MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ VỤ ÁN

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 78)

HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Thứ nhất: Cần hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về chức năng của Viện kiểm sát.

Từ sự nghiên cứu một cách tổng thể đã chỉ ra những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Trên tinh thần của cải cách tư pháp và yêu cầu của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới cũng như để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử. Do đó việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nói chung, các quy định của Viện kiểm sát nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tuy nhiên cần phải hoàn thiện một cách đồng bộ, thống nhất đồng thời phải hoàn thiện các quy định của Kiểm sát viên. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử vụ án hình sự một cách có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra các trường hợp oan, sai.

+ Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng khẳng định chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án.

Như chúng ta đã biết kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đối với các cơ quan tư pháp là đặc biệt quan trọng bởi lẽ việc giám sát các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng sẽ đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc giám sát thuộc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân

các cấp, tuy nhiên để chống sự lạm quyền đối với các cơ quan tiến hành tố tố tụng thì cần phải duy trì một cơ quan chuyên môn có nghiệp vụ giám sát hoạt động tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là việc làm cần thiết. Quốc hội đã giao cho Tòa án chức năng xét xử, Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Trong quá trình thực hành quyền công tố tại Tòa án Viện kiểm sát là cơ quan tham gia vào toàn bộ quá trình xét xử của Tòa án, có điều kiện lắm bắt, theo dõi việc chấp hành pháp luật của Tòa án. Với bề dày lịch sử và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Viện kiểm sát sẽ kịp thời ra các quyết định kháng nghị, kiến nghị nhằm giúp Tòa án tuân thủ và chấp hành pháp luật một cách nghiêm minh góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

+ Xây dựng hệ thống cơ quan Viện kiểm sát phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án.

Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng Tòa án thành bốn cấp và không phụ thuộc vào đơn vị hành chính lãnh thổ, do vậy hệ thống tổ chức cơ Viện kiểm sát cũng phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với hệ tổ chức của Tòa án. Để xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan Viện kiểm sát theo mô hình Viện kiểm sát khu vực rất cần sự cải cách tư pháp một cách đồng bộ, thống nhất trước hết là sự thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng thành hiện thực.

+ Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

Theo tinh thần của cải cách tư pháp, xuất phát từ bản chất, vai trò của phiên tòa hình sự Việt Nam được xác định theo mô hình tố tụng mà nền tảng là thẩm vấn có kết hợp với những yếu tố tranh tụng. Vì vậy, cần sửa đổi Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quy định ngoài thẩm phán thì người bào chữa, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa cũng có quyền mời, triệu tập người

làm chứng đến phiên tòa. Trường hợp cần thiết có thể triệu tập điều tra viên được phân công điều tra vụ án tham gia phiên tòa. Làm được điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa cũng như nâng cao chất lượng của công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát.

+ Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa

Để đảm bảo nguyên tắc buộc tội đồng thời đảm bảo tính chủ động cho Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa cân sửa đổi các điều 195, 221, 222 Bộ luật Tố tụng hình sự về các quy định về liên quan đến việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên theo hướng: Nếu tại phiên tòa Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố thì Tòa án tiếp tục xét xử phần còn lại; nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì vụ án phải được đình chỉ. Kiểm sát viên có quyền rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố, đề nghị Tòa án xét xử bị cáo về tội danh nhẹ hơn tội đã truy tố.

+ Sửa đổi Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi theo hướng tăng cường trách nhiệm tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên như sau:

"Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Hội đồng xét xử có thể hỏi bất kỳ lúc nào để làm sáng tỏ nội dung của vụ án"

Nếu sửa các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng trên sẽ tạo điều kiện cho Kiểm sát viên có thể chủ động hỏi bị cáo trước sau đó hỏi những người tham gia tố tụng khác bởi vì chức năng thực hành quyền công tố thuộc về Viện kiểm sát nên việc xét hỏi, thẩm tra các chứng cứ công khai tại phiên tòa nhằm bảo vệ cáo trạng cũng như quan điểm truy tố của Viện kiểm sát vì vậy quy định Kiểm sát viên được chủ động đưa ra các câu hỏi tiếp đó mới đến các chủ thể tiến hành tố tụng khác được hỏi; những người tham gia xét hỏi có thể hỏi đồng thời nhiều người khác nhau và kết hợp xem xét tài

liệu, vật chứng với trình tự hợp lý, về nội dung hỏi của Kiểm sát viên nhằm củng cố các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo; mức bồi thường thiệt hại nếu có; khi có ý kiến khác nhau về những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội danh truy tố; về lỗi, động cơ, mục đích phạm tội thì Kiểm sát viên có quyền đề nghị Hội đồng xét xử xét hỏi hoặc đề nghị người bào chữa tham gia hỏi để làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo; thêm vào đó cần hoàn thiện các quy định về tranh tụng như vấn đề hỏi, đáp, nêu chứng cứ, yêu cầu giữa người bào chữa cho bị cáo và người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại tại phiên tòa; người bào chữa có quyền đưa ra nhân chứng, kiểm tra chứng cứ do Kiểm sát viên đưa ra. Tranh luận, đối đáp về chứng cứ và áp dụng pháp luật; yêu cầu xét hỏi để làm rõ các nội dung kết tội, gỡ tội bị cáo. Đồng thời cần quy định cụ thể hơn về trình tự phát biểu khi tranh luận và trình bày bản luận tội của Kiểm sát viên. Do vậy Điều 217 nên sửa lại là:

"Kiểm sát viên trình bày luận tội, tiếp đó người bị hại (hoặc người bảo vệ quyền lợi của người bị hại) trình bày lời buộc tội hoặc ý kiến của mình, sau đó là bị cáo, người bào chữa trình bày lời bào chữa; sau cùng là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người bảo vệ quyền lợi của họ".

