Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên (Trang 46 - 104)

5. Bố cục của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để có đƣợc những thông tin, dữ liệu phục vụ viết luận văn, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu sau:

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.

Để nắm đƣợc thực trạng công tác thanh, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên, cũng nhƣ hiểu đƣợc những vấn đề vƣớng mắc trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế và đồng thời có đƣợc những đề xuất, đóng góp quý báu của các chuyên gia. Trong phiếu phỏng vấn các chuyên gia, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn các chuyên gia. Trong Phiếu phỏng vấn các chuyên gia, tác giả sử dụng 9 câu hỏi mở để tìm hiểu về công tác thanh, kiểm tra thuế của cơ quan thuế.

(Mẫu phiếu phỏng vấn tại Phụ lục 03 đính kèm)

Tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia sau:

- Ông Phạm Văn Quang - Phó trƣởng Ban Thanh tra thuế TCT. - Ông Đinh Nam Thắng - Phó trƣởng Ban Thuế TNCN

- Bà Lê Thu Anh - Phó trƣởng ban cải cách hành chính thuế. - Ông Đào Duy Bẩy - Chi cục trƣởng Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên:

- Ông Lê Thanh Nghị - Đội trƣởng Đội kiểm tra thuế số 1 Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên:

- Bà Đinh Thị Lƣơng Trà - Đội phó Đội kiểm tra thuế số 2 Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên:

Áp dụng phƣơng pháp này, giúp tác giả biết đƣợc những khó khăn vƣớng mắc hiện tại của Chi cục nhƣ trình độ của cán bộ thanh, kiểm tra thuế của Chi cục; sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế của Chi cục; sự hợp tác của ngƣời nộp thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế … Qua đó, tác giá có nhìn nhận chính xác hơn

về công tác thanh, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân của Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên, phù hợp với thực tiễn và định hƣớng công tác quản lý thuế của Việt Nam.

Để có thông tin từ nhiều chiều, đánh giá một cách khách quan nhất, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp phiếu điều tra. Trong phiếu điều tra, tác giả đã sử dụng loại câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi ở nhiều sự lựa chọn, câu hỏi xếp hạng thứ tự. Cụ thể:

- Để tìm hiểu về công tác thanh tra, kiểm tra thuế; tác giả sử dụng 5 câu hỏi mở và 2 câu xếp hạng thứ tự theo mức độ giảm dần (Hoàn toàn hợp tác, Hợp tác, tƣơng đối hợp tác, không hợp tác);

- Để đánh giá về sự hiểu biết pháp luật thuế của NNT, tác giả sử dụng 3 câu xếp hạng thứ tự theo mức độ giảm dần (Rất kém, kém, bình thƣờng, tốt, rất tốt);

- Để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, chế độ kế toán, phƣơng thức thanh toán của NNT: tác giả sử dụng 2 câu hỏi đóng, 2 câu hỏi lựa chọn và 4 câu hỏi mở.

(Mẫu phiếu điều tra tại Phụ lục 04 đính kèm)

Sử dụng phƣơng pháp này, giúp tác giả có đƣợc thông tin từ một số đối tƣợng NNT trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên và một số cán bộ thuế của Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên và Tổng cục Thuế.

Ngoài phƣơng pháp thu thập thông tin từ phiếu phỏng vấn, phiếu điều tra, tác giả còn thu nhập thông tin qua nguồn dữ liệu thứ cấp (báo cáo tổng kết công tác thuế; báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế; báo cáo về số cán bộ thuế; quy trình thanh tra, kiểm tra thuế của ngành thuế hoặc qua Website của Tổng cục Thuế; http://www.gdt.gov.vn hoặc của Bộ tài chính http:www.mof.gov.vn)

để đánh giá công tác thanh, kiểm tra thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên.

Bảng 2.1: Bảng thống kê số phiếu điều tra

TT Đối tƣợng điều tra Số phiếu

phát ra

Số phiếu thu về

1 Công ty TNHH Dịch vụ và TM xe máy TN 14 8 2 Chi nhánh cổ phần XNK và TM Thái Nguyên 8 6

3 Ngân hàng Đông Á-Thái Nguyên 11 5

4 Ngân hàng Công thƣơng-Thái Nguyên 13 8

5 Công ty CP Lƣơng thực Thái Nguyên 6 4

6 Cửa hàng Photocopy Hoa Hồng 2 2

7 Cửa hàng IN và Quảng cáo Hƣơng Vinh 2 2

8 Cửa hàng Bánh ngọt Hƣơng Tràm 2 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Cửa hàng văn phòng phẩm Minh Nguyệt 3 3

