Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua hai năm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 68 - 84)

(2006 – 2007)

4.4.1. Đánh giá tình hình thu nhập, chí phí và lợi nhuận của ngân hàng

Ngân hàng VPBank thành lập vào ngày 23 tháng 7 năm 2005, vì thế số liệu trong năm 2005 có hạn chế. Chính lý do dó mà ở đây chỉ trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2007. Tuy mới thành lập chỉ được trên hai năm nhưng ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả và tạo dựng được uy tín với khách hàng.

Bảng 17: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank (2006 – 2007).

Đơn vị tính: Triệu đồng

2006 2007 2007/2006

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Thu nhập 11.162 100,00 21.076 100,00 9.914 88,82

TN từ HĐTD 10.861 97,30 20.351 96,56 9.490 87,38

- Thu lãi tiền gửi 900 8,06 278 1,32 (622) (69,11)

- Thu lãi cho vay 9.961 89,24 20.073 95,24 10.112 101,52

TN từ HĐ dịch vụ 245 2,19 443 2,10 198 80,82

- Thu từ DV thanh toán 239 2,14 422 2,00 183 76,57

- Thu từ NV bảo lãnh 2 0,02 7 0,03 5 250,00

- Thu từ DV ngân quỹ 4 0,04 10 0,05 6 150,00

- Thu khác 0,00 4 0,02 4 TN từ HĐKD ngoại hối 33 0,30 69 0,33 36 109,09 TN từ HĐKD khác 3 0,03 89 0,42 86 2866,67 TN khác 20 0,18 124 0,59 104 520,00 II. Chi phí 10.653 100,00 19.516 100,00 8.863 83,20 CP HĐTD 7.690 72,19 14.382 73,9 6.692 87,02

- Trả lãi tiền gửi 5.233 49,12 11.757 60,24 6.524 124,67

- Trả lãi tiền vay 2.457 23,06 2.625 13,45 168 6,84

CP HĐ dịch vụ 43 0,40 69 0,35 26 60,47

- Chi về DV thanh toán 21 0,20 27 0,14 6 28,57

- CP BĐ về mạng VT 6 0,06 10 0,05 4 66,67

- CP về ngân quỹ 14 0,13 23 0,12 9 64,29

- Chi khác 2 0,02 9 0,05 7 350,00

CP HĐKD ngoại hối 5 0,05 26 0,13 21 420,00

CP khác 2.915 27,36 5.039 25,82 2.124 72,86

III. Lợi nhuận 509 - 1.560 - 1.051 206,48

(Nguồn: Phòng kế toán VPBank – Cần Thơ)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng ngân hàng đã chiếm lĩnh được thị trường và đạt kết quả rất khả quan trong những năm đầu hoạt động. Cụ thể là qua những năm đầu hoạt động thu nhập và chi phí của ngân hàng liên tục tăng dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng qua các năm.

Thu nhập

Thu nhập của ngân hàng luôn tăng qua các năm từ 11.162 triệu đồng năm 2006 tăng lên 21.076 triệu đồng năm 2007 tăng 9.914 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 88,82%. Trong đó bao gồm các khoản mục sau:

+ Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Năm 2006, với mức thu nhập là 10.861 triệu đồng chiếm 97,30% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ chủ yếu sinh lời cho ngân hàng. Khoản thu này chủ yếu là thu lãi từ công tác cho vay chiếm tới 89,24% thu nhập. Còn lại 8,06% thu lãi tiền gửi. Sang năm 2007 ta thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp tục tăng lên 20.351 triệu đồng (chiếm 96,56) tăng 9.490 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 87,38%. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng chiếm một tỉ lệ rất cao trong tổng thu nhập (trên 96%). Còn lại là thu nhập từ các hoạt động khác của ngân hàng

+ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Năm 2006 đạt 245 triệu đồng (chiếm 2,19%). Năm 2007, đạt 443 triệu đồng (chiếm 2,1%) tăng 198 với tỉ lệ tăng là 80,82%. Trong đó chủ yếu là thu từ dịch vụ thanh toán còn thu từ dịch vụ bảo lãnh và dịch vụ ngân quỹ thì rất ít.

+ Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Năm 2006 thu nhập chỉ có 33 (chiếm 0,30%) sang năm 2007 là 69 (chiếm 0,33%)

Nhìn chung thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và một số hoạt động khác chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong thu nhập nhưng nó cũng đóng vay trò rất quan trọng trong ngân hàng. Các nghiệp vụ kinh doanh này sẽ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác. Tỉ lệ tăng về thu nhập là rất lớn so với năm trước, điều đó khẳng định rằng ngân hàng đã dần dần được tiếp nhận. Chính do tập thể cán bộ lãnh đạo nhân viên ngân hàng đã nổ lực phấn đấu không ngừng, phấn đấu đem mức thu nhập của ngân hàng tăng lên thêm và ngày càng cao.

