Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn (Trang 86 - 104)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.7. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm

Bảng 3.17. Tiêu thụ và TTTA/kg tăng khối lƣợng gà thí nghiệm Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN Mức ăn g/con/ng TTTA (g/con) FCR (kg) Mức ăn g/con/ng TTTA (g/con) FCR (kg) SS - 4 23 644 2,69 23 644 2,68 4 - 8 58 1624 3,71 59 1652 3,70 Cộng dồn 40,50 2268 3,35 41,00 2296 3,34 8 - 12 61 1708 8,06 70 1960 3,78 Toàn kỳ 47,33 3976 4,47 48,33 4258 3,52

Tiêu tốn TA/kg tăng khối lƣợng cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt. Bảng 3.17 cho thấy lƣợng thức ăn thu nhận của lô đối chứng và lô thí nghiệm tăng dần theo ngày tuổi của gà. Tính chung cho cả giai đoạn thí nghiệm từ SS - 8TT gà lô đối chứng

có tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ là 2268 g/con, mức thu nhận thức ăn trung

bình là 40,50 g/con/ngày, còn lô thí nghiệm hết tƣơng ứng 2296 g/con và

mức thu nhận thức ăn trung bình là 41 g/con/ngày.

Giai đoạn 9 - 12TT gà 2 lô đƣợc áp dụng phƣơng thức quản lý và ăn

với chế độ khác nhau. Lô đối chứng thả tự do ăn thức ăn do gia đình tự sản

xuất có trộn thêm thức ăn bổ sung có mức tiêu thụ 1708 g/con và khả năng ăn hết 61 g/con/ngày, với TTTA cao là 8,06 kgTA/kg tăng khối lƣợng, cao hơn nhiều so với lô thí nghiệm với các chỉ tiêu tƣơng ứng là 1960 g/con, mức

thu nhận thức ăn 70 g/con/ngày và TTTA là 3,78 kgTA/kg tăng khối lƣợng. Mức chênh lệch về TTTA/kg tăng khối lƣợng giữa 2 lô là 4,28kg. Điều này đƣợc giải thích là do chế độ ăn giữa 2 lô gà rất khác nhau làm cho mức thu nhận giảm đi và TTTA tăng cao. Tuy nhiên nếu tính toàn kỳ thì TTTA của lô đối chứng chỉ hết 4,47 kg còn lô thí nghiệm hết 3,52 kg cao hơn so với kết quả nuôi nhốt gà Mông ở Viện chăn nuôi (chỉ hết 3,29 kg) Phạm Công Thiếu

và cộng sự (2004) [49]. Tuy TTTA của lô đối chứng cao nhƣng bù lại giá

thức ăn chỉ là nguyên liệu nên chắc chắn chi phí thức ăn (đ/kg tăng khối

lƣợng của gà) cũng chỉ trong mức hợp lý so với sử dụng TAHH hoàn chỉnh. Điều này có ý nghĩa thực tiễn vì nó khuyến cáo đồng bào vùng cao tin vào kỹ thuật mới, nên nuôi gà thịt giai đoạn SS - 8TT nuôi nhốt có chế độ ăn đảm bảo dinh dƣỡng để tăng tỷ lệ sống và sinh trƣởng tốt, sau giai đoạn này có thể chăn thả hoàn toàn và cho ăn theo tập quán.

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

4.1.1. Về kết quả điều tra

Gà Mông là nhóm giống gà vẫn đƣợc nuôi trong cộng đồng dân cƣ vùng cao tỉnh Bắc Kạn, đặc điểm đen đặc trƣng ở màu da, chân, xƣơng, mào đƣợc coi là gà đặc sản các địa phƣơng vùng cao, năng suất thấp mang đặc điểm di truyền của giống nguyên thủy ít chịu tác động chọn lọc của ngƣời chăn nuôi.

4.1.2. Năng suất, chất lượng thịt gà Mông

Nhóm gà Mông đặc sản có tầm vóc nhỏ, khả năng sinh trƣởng chậm, tới 12TT gà nuôi trong điều kiện bán chăn thả, đảm bảo chế độ dinh dƣỡng con trống khối lƣợng trung bình chung đạt 1123,5 g/con, con mái đạt 1048,7 g/con, tới 20TT con trống khối lƣợng trung bình chung đạt 1587,9 g/con, con mái đạt 1264,6 g/con.

