giai đoạn xét xử vụ án hình sự
+ Hình thức thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự Viện kiểm sát thực hiện chức năng thực hành quyền công tố qua hai cách, đó là gián tiếp thực hiện chức năng công tố thông qua hoạt động ban hành bản cáo trạng, quyết định truy tố, quyết định kháng nghị…củng cố các chứng cứ có trong vụ án để thực hiện việc chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo, và buộc tội bị cáo tại phiên tòa; và thực hành quyền công tố một cách trực tiếp bằng cách công bố bản cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát có liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; Thực hiện việc luận tội bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm; Phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; Tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm.
+ Hình thức kiểm sát hoạt động xét xử
Ngoài chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì Viện kiểm sát còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật cũng thông qua hai cách đó là kiểm sát gián tiếp thông qua việc Tòa án ra bản án, các quyết định của Tòa án và các quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án của Tòa án như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định phân công thẩm phán chủ tọa phiên tòa, quyết định tạm giam bị cáo để xét xử…kiểm sát việc ban hành các văn bản tố tụng đó xem có đúng về trình tự, thẩm quyền, nội dung, chủ thể ban hành các quyết định, bản án hình sự thông qua đó Viện kiểm sát có thể thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án.
Trong khi xét xử tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và phúc thẩm Viện kiểm sát còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa
án và Hội đồng xét xử một cách trực tiếp như tại phiên tòa, Kiểm sát viên có quyền kiểm sát thành phần của Hội đồng xét xử, tư cách tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng, giới hạn về phạm vi xét xử của Tòa án. Nếu như những người tham gia tố tụng có ý kiến về việc thay đổi người tiến hành tố tụng thì Hội đồng xét xử phải hỏi ý kiến của Viện kiểm sát trước khi hội ý để đưa ra quyết định, tại phiên tòa nếu Kiểm sát viên phát hiện sai sót của Hội đồng xét xử thì có quyền kiến nghị trực tiếp với Hội đồng xét xử để khắc phục các vi phạm đó một cách kịp thời nhằm đảm bảo cho Hội đồng xét xử làm việc thực sự khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật.