5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội chủ yếu
Về kinh tế:
GDP bình quân đầu ngƣời năm 2011 đạt khoảng 17 triệu đồng (tƣơng đƣơng 850 USD), gấp 2,9 lần so với năm 2005 và gấp 6,1 lần so với năm 2000; và đạt khoảng 2.200 đến 2.300 USD vào năm 2020, cao hơn mức bình quân của cả nƣớc (khoảng 2.00 USD theo dự báo của Viện Chiến lƣợc phát triển).
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 11%/năm trong giai đoạn 2007 - 2011 và khoảng 11 - 12% trong giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó nông - lâm - thủy sản tăng trƣởng khoảng 5 - 5,5%, công nghiệp - xây dựng khoảng 13,5 - 14,5%, dịch vụ khoảng 12 - 13% trong cả giai đoạn 2007 - 2020.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 44 - 45%, dịch vụ 38 - 39% và nông - lâm nghiệp - thủy sản khoảng 16 - 17%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tƣơng ứng là 47 - 48%, 42 - 43% và 9 - 10%.
Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số ngành, sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 65 - 66 triệu USD, năm 2020 khoảng 240 - 250 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 14 - 16% trong cả thời kỳ 2007 - 2020.
Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng trên 20% . Năm 2011 đạt trên 3.000 tỷ đồng và đến năm 2020 phấn đấu đạt 8.500 - 9.000 tỷ đồng.
Huy động đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ phát triển thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, những kết quả đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đã tạo điều kiện để huy động đƣợc nguồn vốn khá lớn để đầu tƣ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng có chuyển biến tích cực, đã tiến hành thống kê, rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tháo
gỡ khó khăn vƣớng mắc, phiền hà cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Tỉnh đã thực hiện công bố các bộ thủ tục hành chính giúp ngƣời dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính các cấp đã có chuyển biến đáng kể, cùng với sự phân cấp của Trung ƣơng cho địa phƣơng, Thái Nguyên đã thực hiện phân cấp mạnh trên tất cả các lĩnh vực cho các cấp chính quyền địa phƣơng. Công tác kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp đƣợc đẩy mạnh đã góp phần thực hiện tốt các chủ trƣơng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng.
Văn hoá- xã hội:
Văn hoá-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có bƣớc phát triển mới theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn quy hoạch là 0,98% trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,9% và tăng cơ học là 0,08%
Hàng năm giải quyết việc làm cho ít nhất 15.000 lao động trong giai đoạn 2007 - 2011 và khoảng 12.000 - 13.000 lao động trong 10 năm tiếp theo. Đảm bảo trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2011. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% năm 2010 và tăng lên 68 - 70% năm 2020.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xống dƣới 15% vào năm 2011 và còn khoảng 2,5% năm 2020. Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cƣ trong việc thụ hƣởng các dịch vụ xã hội cơ bản.
Nâng chỉ số chung về phát triển nguồn nhân lực (HDI) lên trên 0,7 vào năm 2010 và 0,8 vào năm 2020.
Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho 95% học sinh tại thành phố và thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, còn lại tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% học sinh ở các vùng, xã khó khăn. Kiên cố hóa toàn bộ trƣờng và lớp học. Đảm bảo mỗi huyện có ít nhất ba trƣờng THPT.
Đảm bảo đủ giƣờng bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ cở khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến. Tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2011 và trên 75 tuổi vào năm 2020.
Cải thiện một bƣớc cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, lƣới điện, cấp nƣớc sạch. Đảm bảo trên 90% số hộ gia đình đƣợc dùng nƣớc sạch, 100% số hộ có điện sử dụng vào năm 2011.
Tăng tỷ lệ đô thị hóa lên 31 - 32% vào năm 2011 và 44 - 45% vào năm 2020.
Lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và công tác an sinh xã hội đƣợc quan tâm và có nhiều tiến bộ, nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tại và khoa học công nghệ tiếp tục đƣợc quan tâm; an sinh xã hội đƣợc coi trọng đặc biệt, trong giai đoạn này đã triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, những ngƣời có thu nhập thấp, đối tƣợng chính sách…
Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm, công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.
3.1.3.Đánh giá chung
Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lƣu đã đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn; dân số trên 1,2 triệu ngƣời, với 8 dân tộc cùng chung sống.
Tỉnh Thái Nguyên gồm có 9 đơn vị hành chính: 1 Thành phố: Thành phố Thái Nguyên.
1 Thị xã: Thị xã Sông Công.
7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng.
Những kết quả trong triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên sẽ là cơ sở nền tảng, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo để Thái Nguyên thực sự trở thành tỉnh công nghiệp trong những năm tới, xứng đáng là trung tâm vùng Đông Bắc về kinh tế, giáo dục đào tạo, khám chữa bệnh và là Trung tâm kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội./.