Gà trống 2 - 3 tháng tuổi đã có mào tích phát triển và có phản ứng đạp mái, gà mái đẻ quả trứng đầu ở tuần 19, tuổi đẻ đỉnh cao ở 31TT với tỷ lệ đỉnh cao trung bình chung đạt 42,48%, biến động [39,05% - 43,81% - 44,57%] theo từng địa bàn theo dõi. Sản lƣợng trứng đạt 40,68 quả/mái/25 tuần đẻ, khối lƣợng trứng cân thời điểm gà đẻ đỉnh cao trung bình đạt 49,41 g/quả. Tỷ lệ trứng có phôi trung bình chung đạt 89%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp trung bình chung đạt 87%, tỷ lệ nở/trứng có phôi trung bình chung đạt 97,8%, gà SS (01 ngày tuổi) khối lƣợng trung bình chung đạt 30,91 g/con, tỷ lệ nuôi sống kết thúc 8TT trung bình chung đạt 94,6%.

Tỷ lệ thân thịt 12TT đạt 74,28% ở con trống và 75,09% ở con mái. Tỷ lệ thịt (đùi + ngực) gà mái 40,89% cao hơn so với gà trống chỉ đạt 36,45%. Tỷ lệ protein trong thân thịt trung bình 21,94% ở gà trống và 22,74% ở gà mái.

Thịt gà Mông có hàm lƣợng khoáng tổng số cao, trung bình [1,13% - 1,24%]. Hàm lƣợng Fe [80,20 - 100,49] mg/kg, đƣợc coi nhƣ nguồn bổ sung Fe tốt cho con ngƣời.

Chất lƣợng protein thân thịt thể hiện ở số lƣợng và tỷ lệ acid amin khá cân đối nằm trong nhóm thịt gà chất lƣợng cao. Trong 17 acid amin ở thịt gà Mông có 11 acid amin cao hơn và tƣơng đƣơng so với gà Ri. Đặc biệt quan trọng acid glutamic trong thịt gà Mông chiếm 3,02% cao hơn gà Ri đạt 2,98%.

4.1.3. Về kết quả thử nghiệm

Gà Mông nuôi thịt nuôi trong điều kiện nhốt chuồng có đảm bảo chế độ dinh dƣỡng và chăm sóc quản lý có sức sinh trƣởng tốt, tỷ lệ nuôi sống hết 12TT trung bình chung lô đối chứng đạt 92,67%, lô thí nghiệm 94,67%; khối lƣợng cơ thể 8TT đạt trung bình [707,6 - 717,84] g/con ứng với 2 lô, khi thay đổi phƣơng thức quản lý và giảm chế độ dinh dƣỡng đã cho kết quả khác biệt giũa lô đối chứng và lô thí nghiệm, khối lƣợng tƣơng ứng ở 12TT trung bình trống mái đạt [920,20 - 1235,5] g/con, có sự khác biệt thống kê với (P<0,001).

Về TTTA gà nuôi nhốt tới 8TT sau đó thả tự do và áp dụng chế độ dinh dƣỡng thấp có TTTA/kg tăng khối lƣợng cao hơn gà thí nghiệm với kết quả tƣơng ứng giữa 2 lô là 4,47 kg và 3,52 kg.

4.2. Tồn tại và đề nghị

Cần tiến hành thêm các nghiên cứu về chế độ ăn cho gà trong điều kiện chăn nuôi bán chăn thả và chăn thả sau 8TT để gà có sinh trƣởng tốt, tăng tỷ lệ nuôi sống, tiết kiệm đƣợc thức ăn.

Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc các tính trạng làm tăng năng suất sinh trƣởng, sinh sản của giống gà Mông đặc sản Bắc Kạn.

Cần nghiên cứu xác định gen gà Mông Bắc Kạn với gà Mông các tỉnh miền núi phía bắc có chung cùng một nhóm giống hay không.

