Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên (Trang 27 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế

Để đảm bảo hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra thuế và đảm bảo sự công bằng giữa ngƣời nộp thuế, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Phải tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc pháp luật, không đƣợc làm trái các quy định của pháp luật là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình thanh tra, kiểm tra thuế chỉ đƣợc thực hiện những quyền mà pháp luật cho phép và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Mọi hành vi làm quyền hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật và đều phải bị xử lý.

Thực hiện nguyên tắc này, chủ thể thanh tra (cơ quan, đoàn thanh tra và các thành viên) khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để kết luận, kiến nghị những vấn đề thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình. Đối tƣợng thanh tra, kiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể thanh tra, kiểm tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giải trình số liệu khi đƣợc yêu cầu.

- Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời

+ Tính chính xác đòi hỏi chủ thể thanh tra, kiểm tra phải nhận thức đúng vấn đề, nội dung kiểm tra, thanh tra; xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc để kết luận thanh tra, kiểm tra chính xác. Tính chính xác bảo đảm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao. Muốn đảm bảo tính chính xác, không chỉ đòi hỏi quan điểm đúng đắn mà còn phải có kiến thức, năng lực mới có thể đem lại kết quả chính xác.

+ Tính khách quan yêu cầu chủ thể thanh tra, kiểm tra phải phản ánh đúng sự vật, hiện tƣợng nhƣ nó vốn có, không đƣợc lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện tƣợng. Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tác động qua lại. Tính khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận chính xác và kết luận thanh tra, kiểm tra có tính chính xác mới thể hiện đƣợc tính khách quan của hoạt động thanh tra, kiểm tra.

+ Tính trung thực đòi hỏi chủ thể thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiên lệch, bóp méo sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế.

+ Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể thanh tra, kiểm tra phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanh tra, kiểm tra đến kết luận thanh tra, kiểm tra đến các tổ chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện. Việc công khai hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm

nâng cao tính khách quan của hoạt động thanh tra, kiểm tra, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

+ Tính dân chủ nhằm tạo cơ hội cho đối tƣợng kiểm tra, thanh tra đƣợc trình bày ý kiến, quan điểm về những nội dung thanh tra, kiểm tra cũng nhƣ về hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra cụ thể, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể thanh tra, kiểm tra.

+ Tính kịp thời: Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản lý thuế trong những thời điểm nhất định. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra kịp thời ngoài việc giúp cho đối tƣợng kịp thời nhận rõ sai phạm, để sửa chữa, khắc phục ngay, tránh vi phạm kéo dài, còn giúp cơ quan thuế chấn chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Mặt khác, tính kịp thời còn đảm bảo cuộc thanh tra, kiểm tra có biên bản, kết luận đúng thời hạn luật định, tránh tình trạng dây dƣa, kéo dài thời gian công bố kết luận thanh tra, kiểm tra.

- Không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của đối tƣợng thanh tra, kiểm tra.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là “vấn đề hết sức nhạy cảm” và trong những năm gần đây, vấn đề quyền và những bảo đảm thực hiện quyền của ngƣời nộp thuế đƣợc “đặc biệt quan tâm” [6,tr.151]. Việc cơ quan chức năng tổ chức tiến hành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh là cấn thiết nhƣng ít nhiều cũng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của đối tƣợng bị thanh tra, kiểm tra. Tình trạng kéo dài, dây dƣa không kết luận thanh tra, kiểm tra có lúc, có nơi vẫn còn tồn tại. Mặt khác, do việc phân cấp quản lý còn chồng chéo nên một đối tƣợng có thể đƣợc nhiều ngành quản lý và do đó có thể phát sinh nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đối tƣợng cùng thời điểm hoặc trong một thời gian ngắn.

Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc kiểm tra, thanh tra chồng chéo của các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thƣờng của đối tƣợng thanh tra, kiểm tra, đảm bảo về cùng một nội dung, trong một

năm đối tƣợng chỉ bị thanh tra, kiểm tra một lần. Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịp thời trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của đối tƣợng thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)