Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 29)

xử vụ án hình sự

Trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự đều có các đặc điểm về nhiệm vụ, trình tự, thủ tục, phạm vi áp dụng, đối tượng tác động là khác nhau. Ở giai đoạn xét xử chủ thể tiến hành các hoạt động tố tụng là Tòa án và Viện kiểm sát. Đối tượng tác động của hai cơ quan này đều hướng tới là tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật trong lĩnh vực xét xử của Tòa án, trong giai đoạn này chức năng của Viện kiểm sát có các đặc điểm riêng biệt chủ yếu sau:

+ Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Thông qua việc công bố bản cáo trạng, trình bày các ý kiến bổ sung (nếu có), quyết định của Viện kiểm sát có liên quan đến việc giải quyết vụ án; tham gia xét hỏi tại phiên tòa bởi lẽ đây là giai đoạn chứng minh bằng việc sử dụng các chứng cứ công khai tại phiên tòa để chứng minh tội trạng của người phạm tội; thực hiện việc luận tội bị cáo tại phiên tòa; tranh luận với bị cáo, người bào chữa của bị cáo, những người tham gia tố tụng khác; kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, trình bày ý kiến của mình tại phiên tòa phúc thẩm, tranh luận với những người tham gia tố tụng để bảo vệ cáo trạng…

+ Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền kiểm sát các quyết định tố tụng của Tòa án.

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, như quyết

định đưa vụ án ra xét xử; quyết định phân công thẩm phán chủ tọa phiên tòa có đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền không, thời hạn đưa vụ án ra xét xử, các quyết định tạm giam bị cáo (nếu bị cáo bị tạm giam), việc tống đạt các quyết định của Tòa án đã đúng trình tự, thủ tục luật định hay chưa; kiểm sát các quyết định tố tụng của Hội đồng xét xử, thành phần của Hội đồng xét xử, việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa và các quyết định tố tụng khác có đúng các quy định của pháp luật hay chưa.

+ Kiểm sát viên thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn này phải tuân thủ theo đúng các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự phải được thực hiện bởi các con người cụ thể được Nhà nước giao. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn này phải trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng trong việc ban hành các quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, kiểm sát việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hình sự, kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng. Do vậy, Kiểm sát viên phải nắm chắc các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo quyết định số 960/QĐ-VKSNDTC ngày 17/9/2007 bởi lẽ nếu không nắm rõ các quy định trên Kiểm sát viên mặc dù có kinh nghiệm và kỹ năng kiểm sát như thế nào cũng không kiểm sát chặt chẽ được các chủ thể trong việc ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự.

+ Viện kiểm sát chủ yếu là ban hành các quyết định trực tiếp và bằng lời nói.

Ngoài các quyết định được ban hành trước và sau phiên tòa, chức năng của Viện kiểm sát ở giai đoạn này chủ yếu được thực hiện tại phiên tòa

sơ thẩm và phúc thẩm . Do vậy các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn này chủ yếu được ban hành trực tiếp và bằng lời nói. Khi phiên tòa được diễn ra các quyết định liên quan đến kiểm sát xét xử tại phiên t ̣a cũng được ban hành trực tiếp như Hội đồng xét xử hỏi ý kiến của Viện kiểm sát về các quyết định có liên quan đến việc yêu cầu thay đổi, vắng mặt của những người tham gia tố tụng, thành phần của Hội đồng xét xử, tư cách tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng thì các ý kiến, quyết định đó Kiểm sát viên phải quyết định trực tiếp bằng lời nói.

Trong việc thực hành quyền công tố tại phiên tòa Kiểm sát viên phải công bố bản cáo trạng, đưa ra các quyết định về việc bổ sung cáo trạng, rút một phần quyết định truy tố (nếu có), tham gia xét hỏi và tranh luận công khai tại phiên tòa, thực hiện việc luận tội bị cáo; những quyết định của Kiểm sát viên tại phiên tòa được nan hành một cách trực tiếp bằng lời nói sẽ giúp cho Hội đồng xét xử xem xét để ra một bản án đúng người, đúng tội, có căn cứ pháp luật.

+ Kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát là hoạt động đặc trưng giúp Tòa án ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật.

Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, đặc biệt là kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án là một hoạt động đặc thù được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chức năng này nó đặc thù bởi lẽ, nó không trái với nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", việc thực hiện chức năng này không những không cản trở hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử mà còn giúp Hội đồng xét xử ra một bản án khách quan, đúng người, đúng tội đúng các quy định của pháp luật. Trên thực tế không ít Hội đồng xét xử đã áp dụng sai pháp luật, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng. Do vậy, nếu không có sự giám sát của Viện kiểm sát rất dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền và không đảm bảo được pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 29)