Phân loại thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên (Trang 31 - 104)

5. Bố cục của luận văn

1.1.3.2. Phân loại thanh tra, kiểm tra thuế

* Theo tính kế hoạch:

- Thanh tra, kiểm tra theo chƣơng trình, kế hoạch đƣợc tiến hành theo chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã đƣợc phê duyệt.

- Thanh tra, kiểm tra đột xuất đƣợc tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền giao.

* Theo nội dung và phạm vi thanh tra, kiểm tra.

- Thanh tra, kiểm tra toàn diện: Với hình thức này cơ quan chức năng (Tổng cục thuế, Cục thuế Thái Nguyên) tiến hành thanh tra, kiểm tra, toàn bộ công tác quản lý thu của một cơ quan thuế hoặc toàn bộ quá trình kê khai, nộp thuế với tất cả các sắc thuế (thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…) của một NNT.

- Thanh tra, kiểm tra bộ phận: hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng khi thanh tra, kiểm tra một hoặc vài sắc thuế, một hoặc một số kỳ tính thuế.

* Theo địa điểm tiến hành thanh tra, kiểm tra. - Thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế (tại bàn)

- Thanh tra, kiểm tra tại cơ sở của đối tƣợng thanh tra, kiểm tra.

1.1.3.3. Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế

- Phƣơng pháp đối chiếu so sánh.

Đây là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế. Nội dung của phƣơng pháp này là thực hiện việc so sánh, đối chiếu nội dung cần thanh tra, kiểm tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá, xem xét nội dung cần thanh tra, kiểm tra.

Ví dụ: Để xác minh thu nhập của Doanh nghiệp tƣ nhân A, cán bộ kiểm tra Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên có thể đối chiếu thông tin giữa hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp với bản sao kê của doanh nghiệp tại ngân hàng…

- Phƣơng pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết..

Đây là phƣơng pháp tối ƣu để kiểm tra số liệu kế toán, theo phƣơng pháp này trƣớc hết kiểm tra số liệu tổng hợp (báo cáo tài chính, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán) sau mới kiểm tra số liệu chi tiết (kiểm tra sổ kế toán chi tiết, các chứng từ thanh toán). Việc kiểm tra tổng hợp nhằm rút ra những nhận xét tổng quát để từ đó định hƣớng những nội dung cần đi sâu kiểm tra (kiểm tra chi tiết).

- Phƣơng pháp kiểm tra chứng từ gốc. Có ba phƣơng pháp kiểm tra chứng từ gốc:

+ Kiểm tra theo trình tự thời gian là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh. Phƣơng pháp này mất nhiều thời gian và hiệu quả thấp nên ít đƣợc sử dụng.

+ Kiểm tra theo loại nghiệp vụ là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã đƣợc phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, nhƣ chứng từ thu, chi tiền mặt, xuất, nhập kho… phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi cần rút ra

kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung thanh tra, kiểm tra. Phƣơng pháp này tiết kiệm thời gian và cho hiệu quả cao.

+ Kiểm tra điển hình là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ để rút ra kết luận chung. Phƣơng pháp này tiết kiệm nhiều thời gian nhƣng độ tin cậy của kết luận không cao.

- Các phƣơng pháp kiểm tra bổ trợ

+ Phƣơng pháp phỏng vấn: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi cần thu nhập thông tin từ những ngƣời có quan hệ trực tiếp (kế toán trƣởng, ông chủ doanh nghiệp), gián tiếp (đối tác của doanh nghiệp, ngân hàng…) đến nội dung thanh tra, kiểm tra.

+ Ngoài ra còn một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp thẩm tra và xác nhận phần, phƣơng pháp quan sát…

1.1.4. Quy định chung về kiểm tra thuế, thanh tra thuế

- Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Không cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là ngƣời nộp thuế.

- Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị ngƣời có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

- Trƣờng hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có

trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.

a- Kiểm tra thuế

- Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế.

- Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trƣờng hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế đƣợc quy định nhƣ sau:

1. Trƣờng hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì ngƣời nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trƣờng hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đƣợc miễn, số tiền thuế đƣợc giảm, số tiền thuế đƣợc hoàn, cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu ngƣời nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế đƣợc chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sợ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu ngƣời nộp thuế khai bổ sung.

3. Trƣờng hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà ngƣời nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trƣởng

cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của ngƣời nộp thuế.

4. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã đƣợc thông qua nếu cơ quan hải quan phát hiện hồ sơ có nội dung cần làm rõ liên quan đến nghĩa vụ thuế, số tiền thuế đƣợc miễn, số tiền thuế đƣợc giảm, số tiền thuế đƣợc hoàn thì cơ quan hải quan yêu cầu ngƣời nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế là đúng thì hồ sơ thuế đƣợc chấp nhận. Trƣờng hợp không chứng minh đƣợc số thuế đã khai là đúng hoặc quá thời hạn mà không giải trình đƣợc thì thủ trƣởng cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của ngƣời nộp thuế.

5. Quyết định kiểm tra thuế phải đƣợc gửi cho ngƣời nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định kiểm tra thuế mà ngƣời nộp thuế chứng minh đƣợc số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.

- Các trƣờng hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của ngƣời nộp thuế bao gồm các trƣờng hợp quy định tại điểm c và điểm d Điều 77 của Luật này.

- Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế đƣợc quy định nhƣ sau:

1. Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế. 2. Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung cảu quyết định kiểm tra thuế;

3. Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trƣờng hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mƣời lăm ngày.

4. Trong trƣờng hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế đƣợc gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản này.

5. Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.

6. Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.

- Ngƣời nộp thuế có các quyền sau đây:

1. Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;

2. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nƣớc, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác;

3. Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;

4. Bảo lƣu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;

5. Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.

6. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế. - Ngƣời nộp thuế có nghĩa vụ sau đây:

1. Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế.

2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

3. Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm vịêc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

4. Chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế. - Ngƣời nộp thuế có các quyền sau đây:

1. Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;

2. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nƣớc, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác;

3. Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;

4. Bảo lƣu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;

5. Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật;

6. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế. - Ngƣời nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;

2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

3. Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

4. Chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.

- Thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

1. Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;

2. Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 90 của Luật này.

3. Gia hạn kiểm tra trong trƣờng hợp cần thiết;

4. Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức quản lý thuế.

- Công chức quản lý thuế khi thực hienẹ kiểm tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

2. Yêu cầu ngƣời nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;

3. Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với ngƣời đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;

4. Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với ngƣời có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.

b- Thanh tra thuế

- Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần.

- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trƣởng Bộ tài chính.

- Thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.

- Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây: a) Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;

b) Đối tƣợng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế; c) Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;

d) Trƣởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.

- Chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải đƣợc gửi cho đối tƣợng thanh tra.

Quyết định thanh tra thuế phải đƣợc công bố chậm nhất là mƣời lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế.

- Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mƣơi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế.

- Trong trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế. Thời gian gia hạn không vƣợt quá ba mƣơi ngày.

- Ngƣời ra quyết định thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1) Chỉ đạo, kiểm tra đoàn thanh thuế thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra thuế.

2) Yêu cầu đối tƣợng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;

3) Áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều 89, 90 và 91 của Luật này 4) Trƣng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế.

5) Tạm đình chỉnh hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên (Trang 31 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)