Tình hình cho vay của VPBank chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 41 - 84)

4.2.1.1. Doanh số cho vay của VPBank chi nhánh Cần Thơ

a. Doanh số cho vay theo thời gian

Bảng 2: Tình hình doanh số cho vay theo thời gian

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 171.368 85,4 448.779 89,08 277.411 161,88 Trung hạn 29.350 14,6 44.455 8,82 15.105 51,465

Dài hạn - - 10.543 2,09 10.543 -

Tổng cộng 200.718 100,00 503.777 100,00 303.059 150,99

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng VPBANK – Cần Thơ)

Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ từ lúc thành lập đến nay đã luôn phấn đấu hết lòng phục vụ khách hàng. Điều đó thể hiện rõ thông qua doanh số cho vay của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, gần 3 năm qua doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng trưởng cụ thể như sau:

Năm 2006, tổng doanh số cho vay của ngân hàng là 200.718 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn là 171.368 triệu đồng chiếm 85,38% tổng doanh số cho vay. Còn lại khoảng 29.350 triệu đồng chiếm 14,62% là cho vay trung hạn. Cho vay dài hạn tại VPBank – Cần Thơ chưa phát sinh do tại thời điểm này các khách hàng chưa cần đến những nguồn vốn có thời hạn quá dài. Đây là tình hình chung của thị trường tiền tệ Việt Nam, thị trường đang trong giai đoạn định hình và phát triển vì vậy đối với khoản vay có giá trị lớn và thời gian dài rất ít đến với NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng. Khách hàng chủ yếu vay các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng để bổ sung vào nguồn vốn lưu động hiện thời, các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng có thời gian luân chuyển vốn nhanh, cho vay tiêu dùng…

Năm 2007, tổng doanh số cho vay là 503.777 triệu đồng tăng 303.059 triệu đồng với tỉ lệ tăng 150,99% so với năm 2006. Doanh số cho vay ngắn hạn là 448.779 triệu đồng chiếm khoảng 89,08% doanh số cho vay, còn lại 44.455 triệu đồng (chiếm 8,82%) và cho vay dài hạn là 10.543 triệu đồng (chiếm

triệu đồng số lượng này không lớn lắm nhưng nó đánh giá được bước phát triển của nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ. Một quy luật không thể nào phủ nhận được là khi nền kinh tế phát triển các tổ chức kinh tế có nhu cầu vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian dài. Khi đó, ngân hàng sẽ sẵn sàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp có nhu cầu để kinh doanh đối với những phương án khả thi.

Doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2007 tăng 277.411 triệu đồng so với năm 2006, tỉ số tăng là 161,88%. Song song với sự tăng trưởng của cho vay ngắn hạn thì cho vay trung hạn cũng tăng từ mức 29.350 triệu đồng năm 2006 lên 44.455 triệu đồng trong năm 2007 tăng 15.105 triệu đồng, tỉ lệ tăng là 51,465%.

Như vậy, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng. Điều đó có thể thấy rõ nhất là ngân hàng trong giai đoạn đầu hoạt động đã từng bước thiết lập được nhóm khách hàng mục tiêu và có chính sách phù hợp với thị trường hiện tại. Khách hàng trên địa bàn thành phố đã chú ý đến ngân hàng và ngân hàng cũng đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ, hết lòng phục vụ cho khách hàng. Doanh số cho vay ngắn và trung hạn luôn tăng qua các năm nhưng tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất vẫn là cho vay trong ngắn hạn tăng gấp 1,61 lần so với năm trước và chiếm tỉ lệ trên 85% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Ngân hàng chủ yếu cho vay bằng nguồn vốn huy động vì thế ngân hàng cần cân nhắc và phân bổ các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho phù hợp với nguồn vốn huy động được. Nhằm để tránh sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn và ngược lại sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để hiểu rõ hơn về việc cho vay của ngân hàng ta sẽ xét doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế.

a. Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế

Bảng 3:Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Công nghiệp chế biến 3.72 1,85 9.356 1,86 5.636 151,51

