Tình hình thu nợ của VPBank chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 50 - 54)

a. Doanh số thu nợ theo thời gian

Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời gian

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 84.287 87,53 332.359 88,64 248.072 294,32 Trung hạn 12.006 12,47 38.990 10,40 26.984 224,75

Dài hạn - - 3.619 0,97 3.619 -

Tổng cộng 96.293 100,00 374.968 100,00 278.675 289,4 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng VPBANK – Cần Thơ)

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng doanh số thu nợ của ngân hàng luôn tăng nhanh qua các năm từ 96.293 triệu đồng năm 2006 tăng lên 374.968 triệu đồng năm 2007 với tỉ lệ tăng là 289,4%.

- Trong đó thu nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 84.287 triệu đồng (chiếm 87,53%). Năm 2007 con số này là 332.359 triệu đồng (chiếm 88,64%) tăng 248.072 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 294,32%.

- Thu nợ trung hạn năm 2006 là 12.006 triệu đồng (chiếm 12,47%). Năm 2007, thu nợ đạt 38.990 triệu đồng (chiếm 10,40%) tăng 26.984 triệu đồng với tỉ lệ tăng 224,75%.

- Thu nợ dài hạn đạt 3.619 triệu đồng (chiếm 0,97%) trong năm 2007 Với mức độ tăng trưởng của doanh số thu nợ đã chứng minh được rằng ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả và quản lý tốt các khoản vay. Nhận thấy rằng doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng quá cao và ngày càng tăng do ngân

hàng chủ yếu cho vay trong ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh. Đối với những khoản vay trung và dài hạn rất ít nên kéo theo thu nợ của nó cũng rất thấp. Như đã biết hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động được. Vốn huy động thì có kỳ hạn và không kỳ hạn, thời gian dài ngắn khác nhau với mức lãi suất khác nhau. Do đó, ta không thể nào dùng nguồn vốn huy động trong ngắn hạn mà cho vay dài hạn hoặc ngược lại sẽ không mang lại hiệu quả cao mà còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Ngân hàng hoạt động rất tuân thủ nguyên tắc và qui định của ngân hàng hội sở, trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn rất cẩn thận trong từng khâu mà quan trọng nhất là khâu thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo. Do đó, việc xãy ra rủi ro chủ quan là rất thấp việc thu hồi vốn đúng hạn rất cao mà cụ thể là qua doanh số thu nợ của ngân hàng trong những năm qua đã minh chứng có điều đó.

b. Doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành kinh tế

Bảng 6: Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Công nghiệp chế biến 1.570 1,63 5.918 1,58 4.348 276,94

Xây dựng 24.136 25,07 69.528 18,54 45.392 188,07

Thương nghiệp 3.010 3,13 29.662 7,91 26.652 885,45

Thủy sản - - 3.734 1,00 - -

Khách sạn nhà hàng - - 20 0,01 - -

Kinh doanh tài sản và

dịch vụ tư vấn 3.200 3,32 8.400 2,24 5.200 162,5

Vận tải, kho bãi thông

tin liên lạc 1.998 2,07 5.369 1,43 3.371 168,72 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 50.862 52,82 229.040 61,08 178.178 350,32 Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 11.517 11,96 23.297 6,21 11.780 102,28 Tổng cộng 96.293 100,00 374.968 100,00 278.675 289,40

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng VPBANK – Cần Thơ)

Thu nợ các ngành kinh tế đều không ngừng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều, tỉ trọng của các ngành trong tổng doanh số thu nợ cũng biến động không giống nhau.

Xét về mặt tuyệt đối thì thu nợ ở ngành nghề nào cũng đều tăng nhưng xét về mặt tương đối thì chỉ có ngành Thương nghiệp và ngành kinh tế Phục vụ cá nhân và cộng đồng tăng, còn các ngành nghề khác phát triển theo chiều hướng giảm chỉ riêng 2 ngành Thủy sản và Khách sạn nhà hàng là mới phát sinh trong năm 2007.

- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: Doanh số thu nợ cao nhất trong tất cả các ngành. Năm 2006 doanh số đạt 50.862 triệu đồng (chiếm 52,82%). Năm 2007, doanh số thu nợ là 229.040 triệu đồng (chiếm 61,08%) tăng 178.178 triệu đồng với tỉ lệ tăng 350,32 % lớn hơn rất nhiều so với tỉ lệ tăng của doanh số cho vay (160,79%). So với năm 2006 ta thấy tình hình thu nợ trong năm 2007 tiến triển rất tốt.

