hiệu quả, trong đó có vai trị nịng cốt của ngành công nghiệp. Các thành tựu chủ yếu trong quá trình phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình có thể khái qt trên các mặt cụ thể sau:
Thứ nhất, tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình ln đạt mức cao và liên tục trong nhiều năm qua:
Sau nhiều năm kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp, giá trị sản xuất cơng nghiệp có bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1992 - 2011 của tỉnh đạt 20,5%/năm.
Tốc độ phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Nếu trung bình cả giai đoạn 1992 - 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cơng nghiệp bình qn hàng năm của tồn tỉnh là 20,5%/năm thì trong đó, bình qn mỗi năm giai đoạn 1992 - 1995 đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cơng nghiệp bình qn hàng năm là 7,1%/năm, giai đoạn 1996 - 2000 đạt 18,3%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 26,8%/năm, và giai đoạn 2006 - 2011 đạt 27,1%/năm.
Như vậy, tỉnh Ninh Bình đã đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp rất cao và liên tục trong khoảng thời gian dài. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh không những giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước mà cịn ln cao hơn rất nhiều so với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sơng Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Đây chính là một thành tựu nổi bật trong phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình, khẳng định một cách sinh động và đầy sức thuyết phục trong thực tiễn về tiềm năng to lớn trong phát triển công nghiệp của tỉnh nhà.
Thứ hai, quy mô các ngành cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình được mở
rộng nhanh chóng qua các năm:
Được tạo tiền đề từ tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm, quy mơ của các ngành cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình đã được mở rộng nhanh chóng. Tỷ trọng các ngành cơng nghiệp trong GDP tồn tỉnh tăng từ 18,9% năm 1991, lên 48,2% năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình năm 2011 đạt 12.826,6 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng gấp 42 lần so với năm 1991.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư thơng thống, tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai xây dựng 5 khu công nghiệp: Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp, Khánh Cư và Phúc Sơn. Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp Gián Khẩu đạt 100%; Khánh Phú đạt 95,4%; Tam Điệp đạt 51,5%. Đến hết năm 2011, tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực là 65 dự án, với số vốn đăng ký là 39.864, 2 tỉ đồng; có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 358,48 triệu USD, có 02 dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp với số vốn đăng ký 1.242 tỉ đồng; đăng ký sử dụng 29.458 lao động; tổng diện tích đất cho thuê là 436,4 ha. Các dự án trong khu cơng nghiệp đang
duy trì sản xuất ổn định, đóng góp lớn vào tăng trưởng giá trị sản xuất cơng nghiệp của tỉnh trong nhiều năm qua.
Bên cạnh các cơ sở, nhà máy, cơng ty, xí nghiệp cơng nghiệp riêng lẻ được xây dựng trong thời gian trước kia, tỉnh Ninh Bình đã lập quy hoạch, kế hoạch và từng bước xây dựng, phát triển được 7 khu công nghiệp và 6 cụm công nghiệp tập trung mới như:
Khu công nghiệp Khánh Phú (thuộc xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình và xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh). Tổng diện tích đất phát triển là 334ha (giai đoạn I: 171,16ha, giai đoạn II: 168ha), trong đó đất xây dựng nhà máy là 231,54ha. Các loại hình sản xuất chủ yếu: phân đạm 56 vạn tấn/năm, than (sàng tuyển) 300.000 tấn/năm; bốc dỡ hàng hoá 1,1 triệu tấn/năm; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.
Khu cơng nghiệp Tam Điệp (thuộc xã Quang Sơn và một phần thuộc phường Tây Sơn, thị xã Tam Điệp). Diện tích 450ha (giai đoạn I: 200ha, giai đoạn II: 250 ha), trong đó đất xây dựng nhà máy là 228,3ha. Dự kiến bố trí cơng nghiệp chế biến nơng sản, thực phẩm, may mặc, giầy da, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử và công nghiệp sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng khác.
