Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn (Trang 45 - 104)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra

Chọn địa bàn điều tra: Chọn 15 hộ đƣợc coi là nuôi nhiều gà/xã/ huyện, trong đó có giống gà Mông để điều tra cơ cấu và đặc điểm giống.

Áp dụng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn thông qua lấy thông tin vào phiếu điều tra và kết hợp khảo sát trực tiếp các đặc điểm giống gà này.

2.3.2. Phương pháp thí nghiệm chuồng trại

2.3.2.1. Phương pháp khảo sát

Tuyển chọn gà giống đƣa về các gia đình tham gia dự án để nghiên cứu các đặc tính sinh trƣởng, sinh sản, năng suất và chất lƣợng sản phẩm thịt của giống gà Mông Bắc Kạn.

Bảng 2.1. Sơ đồ khảo sát gà Mông tại 3 huyện

Diễn giải Đvt Huyện

Ba Bể Ngân Sơn Pác Nặm

- Giống gà - Mông đen Mông đen Mông đen

- Số hộ khảo sát Hộ 5 5 5

- Số gà/huyện Con 50 50 50

- Số lần lặp lại Lần 3 3 3

- Phƣơng thức nuôi - Bán chăn thả Bán chăn thả Bán chăn thả

- Khảo sát sinh trƣởng TT 1 - 20 1 - 20 1 - 20

- Khảo sát sinh sản Tuần đẻ 1 - 25 1 - 25 1 - 25

Chọn mỗi huyện 5 hộ gia đình chăn nuôi gà Mông có gà con ấp nở tự nhiên từ đàn gà bố mẹ đang có sẵn đáp ứng các yêu cầu cần thiết để khảo sát. Đàn gà con từ SS - 8TT nuôi nhốt chung đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng theo đúng quy trình, từ 9TT trở đi nuôi bán chăn thả với mật độ 5 - 10

m2/con.

Áp dụng chế độ dinh dƣỡng nuôi gà Mông của Viện Chăn nuôi ban hành có cải tiến cho phù hợp điều kiện của ngƣời dân miền núi. Chế độ dinh dƣỡng cho gà Mông trong thời gian nuôi khảo sát trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Chế độ dinh dƣỡng cho gà Mông nuôi khảo sát

Chỉ tiêu Gà SS - 4 TT Gà 5 - 8 TT Gà 9 TT đến sau đẻ

Năng lƣợng trao đổi ME/kg 2900 - 2950 2900 - 3000 3000 - 3100

Protein thô (%) 18,5 - 19,5 18 - 19 16 - 17

Thành phần thức ăn trong khẩu phần

Cám ngô vàng (%) 50 55 60

Cám gạo, thóc tróc vỏ chấu (%) 25 20 20

Đỗ tƣơng rang (%) 15 15 15

Đậm đặc: Confeed K20 (%) 10 10 5

Tổng 100 100 100

Thời gian cho gà ăn Ăn tự do Ăn khống chế

* Ghi chú: Ngoài thức ăn đảm bảo dinh dƣỡng, gà sau 8TT đƣợc chăn thả trong vƣờn rộng với mật độ khoảng 5 - 10 m2/con nên tự tìm kiếm đƣợc nhiều thức ăn thêm.

Gà từ SS đến sau 20TT đƣợc ăn TAHH tự trộn bằng TAĐĐ confeed K20(%) với nguyên liệu thức ăn sẵn có của gia đình sản xuất ra đảm bảo chế độ dinh dƣỡng nhƣ trong bảng 2.2.

Vệ sinh phòng bệnh: Áp dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh chung cho gà Mông nuôi sinh sản, dùng các loại vắc xin có chọn lọc để đảm bảo an toàn bệnh cho đàn gà trong suốt thời gian khảo sát.

- Gà 5 ngày tuổi: nhỏ ND + IB phòng Newcasstle và viêm PQTN. - Gà 7 ngày tuổi: nhỏ vắc xin Gumboro lần 1.

- Gà 10 ngày tuổi: Chủng đậu cho gà.

- Gà 28 ngày tuổi: nhỏ vắc xin Gumboro + vắc xin ND + IB lần 2. - Gà 56 ngày tuổi: Tiêm Newcastle H1.

Bên cạch đó còn sử dụng bổ sung B-complex, gluco-K-C tăng cƣờng sức đề kháng và Nova - coc hoặc Novacoci - stop, Vime - Apracin pha nƣớc uống định kỳ phòng bệnh E.coli và bệnh cầu trùng gà.

