Những hạn chế, vƣớng mắc trong việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 68)

của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. "Chất lượng các hoạt động tư pháp còn chưa đồng đều ở từng khâu tố tụng từ điều tra đến công tố, kiểm sát và hoạt động của các Tòa án" [22, tr. 2]. "Chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự của một số Viện kiểm sát địa phương chưa cao, vẫn còn tình trạng bỏ lọt tội phạm, làm oan người không có tội" [51, tr. 14-15].

Bảng 3.2: Một số tồn tại trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

trong 5 năm gần đây

Năm hồ sơ điều tra bổ sung Số vụ án Tòa án trả Số Bị cáo tòa án tuyên không phạm tội Số vụ án hủy ở giai đoạn giám đốc thẩm - Tái thẩm

2005 2398 55 242 2006 3063 38 214 2007 3297 53 605 2008 2969 47 548 2009 2692 29 662 2010 2155 20 300 Nguồn: [51]. Những tồn tại, hạn chế đó là

- Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ Kiểm sát viên.

Trình độ, năng lực của đội ngũ Kiểm sát viên còn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong

tình hình mới "Chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên hiện nay chưa ngang tầm với tiến trình cải cách tư pháp" [9]. Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở một số địa phương chưa cao, vẫn còn tình trạng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, "cụ thể là trong năm 2005 số bị cáo Tòa tuyên không phạm tội là 50 bị cáo, con số này năm 2010 là 20 bị cáo" [51]. Trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố nhất là giai đoạn xét xử sơ thẩm, việc lập hồ sơ truy tố chưa đầy đủ và chặt chẽ về chứng cứ đến giai đoạn chuẩn bị xét xử mới phát hiện ra nên nhiều trường hợp phải rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố mặc dù Viện kiểm sát đã thực hiện chế độ thông khâu. Kiểm sát viên được tham gia kiểm sát vụ án trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ nên có điều kiện nắm vững các tình tiết nội dung vụ án, chỉ có rất ít trường hợp các vụ án do Viện kiểm sát cấp trên kiểm sát điều tra rồi ủy quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Tuy nhiên ở một số địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng oan sai, án bị hủy và cải sửa còn chiếm tỷ lệ cao. Nhiều cán bộ, Kiểm sát viên chưa quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng về cải cách tư pháp. Làm việc với tinh thần trách nhiệm chưa cao, nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách sơ sài. Chưa nắm bắt các tình tiết, chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện nên đã để xảy ra tình trạng khi công bố bản cáo trạng cũng như tham gia phiên tòa vẫn không kịp thời phát hiện ra những thiếu sót trong quá trình điều tra để có biện pháp khắc phục mà vẫn bảo vệ quan điểm truy tố và đề xuất áp dụng hình phạt đối với bị cáo dẫn đến tình trạng án oan sai. Ở nhiều địa phương tỷ lệ Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung còn chiếm tỷ lệ cao," năm 2005 con số này là 3298 vụ; năm 2006 là 3063 vụ; năm 2007 là 3297 vụ năm 2008 là 2969 vụ; năm 2009 là 2692 và năm 2010 là 2155 vụ" [51]. Điều này cũng phản ánh chất lượng của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát trong lĩnh vực điều tra chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của mình nên mới có kết quả là Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Bên cạnh đó cũng cần đề cập đến

chất lượng của đội ngũ Kiểm sát viên nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Do vậy trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án đôi lúc, đôi khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đơn cử như Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại tòa chưa chủ động trong việc tham gia xét hỏi và tranh luận; chất lượng của bản luận tội và các câu hỏi mà Kiểm sát viên đưa ra để bảo vệ cáo trang và quan điểm truy tố của Viện kiểm sát chưa cao, chưa sắc bén. Cá biệt có kiểm sát viên còn chép nguyên cả bản cáo trạng vào thành bản luận tội mà chưa tập trung tìm ra các chứng cứ, lý lẽ buộc tội để phân tích, chứng minh bảo vệ cáo trạng do vậy khi đề xuất việc áp dụng tội danh và hình phạt đối với bị cáo chưa có cơ sở thuyết phục cao thiếu tính thuyết phục hơn nữa một bộ phận không nhỏ các Kiểm sát viên chỉ mới được đào tạo chuyên môn luật và nghiệp vụ kiểm sát mà chưa được qua các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu về đối đáp, tranh luận với người bào chữa tại phiên tòa do đó chưa toát lên được cái "hồn" của việc tranh tụng còn vắng bóng các phiên tòa mà có sự đối đáp sắc bén, mang tính thuyết phục cao, có lý có tình giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Ngoài ra ở một số phiên tòa có Kiểm sát viên do chưa kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tố tụng do đó khi phát sinh các tình tiết, chứng cứ mới trong quá trình xét hỏi công khai tại phiên tòa mà Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố không chú ý kỹ, không bổ sung hoặc sửa chữa vào bản dự thảo luận tội của mình hoặc hỏi lại những vấn đề mà Hội đồng xét xử đã đề cập đến nên tính thuyết phục chưa cao. Kiểm sát viên mới chỉ chú ý đến trách nhiệm thông qua bản luận tội mà chưa thấy hết ý nghĩa của bản luận tội do vậy còn xuất hiện tình trạng Kiểm sát viên vẫn coi nhẹ hoạt động này, có tham gia cũng còn ở mức độ hạn chế, chưa chú trọng vào những vấn đề còn đang gây mâu thuẫn giữa bên buộc tội và bên gỡ tội mà chỉ đưa ra các lập luận chung chung, chưa thuyết phục và khẳng định ngay đó là việc truy tố của Viện kiểm sát là có căn cứ và đúng pháp luật nên đã không thuyết phục người tham dự phiên tòa. Thậm chí gây ức chế cho người tham gia phiên tòa.

