của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Trong những năm qua, kể từ khi triển khai Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2002, Bộ luật Tố tụng hình sự và Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự và thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp do đó công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử đã có nhiều chuyển biến. Chất lượng công tác kiểm sát xét xử được thể hiện ở hai mặt: Vừa đẩy mạnh tốc độ giải quyết án, vừa hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng án oan sai, để lọt tội phạm, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử. Trong 5 năm từ năm 2005 đến năm 2010, "Viện kiểm sát các cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm là: 346057 vụ trên tổng số 365620 vụ, đạt 94,6%" [51], đến nay đã cơ bản khắc phục được tình trạng án để quá thời hạn và kéo dài như trước đây.
Viện kiểm sát đã phối hợp với Tòa án tổ chức nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm; chọn Kiểm sát viên có năng lực và kinh nghiệm để tham gia phiên tòa xét xử những vụ án lớn, phức tạp. Nhìn chung, trình độ, năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên có tiến bộ rõ rệt, Kiểm sát viên nắm chắc hồ sơ vụ án, chất lượng tham gia thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa được nâng lên, bảo vệ được quyết định truy tố, góp phần để Tòa án ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật [51].
Do vậy Kiểm sát viên đã phối hợp với Tòa án tiến hành xét xử lưu động nhiều vụ án nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng về chống tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội, ma túy. Các thao tác nghiệp vụ đã được chú trọng, đi vào nề nếp, góp phần đảm bảo chất lượng các vụ án đã truy tố. Tại phiên tòa Kiểm sát viên đã cố gắng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách đầy đủ nên có tác dụng nên có tác dụng giúp Tòa án ra các bản án đúng các quy định của pháp luật và có căn cứ.
Trong việc ban hành các quyết định kháng nghị phúc thẩm, kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng khắc phục các sai sót là nguyên nhân của tội phạm để có hướng khắc phục kịp thời. Cụ thể trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác được thực hiện đồng bộ và triệt để hơn nên đã hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Chất lượng Kiểm sát viên tham gia phiên tòa được nâng cao nên trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, đại diện Nhà nước giữ quyền công tố tại phiên tòa luôn chủ động nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, tội danh và hình phạt dự kiến áp dụng cho bị cáo do vậy các Kiểm sát viên luôn chủ động tham gia xét hỏi để làm rõ các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa để phản bác những lập luận sai trái, đấu tranh làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trong suốt quá trình xét xử đại diện Viện kiểm sát luôn thực hiện song hành hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa, luôn tích cực tham gia tranh luận với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Qua đó, chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử được nâng cao. Đặc biệt trong việc chuẩn bị tranh luận và dự thảo luận tội đã có bước chuyển biến tích cực. Chính vì có sự nghiên cứu và áp dụng Nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp và tăng cường tranh tụng tại phiên tòa do đó chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên được nâng cao thông qua việc luận tội sắc sảo thấu tình đạt lý đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tại phiên
tòa, đồng thời kỹ năng tranh luận, khả năng hùng biện của Kiểm sát viên cũng được nâng cao điều này đã góp phần không nhỏ vào kết quả của việc truy tố làm cho chất lượng truy tố được chính xác, đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Qua công tác thực hành quyền công tố tại phiên tòa còn góp phần duy trì trật tự công lý, đảm bảo trật tự trị an trên địa bàn đồng thời qua đó đã góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng cho người dân. Và hạn chế, khắc phục đến mức thấp nhất những sai phạm của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử.
Về số lượng và chất lượng của kháng nghị đã có bước chuyển biến rõ rệt. Năm 2005 Viện kiểm sát ban hành được 921 kháng nghị phúc thẩm, Tòa án đã xét xử phúc thẩm 780 vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị (chấp nhận 422 vụ). Năm 2006 Tòa án đã xét xử 795 vụ án do Viện kiểm sát đã kháng nghị đạt tỷ lệ 64,2% (tăng 10,1% so với năm 2005). Đến năm 2007 Viện kiểm sát đã ban hành 993 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong đó Tòa án đã xét xử 845 vụ, chấp nhận 512 kháng nghị, đạt tỷ lệ 61%. Năm 2008 Viện kiểm sát đã phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình xét xử, ban hành 458 kháng nghị phúc thẩm; Tòa án đã xét xử 837 vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị (bao gồm số kháng nghị của năm 2007 chuyển sang), chấp nhận 472 kháng nghị, đạt tỷ lệ 56,4%. Sang năm 2009 Viện kiểm sát đã ban hành 906 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (tăng 448 kháng nghị so với năm 2008). Trong đó Tòa án đã xét xử 901 vụ, chấp nhận 519 vụ kháng nghị, đạt tỷ lệ 57,6% (tăng 1,2% so với năm 2008). Năm 2010 Ngành kiểm sát đã ban hành 803 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án đã xét xử 746 vụ, chấp nhận 530 kháng nghị, đạt tỷ lệ 71% (tăng 13,4%) [51]. Phần lớn các bản kháng nghị đã tập trung chỉ rõ được các sai phạm của bản án, quyết định của Tòa án trong việc đánh giá, nhận định các tình tiết chứng cứ của vụ án dẫn đến hiểu chưa đúng bản chất, nội dung vụ việc làm cho việc đánh giá tính chất, bản chất vụ án chưa chính xác dẫn đến việc áp dụng không đúng điều khoản của Bộ luật Hình sự dẫn đến việc thực hiện không đúng,
không đầy đủ các trình tự, thủ tục phiên tòa. Số lượng kháng nghị của Viện kiểm sát được Tòa án chấp nhận được nâng lên rõ rệt.
Do có chuyển biến về mặt nhận thức, quán triệt sâu sắc các đường lối, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp nên chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm xét xử vụ án hình sự cũng có những chuyển biến tích cực. Trong 5 năm từ năm 2005 đến năm 2010, "Viện kiểm sát các cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm là: 84518 vụ trên tổng số 87562 vụ, đạt 96,5%" [51], điều đó được biểu hiện thông qua các thao tác nghiệp vụ của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm đã đi vào nề nếp theo quy chế kiểm sát xét xử hình sự góp phần đảm bảo chất lượng truy tố, bảo vệ được quan điểm truy tố của Viện kiểm sát, giảm dần hồ sơ các vụ án trả lại hoặc bị tòa tuyên bị cáo không phạm tội. Tại phiên tòa phúc thẩm các Kiểm sát viên đã cố gắng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn một cách đầy đủ nên hỗ trợ Tòa án quyết định bản án hình sự đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật. Các kết luận của Kiểm sát viên đã chỉ rõ những vi phạm của bản án sơ thẩm, đề xuất việc khắc phục sai phạm của bản án sơ thẩm được chính xác. Góp phần bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bảng 3.1: Một số kết quả đạt được trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự trong 5 năm gần đây
Năm Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm Số vụ án Viện kiểm sát ra kháng nghị Số vụ án Viện kiểm sát ra kiến nghị Số vụ án Viện kiểm sát ra kháng nghị giám đốc thẩm 2005 48.828 11.339 921 251 158 2006 65.128 11.346 759 475 118 2007 56.855 12.727 993 561 166 2008 68.345 15.479 837 458 176 2009 67.155 15.673 906 560 146 2010 60.602 11.217 803 329 120 Nguồn: [51].