Xây dựng 40.579 20,22 74.515 14,79 33.936 83,63

Thương nghiệp 20.77 10,35 50.6 10,04 29.83 143,62

Thủy sản - - 24.7 4,90 24.7 -

Khách sạn nhà hàng - - 20 0,00 20 -

Kinh doanh tài sản và

dịch vụ tư vấn 8.4 4,18 41.9 8,32 33.5 398,81

Vận tải, kho bãi

thông tin liên lạc 5.604 2,79 4.578 0,91 -1.026 (18,31) Hoạt động phục vụ cá

nhân và cộng đồng 99.006 49,33 258.2 51,25 159.19 160,79 Hoạt động dịch vụ tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hộ gia đình 22.639 11,28 39.912 7,92 17.273 76,30

Tổng cộng 200.72 100,00 503.78 100,00 303.06 150,99

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng VPBANK – Cần Thơ)

Trong xã hội ngày nay có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh với những mục đích sử dụng vốn khác nhau. Trong từng lĩnh vực sẽ có mức độ rủi ro khác nhau vì thế một ngân hàng hoạt động tốt và có hiệu quả sẽ biết làm thế nào để phân tán rủi ro và tìm kiếm những khách hàng tốt nhất để phục vụ những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Nếu xét theo ngành nghề kinh tế thì khách hàng của VPBank là rất đa dạng. Doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng được phân bổ vào những ngành nghề kinh tế theo bảng 3 như trên:

Công nghiệp chế biến

Doanh số cấp tín dụng đối với ngành kinh tế Công nghiệp chế biến luôn tăng qua các năm đầu hoạt động. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 3.720 triệu đồng (chiếm 1,85%). Năm 2007, doanh số cho vay tăng lên 9.356 triệu đồng (chiếm 1,86%) tăng 5.636 triệu đồng so với năm 2006 và tương ứng với tỉ lệ là 151,51% . Điều này nói lên rằng doanh số cấp tín dụng trong năm 2007 tăng gấp 1,52 lần so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do tác động nhiều phía, vấn đề

vốn để bổ sung vào ngành nghề công nghiệp chế biến. Cho vay trong ngành này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ dưới 2% trong tổng doanh số cho vay vì khách hàng vay với mục đích kinh doanh này chủ yếu là những khách hàng nhỏ. Đa phần dùng vốn cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn vì thế đây là những khoản vay chủ yếu có thời gian đáo hạn dưới một năm.

Xây dựng

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng nâng cao vì thế mà nhu cầu của con người cũng được cải thiện cả vật chất lẫn tinh thần. Ở trung tâm thành phố Cần Thơ hiện nay nhu cầu về nhà ở tăng lên rất cao. Vì thế mà doanh số cấp tín dụng cho mục đích xây dựng tăng liên tục qua các năm cụ thể: Năm 2006 doanh số cho vay là 40.579 triệu đồng (chiếm 20,22%). Năm 2007, doanh số cho vay lên 74.515 triệu đồng (chiếm 14,79%) tăng 33.936 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 83,63%, Nhưng xét về tính tương đối thì cơ cấu cho vay trong ngành xây dựng có chiều hướng giảm. Cũng giống như ngành công nghiệp chế biến nhu cầu vốn của mục đích sử dụng vốn chủ yếu là trong ngắn hạn. Nhưng ở đây nhu cầu về xây dựng là rất cao trong những năm gần đây. VPBank được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng hợp tác với quy trình tín dụng chặt chẽ cùng với mức lãi suất phù hợp. Đây là ngành nghề kinh tế mà ngân hàng có doanh số cho vay đứng thứ 2 sau ngành kinh tế Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Thương nghiệp

