Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 73 - 77)

Hoạt động của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội. Vì thế trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao như hiện nay có thể dẫn đến rủi ro tín dụng bởi những lý do sau:

Về huy động vốn

Người gửi tiền luôn có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình sẽ bị mất giá khi gửi vào ngân hàng. Họ nghĩ rằng với tỉ lệ lạm phát như hiện nay thì lãi suất tiền gửi không thể bù đắp được, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực khác như đầu tư chứng khoán, dự trữ vàng…sẽ gây khó khăn và bất lợi cho ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Mặc dù mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nhưng lạm phát đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, giá cả leo thang sinh hoạt cũng trở nên khó khăn hơn vì thế phần tiền tiết kiệm cũng ít hơn trước đây. Vấn đề này gây khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

Công tác cho vay

- Ngược lại với những người gửi tiền là những người đi vay, họ muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản đầu tư của ngân hàng không có hiệu quả. Nguy cơ này làm hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn và với mức lãi suất cao thì việc cho vay càng gặp nhiều khó khăn hơn. Rõ ràng ta thấy được hầu hết các ngân hàng khi bước sang năm 2008 đã giảm doanh số cho vay rất đáng kể. Tạm thời ngừng các khoản cho vay với các khách hàng mới. Trong giai đoạn đó ngân hàng VPBank đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút vốn huy động như tiền gửi bù lạm phát. Đây là hình thức huy động mới để yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền.

Nếu tỉ lệ lạm phát < lãi suất tiền gửi thì khách hàng sẽ hưởng mức lãi suất tiền gửi.

Nếu tỉ lệ lạm phát > lãi suất tiền gửi thì khách hàng sẽ hưởng thêm phần lãi suất chênh lệch này (nhưng không vượt quá 12% lãi suất năm).

Nhìn chung hiện nay thì ngân hàng đã giải ngân lại nhưng lượng khách hàng còn rất ít. Nhưng ta không thể nào chủ quan mà phải thật sự cẩn thận để có thể phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đặt các ngân hàng thương mại vào một tình thế khó khăn. Trong năm 2008 đặt ra cho các ngân hàng là dư nợ tăng không được vượt quá 30% so với năm 2007. Theo phương hướng của ngân hàng VPBank – Cần Thơ thì dư nợ kế hoạch năm 2008 đạt 252,39 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 53%. Phương hướng là thế nhưng do tình hình hiện nay thì chỉ tiêu của ngân hàng hội sở đưa ra cho chi nhánh Cần thơ là dư nợ 2008 không vượt quá 210,00 triệu đồng, chẳng những dư nợ không tăng mà còn giảm so với năm 2007. Đây là vấn đề khó khăn nhất của ngân hàng hiện nay, bên cạnh đó với mức lãi suất cho vay cao như hiện nay thì nếu như ngân hàng có tiếp tục đẩy mạnh cho vay thì khách hàng cũng không đến để vay vốn. Khách hàng phải cân nhắc giữa tiền lãi phải trả là phần lợi nhuận mang về trong kinh doanh. Trên 95% lợi nhuận là do hoạt động tín dụng mang lại, chính vì thế dư nợ trong năm 2008 giảm sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

- Như phân tích ở phần trên hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn và luôn có chiều hướng tăng, cho vay trung và dài hạn thì chiếm một tỉ lệ nhỏ. Mặc dù cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh và rủi ro thấp hơn, nhưng ta cần phải cân đối giữa cho vay ngắn, trung và dài hạn theo một cơ cấu hợp lý hơn. Tiền gửi có kỳ hạn dài ngắn khác nhau vì thế nếu như ngân hàng dùng nhiều nguồn vốn huy động trung và dài hạn quá vào cho vay ngắn hạn thì không thể nào tối đa hóa được lợi nhuận. Hạn chế này của ngân hàng sẽ làm giảm lợi nhuận và không đạt hiệu quả cao trong sử dụng nguồn vốn huy động.

- Trong những năm qua ngân hàng cho vay nhiều ở ngành kinh tế phục vụ cá nhân và cộng đồng vì thế các khoản nợ quá hạn trong năm 2006 cũng thuộc ngành nghề này. Đa phần các ngành này hoạt động dưới loại hình kinh tế cá thể. Thực trạng cho thấy rủi ro ở đây là rất lớn vì một khi thị trường biến động làm ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh này thì khả năng không trả được nợ là rất

cao và với tỉ trọng lớn. Bên cạnh đó thì các ngành kinh tế khác dư nợ cho vay còn rất thấp.

Các hoạt động khác của ngân hàng

Lợi nhuận mang lại từ các hoạt động chuyển tiền, mua bán ngoài tệ, và bảo lãnh hoạt động còn rất yếu, vì các khoản phí mang lại cho dịch vụ này cũng rất thấp không kích thích được sự phát triển của những dịch vụ này. Nhưng đây là những hoạt động để hỗ trợ cho sự phát triển của ngân hàng. Nếu nhưng có càng nhiều dịch vụ tiện ích thì có nhiều khác hàng biết đến ngân hàng và đặt mối quan hệ với ngân hàng. Đây cũng chính là hạn chế của ngân hàng, sản phẩm ngân hàng đã phong phú đa dạng nhưng để cạnh tranh với các ngân hàng khác thì phải phát triển thêm sản phẩm mới phục vụ cho khách hàng.

Cạnh tranh với các ngân hàng khác

Hội nhập với quốc tế ngân hàng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và cách quản lý của các ngân hàng nước ngoài nhưng bên canh đó cũng mang tính chất cạnh tranh rất gay gắt. Hiện nay có nhiều ngân hàng mới xuất hiện vì thế để đứng vững trên thị trường thì phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Chương 5: GII PHÁP NÂNG CAO HIU QU HOT ĐỘNG KINH DOANH CA NGÂN HÀNG VPBANK

CHI NHÁNH CN THƠ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)