Chi chí

Năm 2006 tổng chi phí của ngân hàng là 10.652 triệu đồng sang năm 2007 tổng chi phí lên đến 19.516 triệu đồng tăng 8.863 triệu đồng với tỉ lệ tăng 83,20%. Rõ ràng ta thấy khi thu nhập tăng thì kéo theo chi phí cũng gia tăng nhưng tỉ lệ gia tăng của chi phí chậm hơn tỉ lệ gia tăng của thu nhập.

+ Chi phí hoạt đông tín dụng trong năm 2006 là 7.690 triệu đồng chiếm 72,19% trong tổng chi phí, và khoản chi phí này bao gồm trả lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay (trong đó trả lãi tiền gửi gấp khoản 2 lần trả lãi tiền vay). Năm 2007 chi phí hoạt động tín dụng là 14.382 triệu đồng (chiếm 73,69%) tăng 6.692 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 87,02%. Thời gian này ngân hàng đã huy động được vốn nhiều hơn vì thế mà trả lãi cho tiền vay cũng nhiều hơn rất nhiều tăng 124,67% so với năm 2006, còn các khoản vay của ngân hàng tăng không cao vì thế mà khoản trả lãi tiền vay chiếm một tỉ lệ thấp và tăng chỉ có 6,84% so với năm 2006 + Chi về dịch vụ và kinh doanh ngoại hối chiếm tỉ lệ không cao nhưng luôn tăng nhanh qua các năm nhất là kinh doanh ngoại hối từ 5 triệu đồng (chiếm 0,05%) năm 2006 sang năm 2007 tăng lên 26 triệu đồng (chiếm 0,13%) tăng 21 triệu so với năm 2005 với tỉ lệ tăng 420,00%. Chi phí về ngân quỹ ta thấy luôn chiếm một tỉ trọng cao hơn thu nhập về ngân qũy như bảng 17.

+ Các chi phí khác chiếm tỉ lệ 27,36% khoản vày bao gồm rất cả các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và kinh doanh của ngân hàng như: Chi trả nộp thuế và các khoản phí cho nhà nước, chi phí để trả cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý, chi về tài sản và các khoản dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm…

Lợi nhuận

Trong năm 2006 là 509 triệu đồng. Ngân hàng từ khi đi vào hoạt động và đến tháng thứ 12 thì đã đạt điểm hoàn vốn và đến cuối năm 2006 thì đạt được mức lợi nhuận là 509 triệu đồng. Như đã phân tích ở phần trên thì lợi nhuận mang về cho ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Năm 2007 lợi nhuận 1.560 triệu đồng tăng 1.050 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 206,26%. Tốc độ tăng của lợi nhuận là rất cao gấp 2,06 lần so với năm 2006.

Ngân hàng có sự tăng lên rất lớn về lợi nhuận trong năm 2007 như vậy là do thu nhập từ lãi cho vay và các khoản thu nhập mang tính chất lãi tăng lên đáng kể. Từ đó, có thể kết luận hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, và lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập từ lãi tăng xuất phát từ nhu cầu vốn của khách hàng, khách hàng cần vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, và các hoạt động sản xuất kinh doanh này tiến triển tốt như vậy ngân hàng mới có nguồn thu từ lãi cao, người đi vay có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ của mình về khoản tín dụng vay của ngân hàng.Từ đó mà doanh số thu nợ của ngân hàng cao, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng không có và hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả.

Ngân hàng có được kết quả kinh doanh như trên đó là sự cố gắng của đội ngũ nhân viên VPBank, đặc biệt là sự lãnh đạo điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra định hướng phát triển cho ngân hàng, tạo những điều kiện tốt cho khách hàng vay tiền, cũng như công tác huy động vốn của ngân hàng.

Mặt khác, trong giai đoạn này nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển với tốc độ khá nhanh, mà ngân hàng là lĩnh vực chịu tác động nhanh nhất từ nền kinh tế nên góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Về phía khách hàng, họ đã thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, sử dụng tiền vay đúng mục đích như đã ghi trong hợp đồng tín dụng, kết quả kinh doanh đạt hiệu quả, do đó họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ tốt hơn, và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

4.4.2. Các tỷ số đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 18: Các tỉ số đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007

Thu nhập Triệu đồng 11.162 21.076

Lợi nhuận Triệu đồng 509 1.560

Tổng tài sản Triệu đồng 153.427 282.797

Lợi nhuận/Thu nhập % 4,56 7,40

Thu nhập/Tổng tài sản % 7,28 7,45

Lợi nhuận/Tổng tài sản % 0,33 0,55

(Nguồn: Phòng kế toán VPBank – Cần Thơ)

Hệ số doanh lợi (ROS)

Hệ số doanh lợi của ngân hàng luôn tăng qua các năm, năm 2006 chỉ số này là 4,56% có nghĩa 100 đồng thu nhập sẽ tạo ta được 4.56 đồng lợi nhuận. Chỉ số này còn thấp là do ngân hàng mới hoạt động không bao lâu, sau một năm hoạt động ngân hàng mới hoàn vốn và lợi nhuận bắt đầu từ tháng 7 năm 2006. Chính vì thế mà lợi nhuận trong năm 2006 còn thấp.