Doanh số cấp tín dụng của ngành thương nghiệp tại chi nhánh Cần Thơ cũng luôn tăng qua các năm và với tốc độ tăng rất nhanh nhưng tỉ trọng cho vay luôn thấp hơn ngành xây dựng. Trong năm 2006, doanh số cho vay đạt 20.770 triệu đồng (chiếm 10,35%). Năm 2007, doanh số cho vay đạt 50.600 triệu đồng (chiếm 10,04%) tăng 29.830 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 143,62%. Tốc độ tăng của ngành thương nghiệp trong năm 2007 còn cao hơn cả ngành xây dựng tăng gấp 1,43 lần ( khi đó ngành xây dựng chỉ tăng có 0,84 lần). Nhưng xét về số tuyệt đối thì tỉ trọng của ngành thương nghiệp luôn tăng nhưng vẫn thấp hơn ngành xây dựng (bảng 3).

Hiện nay lượng xe có động cơ, mô tô, xe máy đã tăng lên rất cao hầu như trong gia đình nào cũng có sử dụng. Chính vì thế mà ngành thương nghiệp: sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Ngân hàng cũng đã tài trợ cho khách hàng có nhu cầu về lĩnh vực kinh doanh này góp phần vào việc phát triển chung của đất nước. Đây là hình thức kinh doanh đem lại cho khách hàng được nhiều lợi nhuận và thuận lợi trong kinh doanh, điều này đồng nghĩa với những khoản vay ít rủi ro cho ngân hàng.

Thủy sản – khách sạn nhà hàng

Cho vay trong lĩnh vực Thủy sản – Khách sạn nhà hàng chỉ mới phát sinh trong năm 2007 và tỉ trọng cho vay cũng không cao nhất là đối với ngành kinh doanh Khách sạn nhà hàng năm 2007 chỉ có 20 triệu đồng. Đối với cho vay trong ngành Thủy sản thì có khả quan hơn đạt 24.700 triệu đồng (chiếm 4,90%).

Ngành thủy sản đã phát triển từ rất lâu đời nhưng việc thực hiện để đạt kết quả tốt là việc làm rất khó khăn tốn kém nhiều thời gian và phải có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này. Vì thế đối với những khoản vay như vậy thì ngân hàng phải thẩm định thật kỹ dự án, phương thức sản xuất kinh doanh của khách hàng có thật sự khả thi hay không? Ngân hàng sẽ quyết định từ chối nếu như dự án không khả thi hay có rủi ro cao. Bên cạnh đó, khách hàng quen làm việc với những ngân hàng cũ đã từng cung cấp tín dụng cho họ vì thế để mở rộng cho vay trong ngành thủy sản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hơn một năm đầu hoạt động ngân hàng hoàn toàn không có phát sinh cho vay trong lĩnh vực thủy sản nhưng bước sang năm 2007 thì có một số khách hàng hướng đến với VPBank đây là cơ hội để VPBank làm việc với khách hàng mới và mở rộng thị trường trên địa bàn.

Ngành kinh tế Khách sạn nhà hàng cũng tương tự như ngành Thủy sản ngân hàng rất khó có được khách hàng và đây là tiềm năng lớn ở Thành phố Cần thơ. Do đó, ngân hàng cần phát huy thế mạnh của mình để thu hút ngày càng nhiều khách hàng có mục đích kinh doanh này.

Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

Doanh số cấp tín dụng cho các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và

triệu đồng (chiếm 4,18%). Năm 2007, doanh số cho vay đạt 41.900 triệu đồng (chiếm 8,32%) tăng 33.500 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 398,81%.

Tốc độ tăng qua các năm là rất cao, tăng gấp 3,99 lần so với năm trước. Hiện nay nhiều công ty được ra đời với mục đích là kinh doanh tài sản và đặc biệt là làm dịch vụ tư vấn cho các tổ chức kinh tế khác hoặc khách hàng cá thể. Hiện nay thị trường chứng khoán đã phát triển là điểm tựa cho sự phát triển ngành dịch vụ này.