3.3.2.2. Phương pháp thí nghiệm

Việc tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng thức nuôi và tác động dinh dƣỡng tới sinh trƣởng của gà Mông đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp chia lô so sánh đảm bảo các yếu tố đồng đều theo yêu cầu thí nghiệm chăn nuôi, sơ đồ thí nghiệm nhƣ trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Sơ đồ thí nghiệm

Diễn giải Đvt Lô thí nghiệm

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

- Giống gà - Mông đen Mông đen

- Số lƣợng con/lô Con 50 50

- Khối lƣợng SS g/con 30,6 30,8

- Thời gian nuôi Tuần 1 - 12 1 - 12

- Số lần lặp lại Lần 3 3

Nhân tố thí nghiệm - - -

- Giai đoạn 1 - 8TT - Nuôi nhốt

- Chế độ thức ăn - TAHH theo tiêu chuẩn TAHH theo tiêu chuẩn

- Giai đoạn 9 - 12TT - Chăn thả tự nhiên Bán chăn thả

- Chế độ thức ăn - Ngô + cám + TABS TAHH tiêu chuẩn

Chọn mỗi lô 50 gà 1 ngày tuổi (gà SS) từ đàn gà bố mẹ ấp nở tự nhiên trong hộ gia đình tham gia dự án để nuôi trong thời gian 12 tuần. Thí nghiệm nhắc lại đồng thời ở cả ba huyện trong cùng mùa vụ. Trong đó gà ở cả lô đối chứng và lô thí nghiệm đều nuôi nhốt ở giai đoạn SS - 8TT đƣợc ăn TAHH tự trộn từ TAĐĐ confeed K20(%) với nguyên liệu thức ăn sẵn có của gia đình sản xuất ra đảm bảo chế độ dinh dƣỡng nhƣ trong bảng 2.4.

Từ sau 8TT - 12TT gà đối chứng đƣợc chăn thả tự nhiên, ăn thức ăn sẵn có của gia đình nhƣ: ngô, thóc, sắn…, với thức ăn tự tìm kiếm trên bãi

chăn thả với mật độ 5 - 10 m2

/con. Gà lô thí nghiệm sau 8TT đƣợc nuôi bán chăn thả với mật độ 5 - 10 m2/con, đƣợc ăn TAHH tự trộn theo tiêu chuẩn đảm bảo dinh dƣỡng nhƣ trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn gà thí nghiệm

Thành phần Đvt

Đối chứng Thí nghiệm

1. Giai đoạn SS - 8TT

- Năng lƣợng ME/kg Kcal 2950 2950

- Protein % 20 20

- Lysine % 0,50 0,50

- Methionine % 1,10 1,10

2. Giai đoạn 9 - 12TT

- Năng lƣợng ME/kg Kcal 3050 2850

- Protein % 9,5 17

- Lysine % 0,32 0,42

- Methionine % 0,59 0,95

2.3.3. Phương pháp phòng thí nghiệm

Mổ khảo sát thân thịt: Gà đƣợc chọn với khối lƣợng bằng khối lƣợng trung bình của quần thể. Chọn 3 gà trống, 3 gà mái trong đàn để khảo sát các chỉ tiêu thân thịt, phƣơng pháp mổ khảo sát gia cầm Bùi Quang Tiến (1993) [59].

Khảo sát các chỉ tiêu sinh học trứng, phân tích sản phẩm thịt về các chỉ

tiêu VCK, protein, khoáng tổng số, acid amin và Fe theo tiêu chuẩn Việt Nam trên thiết bị hiện đại của phòng xét nghiệm thức ăn chăn nuôi Viện khoa học sự sống Trƣờng Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.

2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Các chỉ tiêu điều tra

Cơ cấu giống gà trong vùng điều tra: Lập phiếu điều tra với các thông tin cần thiết cho việc xác định cơ cấu giống gà nuôi trong các hộ gia đình vùng điều tra, từ số liệu thu đƣợc tính tỷ lệ (%) các giống gà để xác định cơ cấu giống.

Xác định tỷ lệ màu lông, chân, mào của giống gà đặc sản nuôi trong vùng đồng bào Mông: Thống kê số lƣợng các cá thể gà có màu lông, màu da, dáng mào rồi tính tỷ lệ (%) gà có tính trạng đƣợc thống kê so với tổng số gà đƣợc thống kê. Nhận xét về các đặc điểm ngoại hình: quan sát, mô tả, chụp hình ảnh minh họa.

Từ các kết quả điều tra về ngoại hình xác định nhóm gà đƣợc coi là gà Mông đặc sản để nuôi giữ trong các hộ gia đình và khảo sát các đặc tính sinh trƣởng, sinh sản của giống gà này.