- Ngành thương nghiệp: Doanh số thu nợ năm 2006 là 3.010 triệu đồng (chiếm 3,13%). Năm 2007, doanh số thu nợ tăng lên đáng kể đạt 29.662 triệu đồng (chiếm 7,91%) tăng 26.652 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 885,45%. Tốc độ tăng cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay (143,62%). Tăng gấp 8,85 lần so với năm trước vì doanh số cho vay của ngành luôn tăng .

- Bên cạnh đó các ngành khác mặc dù doanh số thu nợ có tăng nhưng tăng rất thấp và tỉ trọng có xu hướng giảm (như bảng 6).

Ngân hàng hoạt động kinh doanh cũng giống như các doanh nghiệp khác mục tiêu cuối cùng là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Để có lợi nhuận cao thì hoạt động của ngân hàng phải thật tốt nhất là trong khâu cho vay và thu nợ. Một doanh nghiệp hoạt động có doanh thu cao thì chưa chắc là đã có hiệu quả cũng giống như ngân hàng doanh số cho vay cao chưa hẳn là tốt. Nếu như doanh số cho vay luôn tăng mà doanh số thu nợ có chiều hướng giảm hay những khoản vay khó thu hồi được thì tác hại sẽ rất lớn cho ngân hàng. Ở đây ta thấy doanh số cho vay luôn tăng và doanh số thu nợ của ngân hàng cũng luôn tăng với mức độ còn lớn hơn cả doanh số cho vay.

Nhận thấy, tình hình cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả khá tốt, đó là do ngân hàng thiết lập một qui trình tín dụng thật rõ ràng, minh bạch. Khách hàng luôn yên tâm khi đặt mối quan hệ với ngân hàng, họ sẽ được cán bộ tín dụng hướng dẫn cụ thể và trình thư ngõ với mục đích và tránh gian lận, khách hàng tin

tưởng vào phong cách làm việc chuyên nghiệp và phù hợp với qui định hơn. Mỗi hợp đồng tín dụng phải được xét duyệt thật kỹ của cấp Trưởng phòng và Ban Tín Dụng. Sau khi hợp đồng tín dụng được ký và giải ngân thì nhân viên tín dụng có trách nhiệm là thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án, phương án, tình hình sản xuất kinh doanh, hình hình tài chính, tài sản bảo đảm …của khách hàng để đảm bảo có thể thu hồi lãi và gốc đúng hạn trên hợp đồng.

c. Tình hình thu nợ theo loại hình kinh tế

Bảng 7: Tình hình thu nợ theo loại hình kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

CtyTNHH tư nhân 4.848 5,03 16.036 4,28 11.188 230,78

DN tư nhân 21.102 21,91 80.231 21,40 59.129 280,21

Kinh tế cá thể 70.343 73,05 278.701 74,33 208.358 296,20

Tổng cộng 96.293 100,00 374.968 100,00 278.675 289,40

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng VPBANK – Cần Thơ)

Qua bảng tình hình thu nợ theo loại hình kinh tế ta thấy rằng doanh số thu nợ của các loại hình kinh tế luôn tăng qua các năm.

Kinh tế cá thể

Năm 2006 doanh số thu nợ ở ngành này là 70.343 triệu đồng (chiếm 73,05%) lệ rất cao. Doanh số thu nợ trong năm 2007 là 278.701 triệu đồng (chiếm 74,33%) tăng 208.358 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 296,20%. Doanh số thu nợ tăng gấp 2,96 lần so với năm trước, cho thấy rằng tình hình cho vay theo loại hình kinh tế cá thể là rất quan trọng với ngân hàng và chủ yếu khách hàng ở đây kinh doanh ngành nghề hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

DN tư nhân

Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 21.102 triệu đồng (chiếm 21,91%). Năm 2007, doanh số thu nợ tăng lên 80.231 triệu đồng (chiếm 21,40%) tăng 59.129 triệu đồng với tỉ lệ tăng 280,21%. Mặc dù doanh số thu nợ có tăng nhưng tỉ trọng trong thu nợ phát triển ngược chiều với tỉ trọng trong cho vay. Vì đa số đây là những khoản cho vay mới thời gian thu hồi vốn còn dài vì thế mà trong năm 2007 doanh số thu nợ chưa cao.

Cty TNHH tư nhân

Năm 2006, doanh số thu nợ 4.848 triệu đồng (chiếm 5,03%). Năm 2007, doanh số thu nợ đạt 16.036 triệu đồng (chiếm 4,28%). Cũng tương tự như loại hình DN tư nhân, doanh số cho vay còn rất thấp và đây là loại hình chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cho vay và thu nợ chiếm tỉ lệ khoản 4-5% tỉ lệ này không đãng kể nhưng nó cũng góp phần đa dạng hóa đầu tư và phân tán rủi ro trong công tác tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 50 - 54)