10 Cửa hàng hoa Hoàng Lan 2 2

11 Shop Phong Cách 5 3

12 Cửa hàng tạp hoá, mỹ phẩm Nga Uôn 2 2

13 Cán bộ thuế Tổng cục Thuế, Cục thuế TN 30 23

14 Cán bộ Thuế Chi cục Thuế TPTN 20 15

Tổng cộng 120 85

* Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu qua các nguồn thứ cấp

2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Để có thể đánh giá thông tin thu thập đƣợc, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích sau:

- Đối với phƣơng pháp phỏng vấn các chuyên gia: tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia để nắm bắt thực trạng, vƣớng mắc trong công tác thanh, kiểm tra thuế ở Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên, đồng thời dựa trên những đề xuất, gợi ý của các chuyên gia để

từ đó đƣa ra những định hƣớng và giải pháp đúng đắn trong công tác thanh, kiểm tra thuế TNCN ở Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên.

- Đối với phƣơng pháp điều tra cán bộ thuế và NNT, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê để đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế và sử dụng phƣơng pháp phân tích để thống kê số NNT hiểu về Luật thuế TNCN và tỷ lệ số NNT hiểu về Luật thuế TNCN chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số NNT điều tra; Số NNT không hài lòng với cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế và tỷ lệ NNT không hài lòng với cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chiếm bao nhiều phần trăm trên tổng số NNT điều tra.

- Đối với phƣơng pháp thu thập thông tin qua các nguồn thứ cấp, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp phân tích, so sánh.

Ví dụ nhƣ qua báo cáo về số cán bộ thuế của Chi cục từ năm 2007 - 2011, tác giả thống kê đƣợc cơ cấu lực lƣợng thanh, kiểm tra thuế của Chi cục theo trình độ học vấn, sự tăng/giảm của cán bộ thuế, cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế qua các năm; từ báo cáo về kết quả thanh, kiểm tra thuế, tác giả thống kê đƣợc số lƣợng ngƣời nộp thuế đƣợc thanh tra, kiểm tra qua các năm, số thuế truy thu …

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

VỀ CÔNG TÁCTHANH TRA, KIỂM TRA THU NHẬP CÁ NHÂN Ở CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Ðông giáp tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.541,10 km2, chiếm 1,08% tổng diện tích tự nhiên cả nƣớc. Các đƣờng giao thông quan trọng nhƣ đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng tới biên giới Việt - Trung; quốc lộ 1b nối Thái Nguyên - Lạng Sơn; quốc lộ 37 nối Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Giang. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội-Thái Nguyên dài 32 Km trên đất Thái Nguyên; đƣờng sắt Quán Triều - Núi Hồng dài 33,5 Km; đƣờng sắt Lƣu Xá - Kép dài 10 Km trên đất Thái Nguyên. Các đƣờng sông chính là sông Công và sông Cầu. Sông Công có cảng Ða Phúc, đây là tuyến vận tải đƣờng sông nối Thái Nguyên với thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh; Sông Cầu là trục sông chính chảy từ Bắc đến Nam của tỉnh.

Ðịa hình: Là tỉnh miền núi và trung du có diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm 90,73%; diện tích vùng trung du là 38.160,28 ha, chiếm 9,27%. Ðịa hình chủ yếu là đồi núi thấp, núi Tam Ðảo là cao nhất là 1.591m, nằm trên đƣờng chia nƣớc của dãy Tam Ðảo, đồng thời là địa giới của 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.

Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, nằm gọn trong vành đai nhiệt đới, có sự khác biệt về hai mùa rõ rệt, chịu ảnh hƣởng khá mạnh của gió mùa đông bắc,

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu

Về kinh tế:

GDP bình quân đầu ngƣời năm 2011 đạt khoảng 17 triệu đồng (tƣơng đƣơng 850 USD), gấp 2,9 lần so với năm 2005 và gấp 6,1 lần so với năm 2000; và đạt khoảng 2.200 đến 2.300 USD vào năm 2020, cao hơn mức bình quân của cả nƣớc (khoảng 2.00 USD theo dự báo của Viện Chiến lƣợc phát triển).