- Bộ luật Tố tụng hình sự hạn chế số lượng Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, đây là bất cập gây bất lợi cho ngành kiểm sát.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết; Nếu Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp [53, tr. 148]. Như vậy, có nghĩa là trường hợp đặc biệt cũng chỉ có hai Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử xuất hiện những vụ án hình sự có nhiều đồng phạm, có tính chất phức tạp, xuyên quốc gia và chủ thể tội phạm dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nên việc đấu tranh để buộc tội cho các bị cáo là rất khó khăn. Đồng thời số bị can và người bào chữa nhiều điển hình như vụ án Năm Cam. Do vụ án phải xét xử nhiều ngày với đông bị cáo tham gia phiên tòa và những tình tiết của vụ án phức tạp nên Kiểm sát viên rất khó khăn trong việc tranh luận, đối đáp đấu trí với bị cáo và người bào chữa, đôi khi đại diện công tố thể hiện "lép vế" hơn so với người bào chữa vì vậy chất lượng thực hành quyền công tố chưa được như mong muốn.

- Vai trò xét hỏi của Kiểm sát viên rất mờ nhạt.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vai trò tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên chưa tương xứng với chức năng đại diện Nhà nước thực hành quyền công tố để buộc tội bị cáo tại tòa. Trước hết phải kể đến các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi theo khoản 2 Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự thì:

Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết

cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định [53, tr. 156].

Như vậy, việc xét hỏi của Kiểm sát viên không được chủ động mà phải theo sự điều khiển của Hội đồng xét xử, Chủ tọa phiên tòa hình sự cho Kiểm sát viên tham gia xét hỏi thì Kiểm sát viên mới được hỏi dù biết rằng xét hỏi của Kiểm sát viên là kiểm tra chứng cứ công khai tại phiên tòa nhằm tìm ra chứng cứ buộc tội bị cáo, bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Tuy nhiên còn một số Kiểm sát viên vẫn cho rằng xét hỏi là nhiệm vụ của Thẩm phán, còn Kiểm sát viên chỉ hỏi khi nào muốn, thậm chí có người còn cho rằng Thẩm phán đã hỏi hết nội dung vụ án rồi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tranh tụng.

- Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án còn nhiều hạn chế.

Có rất nhiều hạn chế trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án đặc biệt là kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn không có căn cứ hoặc không cần thiết nhưng Viện kiểm sát không phát hiện ra hoặc không có yêu cầu Tòa án xem xét lại, đôi lúc còn để xảy ra trường hợp Tòa án vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử, vi phạm về thành phần của Hội đồng xét xử (Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự), vi phạm về thời hạn giao bản án, về thông báo có kháng cáo, kháng nghị của Tòa án (Điều 209 Bộ luật Tố tụng hình sự) tuy nhiên phía Viện kiểm sát lại không có kiến nghị kịp thời đối với Tòa án.

- Hạn chế trong công tác kiểm sát việc áp dụng các thủ tục đặc biệt của Tòa án.

Đây không phải là hạn chế chủ yếu, tuy nhiên ở một số địa phương còn xuất hiện một số tồn tại trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án như việc áp dụng một số thủ tục đặc biệt đối với người phạm tội là người chưa thành niên, phụ nữ có thai, tội phạm có khung hình phạt cao nhất là

chung thân hoặc tử hình thì trong việc đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, bảo đảm sự có mặt của gia đình, nhà trường và xã hội khi xét xử còn để xảy ra vi phạm.

- Hạn chế trong kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại Tòa án.

Việc kiểm sát đối với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa cũng chưa được chú ý đúng mức ngay ngay từ khi tòa án ra các quyết định tố tụng cho nên không ít các phiên tòa phải hoãn lại để khắc phục, hoặc một số vụ bị cấp phúc thẩm hủy án để xét xử lại. Trong đó, các vi phạm thường gặp như vắng mặt người bào chữa do họ không nhận được giấy báo phiên tòa, nhân chứng vắng mặt hoặc người đại diện hợp pháp cho bị cáo là vị thành niên không có mặt tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 68)