Năm 2007, chỉ số này tăng lên 7,40% bình quân 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 7,4 đồng lợi nhuận. Gần 3 năm hoạt động khả năng sinh lời của ngân hàng đã dần dần lớn mạnh. Mặc dù bước đi đầu gặp nhiều khó khăn và thử thách nhưng VPBank chi nhánh Cần Thơ đã từng bước khẳng định mình trên cơ sở thu nhập được tạo ra trong kỳ này càng tăng và chi phí của ngân hàng cũng ngày càng tăng nhưng với tốc độ tăng chậm hơn thu nhập. Đây chính là lý do làm cho hệ số doanh lợi của ngân hàng năm 2007 cao hơn năm 2006.

Hệ số sử dụng tài sản

Hệ số sử dụng tài sản của ngân hàng cũng tăng qua các năm nhưng rất chậm cụ thể như sau: Năm 2006, bình quân có 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 7,28 đồng thu nhập. Năm 2007 tình hình có khả quan hơn bình quân có 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 7,45 đồng thu nhập. Để cho chỉ tiêu này càng cao thì thu nhập của ngân hàng phải ngày càng cao và cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.

Hệ số ROA

Năm 2006 hệ số này chỉ có 0,33% sang năm 2007 tăng lên 0,55%. Đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của tài sản ở đây chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy trong một năm hoạt động tài sản của ngân hàng tạo ra rất ít lợi nhuận. Nguyên nhân hệ số này còn thấp là do những năm đầu ngân hàng cần phải đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm công cụ dụng cụ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, do mới thành lập nên lợi nhuận mang về cho ngân hàng chưa cao.

Hệ số ROA chính bằng hệ số ROS nhân với hệ số sử dụng tài sản. Để tăng ROA thì một trong hai nhân tố ROS hoặc hệ số sử dụng tài sản tăng. Do đó, ngân hàng cần phải luân chuyển nhanh các khoản phải thu đẩy mạnh công tác thu nợ

làm cho vòng quay vốn tín dụng này càng tăng. Luôn phát triển dư nợ cho vay để tăng thu nhập và hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết.

4.5. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 4.5.1. Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 4.5.1. Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trong công tác huy động vốn

Những năm qua cho thấy ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền ngân hàng đã tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng, cùng với nhiều hình thức huy động vốn trong và ngoài nước. Đây là thế mạnh để cho ngân hàng ngày càng nâng cao hơn nữa nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động khác mà nhất là trong cho vay.

Trong công tác cho vay vốn

Dư nợ của ngân hàng luôn tăng qua các năm, khách hàng của ngân hàng rất đa dạng và công tác cho vay đạt hiệu quả tốt trong những năm qua. Quy trình cho vay của ngân hàng rất chặt chẽ, nhân viên trong ngân hàng luôn làm việc tuân thủ theo những nguyên tắc và quy định của ngân hàng và nhà nước. Công tác thẩm định khách hàng và tài sản bảo đảm rất minh bạch và khách quan. Kết quả đem lại cho ngân hàng là không có nợ xấu. Công tác thu nợ của ngân hàng rất có hiệu quả. Có thế mạnh trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn sẽ làm cho ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng.

Con người đóng vay trò rất quan trọng, trong bất kỳ xã hội nào hay hoạt động trong lĩnh vực nào. Trong một tổ chức nếu có sự đoàn kết, nhất trí và tinh thần đồng đội, lòng đam mê nghề nhất định tổ chức đó sẽ thành công. Ở Ngân hàng VPBank – chi nhánh Cần Thơ đã thực hiện được điều này. Hơn thế nữa đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đặt lợi ích của ngân hàng lên hàng đầu, làm việc trong môi trường trong sạch và lành mạnh đã rèn luyện cho họ trở thành những người làm việc có kỹ luật và sâu sắc trong từng nghiệp vụ.

4.5.2. Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Hoạt động của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội. Vì thế trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao như hiện nay có thể dẫn đến rủi ro tín dụng bởi những lý do sau:

Về huy động vốn

Người gửi tiền luôn có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình sẽ bị mất giá khi gửi vào ngân hàng. Họ nghĩ rằng với tỉ lệ lạm phát như hiện nay thì lãi suất tiền gửi không thể bù đắp được, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực khác như đầu tư chứng khoán, dự trữ vàng…sẽ gây khó khăn và bất lợi cho ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Mặc dù mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nhưng lạm phát đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, giá cả leo thang sinh hoạt cũng trở nên khó khăn hơn vì thế phần tiền tiết kiệm cũng ít hơn trước đây. Vấn đề này gây khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

Công tác cho vay

- Ngược lại với những người gửi tiền là những người đi vay, họ muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản đầu tư của ngân hàng không có hiệu quả. Nguy cơ này làm hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn và với mức lãi suất cao thì việc cho vay càng gặp nhiều khó khăn hơn. Rõ ràng ta thấy được hầu hết các ngân hàng khi bước sang năm 2008 đã giảm doanh số cho vay rất đáng kể. Tạm thời ngừng các khoản cho vay với các khách hàng mới. Trong giai đoạn đó ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 68 - 84)