2.4.2. Các chỉ tiêu khảo sát

2.4.2.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng

Sinh trưởng tích lũy: Cân khối lƣợng gà nở 01 ngày tuổi, cân từng cá thể từ 01 ngày tuổi đến 12TT một tuần cân một lần, cân vào buổi sáng trƣớc khi ăn. Xác định sinh trƣởng tích lũy bằng khối lƣợng cơ thể, tính bằng (g) ở các thời điểm trên. Kết quả thu đƣợc về khối lƣợng của gà qua các TT để tính sinh trƣởng tuyệt đối và sinh trƣởng tƣơng đối.

Khối lƣợng trung bình cơ thể đƣợc tính bằng công thức:

( ) ( ) x g X n con  

Trong đó: X : Là khối lƣợng trung bình (g). x: Tổng khối lƣợng gà (g). n: Số con (con).

Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1977) [40] tính theo công thức nhƣ sau:

A = V2 V1

t

Trong đó: A: Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày).

V1: Khối lƣợng trung bình cơ thể cân lần trƣớc (g). V2: Khối lƣợng trung bình cơ thể cân lần sau (g). t: Khoảng thời gian giữa hai lần cân.

Sinh trưởng tương đối (%): Tiêu chuẩn Việt Nam (1977) [33] tính theo công thức nhƣ sau: R(%) = 2 1 2 1 ( ) / 2 P P P P   x 100

Trong đó: R: Sinh trƣởng tƣơng đối (%).

P1: Khối lƣợng cơ thể cân lần trƣớc (g). P2: Khối lƣợng cơ thể cân lần sau (g).

2.4.2.2. Kích thước các chiều đo của gà ở tuổi vào đẻ

+ Dụng cụ đo: Thƣớc dây và thƣớc kẹp palme có độ chính xác cao để đo kích thƣớc cơ thể của gà điều tra. Thƣờng đo ở thời điểm gà 20TT để đánh giá sức đẻ trứng.

+ Các chiều đo:

- Dài thân (cm): đo từ đốt cổ cuối đến mút phao câu.

- Dài lƣờn (cm): Từ mút xƣơng đòn đến đỉnh nhọn của xƣơng lƣỡi hái. - Vòng ngực (cm): Vòng thƣớc dây sát phía sau 2 gốc cánh, vuông góc với trục dọc thân.

- Dài đùi (cm): Từ đầu khớp đùi đến đầu khớp bàn.

- Rộng háng (cm): Đo khoảng cách rộng cạnh trong xƣơng háng khi gà đến tuổi chọn lên đẻ.

2.4.2.3. Các chỉ tiêu thức ăn

Mức tiêu thụ thức ăn qua các tuần và cộng dồn. Ghi chép số lƣợng thức ăn, số đầu gà trong mỗi tuần để tính lƣợng thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/tuần) và mức tiêu thụ thức ăn lũy tiến kg/con/thời gian từ đầu tới thời điểm tính lũy tiến.

TTTA/kg tăng khối lƣợng của gà thịt: Từ các số liệu theo dõi về tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ trên toàn đàn và khối lƣợng gà tăng lên qua các tuần ta tính đƣợc TTTA (kgTA/kgTT) = Tổng thức ăn tiêu thụ trong tuần trên tổng khối lƣợng gà tăng trong tuần. Tính TTTA lũy tiến (kgTA/kgTT) = Tổng thức ăn tiêu thụ từ khi bắt đầu tới tuần tính lũy tiến trên tổng khối lƣợng gà tăng từ lúc bắt đầu tới tuần tính lũy tiến.

Lƣợng thức ăn thu nhận (kg)

+ Tiêu tốn thức ăn (kgTA/kgTT) =

Khối lƣợng gà tăng (kg)

2.4.2.4. Các chỉ tiêu giết mổ gà thịt

+ Khối lượng thân thịt (g/con): Là khối lƣợng sau cắt tiết vặt lông cắt bỏ đầu tới đốt sống cổ đầu tiên, cắt bỏ 2 bàn chân, mổ phanh thân gà, móc bỏ phổi, các phần nội tạng để lại nhƣ: gan, tim, mề để tính vào khối lƣợng thân thịt.

Khối lƣợng thân thịt (g)

+ Tỷ lệ thân thịt (%) = x 100 Khối lƣợng sống (g)

+ Khối lượng và tỷ lệ thịt đùi: Lọc hết phần thịt cơ đùi trái bao gồm cả phần cẳng chân và cân khối lƣợng để tính tỷ lệ thịt đùi trên thân thịt (%).

