Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 42)

kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Từ khi có quyết định truy tố bị can của Viện kiểm sát, quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án, vụ án được đưa ra xét xét xử công khai cho tới khi

xét xử xong là quá trình Tòa án thực hiện công tác xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát xét xử sơ thẩm. Có thể chia thành ba giai đoạn kiểm sát đó là trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa và sau khi phiên tòa hình sự sơ thẩm kết thúc.

- Trước khi mở phiên tòa

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ngoài chức năng thực hành quyền công tố Viện kiểm sát còn thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp được thể hiện cụ thể tại Điều 14 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự có quy định:

Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án về thẩm quyền xét xử; về việc chuyển vụ án; về thời gian chuẩn bị xét xử; về việc ra các quyết định: Quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án và việc giao các quyết định này theo Điều 182 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì báo cáo lãnh đạo Viện kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục hoặc kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự [49, tr. 96].

Đối tượng của kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự: "Là sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử theo thủ tục sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân và những người tham gia tố tụng xét xử" [42, tr. 28].

Về phạm vi kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự: "Bắt đầu từ khi hồ sơ vụ án và quyết định truy tố được gửi đến Tòa án, kết thúc khi vụ án được xét xử đã có bản án, quyết định thẩm có hiệu lực không bị kháng cáo, kháng nghị" [42, tr. 30].

Như vậy, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Viện kiểm sát có chức năng chính sau:

+ Kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác.

Điều 177 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn do Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án quyết định. Thời hạn tạm giam không quá thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với trường hợp đến ngày mở phiên tòa mà lệnh tạm giam đã hết và xét thấy cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị cáo để hoàn thành việc xét xử thì Tòa án có thể tiếp tục ra lệnh tạm giam cho đến khi phiên tòa kết thúc. Ngoài ra Viện kiểm sát còn kiểm sát chặt chẽ các quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nó liên quan trực tiếp đến quyền cơ bản của bị cáo.

+ Kiểm sát việc chấp hành pháp luật của Tòa án về thời hạn chuẩn bị xét xử.

Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với tội phạm ít nghiêm trọng là không quá ba mươi ngày, đối với tội phạm nghiêm trọng là bốn mươi lăm ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng là hai tháng và đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là ba tháng kể từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án, tuy nhiên tùy vào tính chất phức tạp của vụ án Chánh án Tòa án có thể gia hạn thêm. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì Tòa án phải ra một trong các quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp này Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ việc ra các quyết định trên về tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định trên, nếu là quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì căn cứ, lý do nào để trả. Nếu là quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát cũng phải kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định đó. Còn

nếu là quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì trong thời hạn mười năm ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án phải mở phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự, (trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài thêm nhưng không quá ba mươi ngày).

+ Kiểm sát nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án. Đây là công việc đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến kết quả của quá trình giải quyết vụ án. Nếu như kiểm sát chặt chẽ được nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử phải thể hiện đầy đủ các yếu tố cơ bản như: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo; tội danh và điều khoản của Bộ luật Hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi phạm tội của bị cáo; ngày giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa; vụ án được xét xử công khai hay xử kín; họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên những người được triệu tập đến để xét hỏi tại phiên tòa; vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa (có thể dự kiến thành phần Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên dự khuyết). Thông qua việc kiểm sát quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án, Viện kiểm sát có thể kiểm sát được thành phần của Hội đồng xét xử có đúng các quy định tố tụng không vì đối chiếu với các quy định tại Điều 185, 307 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Hội đồng xét xử gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm Trường hợp xét xử bị cáo theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình là vụ án nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Nếu bị cáo là người chưa thành niên thì thành phần của Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Cũng căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án để Viện kiểm sát phát hiện xem thành phần của Hội đồng xét xử có đúng các quy định của pháp luật không, có rơi vào một trong các trường hợp mà theo quy định tại Điều 46, 47 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký

Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng tụng hoặc bị thay đổi hay không? hoặc có sai, sót về thông tin của bị cáo hay không? để Viện kiểm sát còn kịp thời kiến nghị với Tòa án để khắc phục, hủy bỏ các sai phạm, thiếu sót của quyết định đưa vụ án ra xét xử đó. Đặc biệt Viện kiểm sát cần xem xét tính có căn cứ trong việc đưa ra các chứng cứ, tội danh và điều khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố có trùng khớp với tội danh, điều khoản của Bộ luật Hình sự trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không vì có liên quan đến giới hạn xét xử của Tòa án.

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giao các quyết định tố tụng của Tòa án.

Để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa của ho thì chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa đó là để tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa và có thể đề xuất với Tòa án những vấn đề cần giải quyết ngay như xuất trình thêm các chứng cứ cần được đưa ra xem xét, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; triệu tập thêm những người cần xét hỏi đến phiên tòa. Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại Điều 187 khoản 2 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Tòa án phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản cáo trạng cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo, đồng thời phải niêm yết quyết định đưa vụ án ra xét xử tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn là nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.