Vận tải, kho bãi thông tin liên lạc

Doanh số cấp tín dụng cho ngành kinh tế vận tải, kho bãi thông tin liên lạc chiếm tỉ trọng không cao và giảm qua các năm. Đây là ngành kinh tế phục vụ, hổ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngành nghề này đóng vay trò chủ đạo trong nền kinh tế vì thế những khoản vay như vậy được ngân hàng cũng rất quan tâm và sẳn sàng cấp tín dụng cho khách hàng. Doanh số cho vay trong năm 2006 cấp tín dụng đạt 5.604 triệu đồng (chiếm 2,79%). Doanh số cho vay năm 2007 đạt 4.578 triệu đồng (chiếm 0,91%) giảm 1.026 triệu đồng với tỉ lệ giảm là 18,31%. Nhu cầu về lĩnh vực vận tải hàng hóa, kho bãi thông tin liên lạc ngày càng giảm. Cho vay trong lĩnh vực này chưa cao lại có chiều hướng giảm vì thế trong tương lai ngân hàng cần đẩy mạnh khai thác khách hàng có nhu cầu vốn trong lĩnh vực này.

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cấp tín dụng đạt doanh số cao nhất là ngành kinh tế hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. Doanh số cho vay của ngành luôn tăng và rất nhanh qua các năm. Năm 2006, doanh số cho vay là 99.006 triệu đồng (chiếm 49,33%). Năm 2007, con số này lên đến 258.196 triệu đồng (chiếm 51,25%) tăng 159.190 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 160,79%. Nguyên nhân doanh số tăng cao và chiếm một tỉ trọng lớn là do nhu cầu của xã hội ngày càng cao cho nên đã xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh với mục đích là phục vụ cho nhu cầu cấp thiết đó. Nhu cầu của thị trường là thế và với vay trò của một ngân hàng thì phải đáp ứng được nguồn vốn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Chiếm tỉ trọng cao trong doanh số cho vay vì thế lợi nhuận thu

về từ cho vay theo mục đích kinh doanh này cũng cao và rủi ro sẽ tập trung vào những khách hàng có cùng tính chất như thế này.

Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình

Cũng như các ngành nghề khác hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình ngày nay rất phát triển vì thế mà nhu cầu về vốn để kinh doanh trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm cụ thể là: Năm 2006, doanh số cấp tín dụng là 22.639 triệu đồng (chiếm 11,28%). Năm 2007 đạt 39.912 triệu đồng (chiếm 7,92%) tăng 17.273 triệu đồng với tỉ lệ tăng 76,30%. Nhìn chung, xét về mặt tuyệt đối doanh số cấp tín dụng tăng cao nhưng về mặt tương đối thì doanh số cho vay có chiều hướng giảm. Đối với các khoản vay có mục đích này ngân hàng luôn sẳn lòng cấp tín dụng cho những khoản vay an toàn và có hiệu quả.

Tóm lại: Ngân hàng cấp tín dụng cho nhiều mục đích sử dụng vốn khác nhau, nhưng tỉ trọng của từng ngành có sự chênh lệch rất cao. Hiện tại thì cho vay trong ngành kinh tế hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng là rất cao còn các ngành khác thì rất thấp thậm chí chỉ mới phát sinh trong năm 2007 như ngành Thủy sản và Khách sạn nhà hàng. Rủi ro có thể xảy ra cho những khoản vay tập trung quá nhiều vào cùng một ngành nghề có cùng tính chất. Còn rất nhiều khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần đặt quan hệ tín dụng.

c. Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế

Bảng 4: Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

CTy TNHH tư nhân 9.096 4,53 63.356 12,58 58.508 643,23

DN tư nhân 26.597 13,25 94.701 18,80 73.599 276,72

KT cá thể 165.025 82,22 345.720 68,63 170.952 103,59

Tổng cộng 200.718 100,00 503.777 100,00 303.059 150,99

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng VPBANK – Cần Thơ)

Ngân hàng cấp tín dụng chủ yếu cho 3 loại hình kinh tế: Công ty TNHH tư nhân, Doanh nghiệp tư nhân, Kinh tế cá thể. Doanh số cấp tín dụng cho 3 loại

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VPBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 41 - 84)