Khu công nghiệp Gián Khẩu (thuộc địa bàn các xã Gia Trấn, Gia Tân,
Gia Xuân, Gia Thanh, Gia Lập, huyện Gia Viễn). Tổng diện tích là 262ha. Đây là khu công nghiệp đa ngành như dệt may; cơ khí sản xuất, lắp ráp; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, lắp ráp điện tử.
Khu công nghiệp Khánh Cư (thuộc các xã Khánh Cư, Khánh Hải, huyện Yên Khánh). Tổng diện tích 170 ha, tập trung phát triển cơng nghiệp chế tạo và sản xuất thiết bị, phụ tùng vận tải, gồm các ngành nghề chủ yếu: cơ khí chế tạo, lắp máy; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí đóng tàu và dịch vụ cảng.
Khu cơng nghiệp Xích Thổ (thuộc xã Xích Thổ, huyện Nho Quan). Tập trung sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm sản xuất phụ gia công nghiệp; vật liệu xây dựng; chế biến đồ gỗ; cơ khí chế tạo, lắp máy.
Khu cơng nghiệp Phúc Sơn (thuộc phường Ninh Sơn và xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình). Tổng diện tích 145ha, là khu cơng nghiệp sạch với sản phẩm may mặc, lắp ráp điện tử, dụng cụ đo lường và sản xuất phần mềm. Được thành lập trên cơ sở cụm công nghiệp Phúc Sơn đã được quy hoạch, thu hồi đất và xây dựng một phần cơ sở hạ tầng, có các điều kiện về kinh tế, xã hội rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
Khu công nghiệp Sơn Hà (thuộc địa bàn xã Sơn Hà và xã Quảng Lạc huyện Nho Quan). Tổng diện tích 300ha là khu công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; thức ăn gia súc; may mặc; sản xuất vật liệu xây dựng.
Cụm công nghiệp Đồng Hướng (thuộc xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn). Tổng diện tích 100ha, giao thơng thuỷ, bộ thuận lợi, gần nhiều làng nghề. Các yếu tố hạ tầng khác như cấp điện, cấp nước, bưu chính, viễn thơng… đã có sẵn và khá đồng bộ.
Cụm cơng nghiệp Bình Minh (thuộc thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn), là đất bãi bồi ven biển. Giao thông thuỷ, bộ thuận lợi, điện, nước, thơng tin tốt và gần khu ngun liệu (cói, thuỷ sản).
Cụm công nghiệp Yên Mô (cạnh đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hố, thuộc 2 huyện n Khánh và n Mơ). Tổng diện tích đất phát triển 300ha. Đây là cụm công nghiệp giáp đường cao tốc, thuận lợi về giao thơng, vận chuyển hàng hố tập trung các ngành cơ khí chế tạo máy, cơng nghiệp chế biến nơng sản thực phẩm; chế biến thức ăn gia súc, may mặc.
Cụm công nghiệp Đồng Phong (thuộc xã Đồng Phong, huyện Nho Quan). Tổng diện tích là 150 ha: chế biến nông lâm sản, cơ sở sửa chữa cơ khí; chế biến lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc; may mặc.
Cụm Công nghiệp Mai Sơn (thuộc huyện n Mơ). Tổng diện tích đất phát triển 50ha, bố trí các loại hình cơng nghiệp may mặc, hàng tiêu dùng, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm, dịch vụ, sửa chữa cơ khí, lắp máy...
Cụm Cơng nghiệp Khánh Nhạc (huyện n Khánh). Tổng diện tích 30 ha, bố trí sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ nơng nghiệp; các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm.
Như vậy, các ngành cơng nghiệp ở Ninh Bình đã phát triển nhảy vọt về quy mơ, tính cả về giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tài sản công nghiệp, quy mô các cơ sở, khu, cụm cơng nghiệp, diện tích mặt bằng nhà xưởng, số lượng công nhân... Nếu trong những năm tới, tỉnh Ninh Bình phát huy tốt quy mơ cơng nghiệp hiện có, đồng thời lấp đầy diện tích các cơ sở, khu, cụm cơng nghiệp đã được quy hoạch như đã thống kê ở trên thì q trình phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình sẽ thực sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng cả về số lượng, cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp và nâng cao được vị thế cũng như năng lực cạnh tranh về công nghiệp của tỉnh nhà.
Thứ ba, sự phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình đã đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với tốc độ tăng trưởng cao và quy mơ được mở rộng nhanh chóng, cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, tỷ trọng cơng nghiệp chuyển dịch rõ nét, từ chỗ chỉ chiếm 18,9% trong GDP toàn tỉnh năm 1991 lên 48,2% năm 2011, đã làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình.
Theo số liệu của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình, khu vực cơng nghiệp ngồi Nhà nước đã trở thành khu vực đóng góp chủ yếu vào giá trị sản xuất của ngành, chiếm tới trên 75%. Đây là thành công bước đầu trong việc huy động các nguồn lực tổng hợp của các thành phần kinh tế cho công cuộc phát triển công nghiệp của tỉnh. Trong khi các tỉnh và thành phố khác trong cả nước chưa huy động tốt sự tham gia đầu tư, phát triển công nghiệp từ các thành phần kinh tế ngồi nhà nước, phải trơng chờ vào nguồn vốn đầu tư cơng cho phát triển cơng nghiệp, thì thành cơng trong huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế ngồi nhà nước của tỉnh Ninh Bình là hết sức đáng quý,
đáng để các tỉnh và thành phố khác học hỏi và nhân rộng mơ hình này. Từ đó góp phần giảm thiểu nguy cơ tăng gánh nặng nợ cơng và tình trạng đầu tư công kém hiệu quả ở nước ta hiện nay.
Thứ tư, Tỉnh đã xây dựng được một số ngành cơng nghiệp mũi nhọn
có ưu thế cạnh tranh cao như công nghiệp sản xuất clanhke, ximăng, gạch, đá, phôi thép, thép xây dựng, phân bón…
Những năm qua Ninh Bình đã thực hiện khá tốt mục tiêu huy động nguồn lực ưu tiên phát triển công nghiệp theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh. Trong đó xác định cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh với hai sản phẩm công nghiệp chủ lực là xi măng, clanhke và phôi thép cùng với thép xây dựng các loại. Năm 2010, sản lượng xi măng và clanhke của toàn tỉnh đạt 8,4 triệu tấn (chiếm khoảng 10% sản lượng xi măng của cả nước). Trong đó: cơng ty xi măng The Vissai 3,6 triệu tấn, công ty xi măng Tam Điệp 1,4 triệu tấn, công ty xi măng Duyên Hà 2,0 triệu tấn, công ty xi măng Hướng Dương 1,4 triệu tấn. Sản lượng gạch đất nung của tỉnh cũng rất lớn, đạt 650 triệu viên/năm.