Áp dụng trong hộ gia đình đồng bào miền núi Bắc Kạn nuôi gà Mông nhốt có áp dụng kỹ thuật đầy đủ giai đoạn SS - 8TT, sau đó mới thả tự nhiên theo tập quán địa phƣơng để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sinh trƣởng tốt và tiết kiệm chi phí đầu tƣ nuôi gà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Ân, Hoàng Giám, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện và Trần Xuân Thọ (1983), Di truyền học động vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 88,185.

2. Đỗ Thị Kim Chi (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống gà Mông nuôi tại Quản Bạ - Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr 26, 27.

3. Trịnh Xuân Cƣ, Hồ Lam Sơn, Lƣơng Thị Hồng và Nguyễn Đăng Vang (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của gà Mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y Thành Phố Hồ Chí Minh, tr 245.

4. Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân Tùng (2005), Nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà Đông Tảo và gà Ri cải tiến nuôi trong nông hộ. Tóm tắt báo cáo khoa học 2004, Viên chăn nuôi Quốc gia.

5. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Lê Thanh Ân, Hồ Xuân Tùng và Phạm Bích Hƣơng (2001), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng Hoa nuôi tại trại thực nghiệm Lưu Ninh. Báo cáo khoa học Chăn nuôi - Thú y 1999 - 2000 Bộ Nông nghiệp &PTNT Thành Phố Hồ Chí Minh 2001, tr 70.

6. Triệu Xƣơng Đình và Vƣơng Truyền (2001), Làm thế nào để nuôi tốt gà xương đen. Nhà xuất bản Bắc Kinh China, tr 55-57.

7. Bùi Hữu Đoàn (2004), Chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 22.

8. Vƣơng Đống (1968), Dinh dưỡng động vật (ngƣời dịch Vƣơng Văn Khê). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr15.

9. Lê Thanh Hải, Lê Hồng Dung và Đồng Sĩ Hùng (1999), So sánh một số tổ hợp lai giữa gà địa phương và gà nhập nội tại Trung tâm Bình Thắng. Báo cáo Khoa học Chăn nuôi - Thú y 1998-1999, phần chăn nuôi gia cầm Bộ NN&PTNT, tr 125.

10. Phạm Quang Hoán và Nguyễn Kim Anh (1994), Nghiên cứu sử dụng cám ép để thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp của gà broiler. Thông tin Khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia cầm số 1 năm 1994, tr 285.

11. Đào Lệ Hằng (2001) Bước đầu nghiên cứu một số tính trạng gà Mông nuôi bán công nghiệp tại Miền Bắc Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Sinh học. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, tr 26.

12. Nguyễn Duy Hoan (1998), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 19-20.

13. Nguyễn Duy Hoan (2009), Nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gà Ri nuôi tại Thái Nguyên. Tạp chí khoa học và công nghệ số 62, tr 111-115.

14. Nguyễn Duy Hoan (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Mèo tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Báo cáo kết quả nghiên cứuĐề tài cấp bộ 2002, tr 25 - 27.

15. Lƣơng Thị Hồng (2005), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai (gà trống Mông với Mái Ai Cập). Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr 23.

16. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Phanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn

(1994), Chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 26, 27, 28.

17. Nguyễn Đức Hƣng, Nguyễn Minh Hoàn và Lê Đình Phùng (2006),

Giáo trình Chọn giống và nhân giống vật nuôi. Nhà xuất bản Đại học Huế, trang 45, 48.

18. Nguyễn Đức Hƣng và Nguyễn Đăng Vang (1999), Khả năng cho thịt của một số giống gà địa phương đang nuôi tại Thừa Thiên Huế. Báo cáo khoa học Chăn nuôi - Thú y 1998-1999, phần chăn nuôi gia cầm Bộ NN&PTNT, tr 9-12.

19. Niên giám thống kê Bắc Kạn (2011), Nhà xuất bản thống kê, trang 95- 120.

20. Khavecman (1972), Sự di truyền năng suất ở gia cầm, cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, (ngƣời dịch Phạm Cự Nhân, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng). Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr 58 - 75.

21. Nguyễn Quý Khiêm (2003), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng gà Tam Hoàng. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr 120.

22. Lã Văn Kính (1995), Xác định mức năng lượng, protein lysine và methionin tối ưu cho gà thịt. Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, tr 32-33.

