ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 27 - 29)

KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của hoạt động tố tụng hình sự, giai đoạn xét xử có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định để áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết để chuẩn bị cho việc xét xử vụ án tại phiên tòa và xét xử theo thủ tục sơ thẩm (hoặc xét xử theo thủ tục phúc thẩm - nếu bản án hay quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, hoặc kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật - nếu bị kháng nghị) và cuối cùng là tuyên bản án (quyết định) của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự là một bộ phận thuộc chức năng chung của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái bộ phận trong cái tổng thể. Do vậy, xuất phát từ chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự. Trong

giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cũng thực hiện hai chức năng tương ứng. Khái niệm, phạm vi, nội dung của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong giai đoạn xét xử cũng được xác định trên cơ sở khái niệm, phạm vi, nội dung của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án hình sự.

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 tuy không đưa ra khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự nhưng đã thể hiện sự phân chia các giai đoạn tố tụng một cách rõ nét trong đó xét xử được coi là một giai đoạn trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, việc giải quyết vụ án hình sự phải qua các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ, chủ thể, trình tự, thủ tục, thời hạn cụ thể nhằm mục đích chung của toàn bộ quá trình tố tụng. Do vậy có thể căn cứ vào cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Như vậy:

Xét xử vụ án hình sự là giai đoạn trung tâm và quan trọng của hoạt động tố tụng hình sự, mà trong đó cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành: Áp dụng các biện pháp chuẩn bị cho việc xét xử; đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm để xem xét về thực chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của hai bên (buộc tội và bào chữa) phán xét về vấn đề tính chất tội phạm (hay không) của hành vi, có tội (hay không) của bị cáo (hoặc xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm - nếu bản án hay quyết định sơ thẩm đã được tuyên và chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị hoặc kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm - nếu bản án hay quyết định đó bị kháng nghị) và cuối cùng, tuyên bản án (quyết định) của Tòa án có

hiệu lực pháp luật nhằm giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự một cách công minh và đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục [4].

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)