Sản lượng thép xây dựng toàn tỉnh hiện nay đã đạt 200 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên trong những năm tới sản lượng phôi thép và thép xây dựng của tỉnh sẽ có bước tăng trưởng đột phá lên hơn 1.700.000 tấn/năm khi nhà máy luyện cán thép chất lượng cao tại tỉnh Ninh Bình cơng suất 1 triệu tấn phôi thép vuông/năm và 500.000 tấn thép cán hợp kim dự ứng lực/năm do Công ty Trách nhiệm hữu hạn cán thép Tam Điệp làm chủ đầu tư, phía đối tác nước ngồi là Tập đồn thép Kyoei (đã được khởi cơng từ tháng 3/2012) đi vào hoạt động. Đến khi đó, sản phẩm phơi thép và thép xây dựng các loại của công nghiệp tỉnh nhà sẽ chiếm thị phần rất lớn trong thị trường thép Việt Nam, đưa Ninh Bình trở thành địa phương sản xuất thép chủ lực của cả nước. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã đưa vào sản xuất nhà máy Đạm Ninh Bình với cơng suất 56 vạn tấn/năm, là một trong hai nhà máy sản xuất phân đạm lớn
nhất miền Bắc, cùng với nhà máy Phân đạm Hà Bắc đảm bảo đáp ứng toàn bộ nhu cầu sử dụng phân đạm của ngành Nơng nghiệp tồn miền Bắc, thay thế hoàn toàn lượng phân đạm phải nhập khẩu. Phân đạm là một sản phẩm công nghiệp chủ lực mới của các ngành cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Việc thu hút, ưu tiên và hình thành các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực của tỉnh nhà với các sản phẩm xi măng, clanhke, phơi thép, thép xây dựng, phân bón... là thành cơng bước đầu trong quá trình phát huy lợi thế và đầu tư có trọng tâm vào các ngành cơng nghiệp mũi nhọn có ưu thế cạnh tranh cao của tỉnh Ninh Bình. Các ngành cơng nghiệp mũi nhọn này vẫn sẽ giữ vai trị trụ cột trong tồn bộ q trình phát triển các ngành cơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong những năm tới, đồng thời tạo điều kiện tiền đề hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm tổ chức, quản lý, và cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các ngành công nghiệp mới trong bước đi tiếp theo của nền công nghiệp tỉnh nhà.
Thứ năm, cơ cấu các ngành cụ thể trong cơng nghiệp có sự chuyển dịch
theo hướng bước đầu đa dạng hố các ngành nghề cơng nghiệp của tỉnh.
Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là sản xuất vât liệu xây dựng, tỉnh Ninh Bình đã bước đầu phát triển đa dạng hố các ngành nghề công nghiệp trên địa bàn như:
Về sản phẩm mới trong lĩnh vực cơng nghiệp, Ninh Bình là một trong những địa phương sớm đi vào nghiên cứu và sản xuất thép chất lượng cao. Dự án nhà máy luyện cán thép chất lượng cao tại tỉnh Ninh Bình cơng suất 1 triệu tấn phôi thép vuông/năm và 500.000 tấn thép cán hợp kim dự ứng lực/năm do Công ty Trách nhiệm hữu hạn cán thép Tam Điệp làm chủ đầu tư, có tổng số vốn lên tới 218 triệu USD (tương đương 4.578 tỷ đồng) được khởi công từ tháng 3/2012 tại khu công nghiệp Khánh Phú (huyện Yên Khánh). Đây là Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao tại tỉnh Ninh Bình được xây dựng với cơng nghệ tự động hóa tiên tiến nhất khu vực Đơng Nam Á, tiết kiệm điện, thân thiện với mơi trường sinh thái.
Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung của tỉnh Ninh Bình cũng khơng ngừng nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm mới. Thời gian qua, Xí nghiệp đã nghiên cứu và sản xuất được máy nâng hạ hiện đại nhất Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc phát triển những ngành cơng nghiệp khác của đất nước. Xí nghiệp đã cung cấp hàng chục thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn và rất lớn, phục vụ các cơng trình trọng điểm của Quốc gia như: Thủy điện Sơn La, Sê San; các nhà máy đóng tàu, thay thế các sản phẩm nhập ngoại, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Vừa qua, Ninh Bình cũng có thêm một sản phẩm mới, đó là lắp ráp ơ tơ. Nhà máy này tuy mới đi vào hoạt động, nhưng cũng góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương. Nhà máy này cũng đang cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn từng bước nội địa hóa một số sản phẩm phục vụ cho quá trình tự nghiên cứu và sản xuất ơ tơ.
Ngồi ra, Ninh Bình cũng có nhiều cơ sở cơng nghiệp khác như sản xuất kính, sản xuất các linh kiện phụ trợ cho ơ tơ, sản xuất giày… Tiếp đó, sản xuất phân bón cũng là thế mạnh của cơng nghiệp Ninh Bình. Vừa qua Ninh Bình đã cùng với Tập đồn Hóa chất Việt Nam đầu tư xây dựng Nhà máy Đạm Ninh Bình, cuối tháng 3/2012, Nhà máy đã cho ra dịng sản phẩm