Trong trường hợp Tòa án phải giao các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án của Tòa án cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Việc giao các quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án cho bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo để họ biết về vụ án đã được đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, nếu họ không đồng ý thì họ có quyền kháng cáo các quyết định lên Tòa án cấp trên.

Đối với quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, Tòa án phải gửi ngay cho bị can, bị cáo và trại tạm giam nơi mà bị can, bị cáo đang bị tạm giam để thực hiện. Đồng thời các quyết định trên phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc ra quyết định đó.

Như vậy để thực hiện tốt việc bảo vệ các quyền bào chữa, quyền kháng cáo của bị can, bị cáo nên Viện kiểm sát phải kiểm sát việc ra các quyết định tố tụng của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự.

+ Kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án. Đối với quyết định tạm đình chỉ vụ án thì phải đối chiếu với các căn cứ được quy định tại Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự, thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án có đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành hay không; nếu là quyết định đình chỉ vụ án theo Điều 180 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định Tòa án chỉ được đình chỉ vụ án trong trường hợp người có yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Đó là những nội dung của việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án mà chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn này phải thực hiện để bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

-Tại phiên tòa sơ thẩm

Tại phiên tòa sơ thẩm, ngoài chức năng thực hành quyền công tố Viện kiểm sát còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác nhằm bảo đảm cho việc xét xử được công minh, đúng pháp luật, đảm bảo tốt các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

Căn cứ Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Điều 20 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự:

Kiểm sát viên phải kiểm kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, thư ký Tòa án và những

người tham gia tố tụng khác ngay từ khi bắt đầu phiên tòa đến khi kết thúc phiên tòa, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, bảo đảm cho việc xét xử được công minh, đúng pháp luật [48, tr. 100].

Trong trường hợp bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng; người bào chữa vắng mặt theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc người tham gia tố tụng khác vắng mặt sẽ gây trở ngại cho việc xét xử vụ án hoặc có các lý do khác để hoãn phiên tòa thì Kiểm sát viên phải đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Như vậy, Viện kiểm sát có quyền kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp về thành phần của Hội đồng xét xử, tư cách của những người tham gia tố tụng thông qua việc nghe chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, nghe thư ký Tòa án báo cáo danh sách có mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa. Đồng thời kiểm sát việc kiểm tra căn cước của những người tham gia tố tụng, kiểm sát việc giải thích các quyền và nghĩa vụ của những người này để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Trên cơ sở đó xem xét sự vắng mặt của những người tham gia tố tụng có thuộc trường hợp phải hoãn phiên tòa hay không. Ngoài ra trong giai đoạn này Viện kiểm sát còn phải kiểm tra việc giao nhận các quyết định đưa vụ án ra xét xử có đúng thời hạn quy định hay không. Nếu yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi người tham gia tố tụng thì đại diện Viện kiểm sát kiểm sát tại phiên tòa cần có ý kiến về việc thay đổi đó để đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi thành viên hoặc hoãn phiên tòa. Ngoài ra ở giai đoạn này Viện kiểm sát còn kiểm sát việc Hội đồng xét xử bảo đảm quyền yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng hoặc quyền đưa thêm các chứng cứ khác có liên quan đến vụ án để xem xét tại phiên tòa của những người tham gia tố tụng và việc bảo đảm thực hiện các quyền đó của họ.

Viện kiểm sát kiểm sát việc xét hỏi tại phiên tòa. Căn cứ theo Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự thì vụ án phải được xét xử trực tiếp, bằng lời nói và

liên tục, việc xét xử phải trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá và tranh luận công khai tại phiên tòa. Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá và tranh luận công khai tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải xác định những tình tiết của vụ án, xem xét một cách đầy đủ, khách quan mọi chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ vụ án và chứng cứ, tài liệu mới được đưa ra tại phiên tòa. Qua công tác kiểm sát đó để xem xét việc chấp hành pháp luật của Tòa án kiểm sát việc đánh giá chứng cứ của Tòa án có toàn diện, khách quan hay không, việc xét xử của Tòa án có liên tục hay không (có nghĩa là việc xét xử của Tòa án phải được tiến hành một cách liên tục từ khi bắt đầu đến khi tuyên án, trừ thời gian nghỉ như nghỉ ngày lễ, nghỉ qua đêm, ngày chủ nhật, hoặc lý do khác. Trong thời gian đang xét xử vụ án này thành phần của Hội đồng xét xử không được tham gia xét xử vụ án khác. Ngoài ra Viện kiểm sát còn phải kiểm sát việc chấp hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về giới hạn xét xử tại phiên tòa sơ thẩm được quy định trong Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự: Tòa án chỉ được xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Việc kiểm sát chặt chẽ quy định này nhằm bảo đảm cho bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của mình. Khi kiểm sát xét xử tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát cần nắm rõ

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)