+ Cần quy định rõ các căn cứ của bản luận tội

Khi luận tội Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra công khai tại phiên tòa kết hợp với ý kiến của bị cáo, người người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi ích của đươnh sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa, bảo đảm căn cứ thuyết phục. Bản luận tội phải nêu rõ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo. Trong đó viện dẫn những chứng cứ xác đáng và các căn cứ pháp luật khác cùng với các đặc điểm về nhân thân của người phạm tội; phân tích những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra đồng thời phân tích rõ nguyên

nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và đề xuất những kiến nghị để khắc phục, phòng ngừa. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo; qua đó làm rõ vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án và đề xuất mức hình phạt thỏa đáng cho các bị cáo.

+ Cần quy định rõ những yêu cầu đối với một bản kháng nghị

Quyết định kháng nghị là một trong các căn cứ làm phát sinh phiên tòa phúc thẩm. Do vậy cần quy định cụ thể nội dụng kháng nghị cần phải phân tích rõ các căn cứ, cơ sở để kháng nghị; phân tích rõ phạm vi pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm, đối chiếu với các quy định cụ thể của điều luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Bản kháng nghị phải đảm bảo chặt chẽ cả hình thức và nội dung đồng thời phải đúng thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

+ Hoàn thiện các quy định của pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, hậu quả pháp lý khi Viện kiểm sát rút một phần hay toàn bộ kháng nghị.

Kháng nghị phúc thẩm làm căn cứ phát sinh phiên tòa hình sự phúc thẩm, tuy nhiên trong trường hợp rút một phần kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ xem xét phần kháng cáo, kháng nghị không được rút. Trừ những trường hợp cần thiết có thể xem xét cả những phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi cho bị cáo. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Thứ hai: Cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên.

Trước yêu cầu của cải cách tư pháp cũng như tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 2/1/2002. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã

nhận định: "Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử" [10].

Muốn thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thì yếu tố con người là đặc biệt quan trọng bởi lẽ nếu các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án được ban hành một cách đồng bộ, rõ ràng nhưng vấn đề con người để thực thi các quy định đó trên thực tế mà hạn chế về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và hạn chế về số lượng đội ngũ Kiểm sát viên thì sẽ là một hạn chế khi thực thi chức năng, nhiệm vụ của ngành. Xuất phát từ lý do trên vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên là một việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử. Do vậy, công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong thời gian tới cần chú trọng một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử.

Thứ ba: Cần nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ của Ngành kiểm sát

Thực hiện chiến lược về xây dựng tổ chức, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, trong năm 2009 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nghiên cứu xây dựng đề án về tổng biên chế và số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó đến năm 2010 ngành Kiểm sát có tổng biên chế là 13743 người trong đó có 8.982 Kiểm sát viên các cấp và 14 Điều tra viên cao cấp. Đến nay, 100% Kiểm sát viên và Điều tra viên có trình độ cử nhân luật.

Từ thực trạng đội ngũ cán bộ như trên, có thể thấy trong 50 năm qua đội ngũ cán bộ kiểm sát ngày càng trưởng thành cả về số lượng, trình độ và

năng lực. Về cơ bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị. Đa số cán bộ kiểm sát được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn công tác nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt là đội ngũ Kiểm sát viên luôn giữ vững và phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, lành mạnh, tiết kiệm. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát còn bộc lộ một số hạn chế như cơ cấu cán bộ là người dân tộc thiểu số còn thấp, tỷ lệ cán bộ là nữ chưa cao, còn một bộ phận cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức, vi phạm kỷ luật ngành, vi phạm pháp luật…Từ thực trạng trên cùng với quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII và khóa VIII) về công tác tổ chức và cán bộ, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã đề ra nhiệm vụ:

Tăng cường công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo và quản lý. Đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ, lãnh đạo, quản lý trẻ có thành tích xuất sắc, những cán bộ có xuất thân công nhân, con em công nông, gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. Trên cở sở quy hoạch, đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn [8].

Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, tình hình tội phạm có tính chất xuyên quốc gia và tội phạm công nghệ cao có chiều hướng gia tăng, do vậy cần có chiến lược quy quy hoạch sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chuyên sâu vào từng lĩnh vực công tác chuyên môn cụ thể. Cần sắp xếp, bố trí cán bộ một cách hợp lý, khoa học theo đúng sở trường và chuyên môn được đào tạo đồng thời có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận. Như thế sẽ phát huy hết năng lực cán bộ phục vụ tốt cho việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Hơn nữa trong chiến lược đào tạo, xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn tốt và có kỹ năng tranh tụng giỏi bởi

Một phần của tài liệu Chức năng của Việt kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)