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 11%/năm trong giai đoạn 2007 - 2011 và khoảng 11 - 12% trong giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó nông - lâm - thủy sản tăng trƣởng khoảng 5 - 5,5%, công nghiệp - xây dựng khoảng 13,5 - 14,5%, dịch vụ khoảng 12 - 13% trong cả giai đoạn 2007 - 2020.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 44 - 45%, dịch vụ 38 - 39% và nông - lâm nghiệp - thủy sản khoảng 16 - 17%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tƣơng ứng là 47 - 48%, 42 - 43% và 9 - 10%.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số ngành, sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 65 - 66 triệu USD, năm 2020 khoảng 240 - 250 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 14 - 16% trong cả thời kỳ 2007 - 2020.

Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng trên 20% . Năm 2011 đạt trên 3.000 tỷ đồng và đến năm 2020 phấn đấu đạt 8.500 - 9.000 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huy động đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ phát triển thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, những kết quả đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đã tạo điều kiện để huy động đƣợc nguồn vốn khá lớn để đầu tƣ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng có chuyển biến tích cực, đã tiến hành thống kê, rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tháo

gỡ khó khăn vƣớng mắc, phiền hà cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Tỉnh đã thực hiện công bố các bộ thủ tục hành chính giúp ngƣời dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính các cấp đã có chuyển biến đáng kể, cùng với sự phân cấp của Trung ƣơng cho địa phƣơng, Thái Nguyên đã thực hiện phân cấp mạnh trên tất cả các lĩnh vực cho các cấp chính quyền địa phƣơng. Công tác kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp đƣợc đẩy mạnh đã góp phần thực hiện tốt các chủ trƣơng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng.

Văn hoá- xã hội:

Văn hoá-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có bƣớc phát triển mới theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn quy hoạch là 0,98% trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,9% và tăng cơ học là 0,08%

Hàng năm giải quyết việc làm cho ít nhất 15.000 lao động trong giai đoạn 2007 - 2011 và khoảng 12.000 - 13.000 lao động trong 10 năm tiếp theo. Đảm bảo trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2011. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% năm 2010 và tăng lên 68 - 70% năm 2020.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xống dƣới 15% vào năm 2011 và còn khoảng 2,5% năm 2020. Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cƣ trong việc thụ hƣởng các dịch vụ xã hội cơ bản.

Nâng chỉ số chung về phát triển nguồn nhân lực (HDI) lên trên 0,7 vào năm 2010 và 0,8 vào năm 2020.

Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho 95% học sinh tại thành phố và thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, còn lại tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% học sinh ở các vùng, xã khó khăn. Kiên cố hóa toàn bộ trƣờng và lớp học. Đảm bảo mỗi huyện có ít nhất ba trƣờng THPT.

Đảm bảo đủ giƣờng bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ cở khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến. Tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2011 và trên 75 tuổi vào năm 2020.

Cải thiện một bƣớc cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, lƣới điện, cấp nƣớc sạch. Đảm bảo trên 90% số hộ gia đình đƣợc dùng nƣớc sạch, 100% số hộ có điện sử dụng vào năm 2011.

Tăng tỷ lệ đô thị hóa lên 31 - 32% vào năm 2011 và 44 - 45% vào năm 2020.

Lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và công tác an sinh xã hội đƣợc quan tâm và có nhiều tiến bộ, nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tại và khoa học công nghệ tiếp tục đƣợc quan tâm; an sinh xã hội đƣợc coi trọng đặc biệt, trong giai đoạn này đã triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, những ngƣời có thu nhập thấp, đối tƣợng chính sách…

Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm, công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.

3.1.3.Đánh giá chung

Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lƣu đã đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn; dân số trên 1,2 triệu ngƣời, với 8 dân tộc cùng chung sống.

Tỉnh Thái Nguyên gồm có 9 đơn vị hành chính:  1 Thành phố: Thành phố Thái Nguyên.

 1 Thị xã: Thị xã Sông Công.

 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng.

Những kết quả trong triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên sẽ là cơ sở nền tảng, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo để Thái Nguyên thực sự trở thành tỉnh công nghiệp trong những năm tới, xứng đáng là trung tâm vùng Đông Bắc về kinh tế, giáo dục đào tạo, khám chữa bệnh và là Trung tâm kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội./.

3.2. Công tác Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở Chi cục thuế TPTN và ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến công tác Thanh tra kiểm tra thuế ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến công tác Thanh tra kiểm tra thuế Thu nhập cá nhân

3.2.1.Công tác Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở Chi cục thuế TPTN

-Giới thiệu chung về Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên

Căn cứ vào Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế về việc quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên (Trang 46 - 104)