23. Kushner K.F (1974), Cơ sở di truyền học của chọn giống gia cầm. Tạp chí khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, số 141, tháng 3 năm 1974, tr 222-228.

24. Bùi Đức Lũng (1992), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao. Báo cáo chuyên đề Hội nghị quản lý kỹ thuật ngành gia cầm Thành Phố Hồ Chí

25. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao, Báo cáo chuyên đề Hội nghị quản lý kỹ thuật, tr 46.

26. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 23.

27. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm.

Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 36-42.

28. Lê Hồng Mận, Lê Hồng Hải, Nguyễn Phúc Độ, Trần Long (1996),

Kết quả lai tạo gà thương phẩm trứng giữa giống Rhodeislan red với giống Leghorn trắng. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học gia cầm 1986 - 1996, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 65-70.

29. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hán (1993), Nghiên cứu yêu cầu Protein trong thức ăn hỗn hợp gà broiler nuôi tách trống mái từ 01 ngày tuổi đến 63 ngày tuổi. Thông tin gia cầm, số 01, tr 29.

30. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng (1992), Chọn và nhân giống gia cầm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr 40 - 46.

31. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997), Khảo sát, so sánh khả năng sản xuất của gà Broiler 49 ngày tuổi thuộc các giống gà AA, Avian, BE88 tại Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, tr 45-47.

32. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối. TCVN.2.39-77.

33. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối. TCVN.2.40-77.

34. Niên giám Thống kê Việt Nam 2011.

35. Lê Thị Nga (1997), Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Đông Tảo và con lai giữa Đông Tảo với gà Tam Hoàng, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, tr 36.

36. Lê Thị Nga (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa ba giống gà Mía, Kabir, Jiangcum, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ngành chăn nuôi động vật, tr 45.

37. Bùi Thị Oanh (1996), Nghiên cứu ảnh hưởng các mức năng lượng, tỷ lệ protein, lizine, methionine và cistine trong thức ăn hỗn hợp đến năng suất của gà sinh sản trứng thịt và gà Broiler theo mùa vụ. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện chăn nuôi Hà Nội, tr 35, 60.

38. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Chỉ thị số: 365/CT-TTg năm 2011 thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm.

39. Trần Thị Mai Phƣơng (2003), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ngành chăn nuôi động vật, Viện Chăn nuôi Quốc gia, tr 32-34.

40. Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1977), Giáo trình thực hành chọn giống và nhân giống vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 40.

41. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Đăng Vang và Vũ Thị Hồng (2001), Nghiên cứu một số công thức lai giữa gà Ri với các giống gà thả vườn nhằm tạo ra con lai có năng suất và chất lượng thịt cao. Báo khoa học Chăn nuôi - Thú y 1999 - 2000, phần chăn nuôi gia cầm Bộ NN&PTNT năm 2001, tr 55.

42. Bùi Quang Tiến, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Lê Thị Nga (1995),

Nghiên cứu khống chế khối lượng và giảm protein trong khẩu phần giai đoạn gà dò Hybro V35 sinh sản. Tuyển tập công trình nghiên chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 120-121.

43. Nguyễn Văn Thạch (1996), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm canh. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr 24.

44. Nguyễn Viết Thái (2011), Nghiên cứu, xác định tổ hợp lai có hiệu quả kinh tế giữa gà Mông và gà Ai cập để sản xuất gà xương đen, thịt đen, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ngành chăn nuôi động vật Viện chăn nuôi, tr 32.

45. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

46. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền số lượng. Giáo trình cao học Nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 78, 85.

47. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 32,45,65.

48. Nguyễn Văn Thiện và Trần Đình Miên (1995) Chọn giống vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 35, 80, 85.

49. Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Lê Thúy Hằng, Nguyễn Thị Hƣơng và Chung Tuấn Anh (2009), Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản của gà Mông có nguồn gốc từ Hà Giang. Báo cáo Khoa học, Viện chăn nuôi, tr 3-6.

50. Phạm Công Thiếu, Võ Văn Sự và Hồ Lam Sơn (2004), Kết quả nghiên cứu, bảo tồn chọn lọc và phát triển gà Mông qua ba thế hệ nuôi tại Viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn (Trang 86 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)