+ Khối lượng thịt đùi = Khối lƣợng thịt đùi trái (g) x 2 Khối lƣợng đùi trái (g) x 2

+ Tỷ lệ thịt đùi (%) = x 100 Khối lƣợng thân thịt (g)

+ Khối lượng và tỷ lệ thịt lườn: Lọc hết phần thịt lƣờn trái và cân khối lƣợng để tính tỷ lệ thịt lƣờn trên thân thịt (%).

+ Khối lượng thịt lườn = Khối lƣợng lƣờn trái (g) x 2 Khối lƣợng lƣờn trái (g) x 2 + Tỷ lệ thịt lườn (% ) = x 100 Khối lƣợng thân thịt (g) TL thịt đùi (g) + TL thịt lƣờn (g) +Tỷ lệ thịt đùi + ngực (%) = x 100 Khối lƣợng thân thịt (g)

+ Khối lượng và tỷ lệ mỡ bụng: Bóc lá mỡ 2 bên vùng bụng, cân khối lƣợng để tính tỷ lệ mỡ bụng trên thân thịt (%).

Khối lƣợng mỡ bụng (g)

+ Tỷ lệ mỡ bụng (%) = x 100 Khối lƣợng thân thịt (g)

2.4.2.5. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng thịt gà

Phân tích chất lƣợng thịt gà về các chỉ tiêu: VCK, protein, khoáng vi lƣợng (Fe), thành phần acid amin bằng phƣơng pháp thƣờng quy ở phòng thí nghiệm. Viện khoa học sự sống Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Hàm lƣợng VCK: Theo TCVN 8135:2009. - Protein tổng số: Theo TCVN 8135:2009. - Khoáng tổng số: Theo TCVN 8025:2009. - Sắt (Fe): Theo TCVN 6270:2011.

- Acid amin: Trên thiết bị Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

2.4.3. Các chỉ tiêu sinh sản

2.4.3.1. Trên gà mái

+ Khối lượng gà đẻ bói (g/con):Cân khối lƣợng gà mái khi trong đàn có gà đẻ bói để xác định giá trị bình quân về khối lƣợng của gà mái khi đẻ bói.

+ Tuổi thành thục (ngày tuổi): Đƣợc tính bằng số ngày tuổi lúc đàn gà có tỷ lệ đẻ 5% trên tổng đàn.

+ Năng suất trứng (quả/mái/tuần): Năng suất trứng là tổng số trứng đẻ ra trên tổng số gà mái nuôi đẻ trong khoảng thời gian quy định là 7 ngày (tuần) tính từ ngày đạt tuổi đẻ 5%.

Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) NS (quả/mái/tuần) =

Số đầu gà mái bình quân trong kỳ (con)

Tổng số trứng đẻ trong tuần (quả)

+ Tỷ lệ đẻ (%) = x 100

Số gà mái TB trong tuần x 7 ngày/kỳ (con) Trong đó:

Số mái TB trong tuần = (Số mái đầu tuần + Số mái cuối tuần (con))/2 + Sản lượng trứng (quả/mái/kỳ đẻ đầu hoặc năm đẻ đầu): Đƣợc tính bằng cách lấy tổng số trứng thu đƣợc trong kỳ trên tổng số đầu gà mái đẻ có trong kỳ. Ghi chép về số trứng đẻ trên đầu gà hàng ngày kể từ khi đẻ bói (đẻ quả đầu tiên trong đàn). Cứ 7 ngày thì cộng dồn số trứng để xác định số trứng đẻ trong tuần. Từ đó tính sản lƣợng (trứng/mái/năm) bằng cách cộng dồn số lƣợng trứng đẻ qua các tuần, sau đó chia cho số đầu gà mái đẻ qua các tuần. Tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)

+ TTTA/10 quả trứng =

Số trứng thu đƣợc trong kỳ (quả)

2.4.3.2. Các chỉ tiêu ấp nở của trứng

Tỷ lệ trứng có phôi đƣợc xác định thông qua việc soi kiểm tra toàn bộ trứng ấp vào ngày ấp thứ sáu.

Tổng số trứng có phôi (quả)

+ Tỷ lệ trứng có phôi (%) = x 100 Tổng số trứng đƣa vào ấp (quả)

Tổng số gà con nở ra (con)

+ Tỷ lệ gà nở/tổng trứng ấp (%) = x 100 Tổng số trứng đƣa vào ấp (quả)

Tổng số gà con nở loại 1 (con)

+ Tỷ lệ gà loại 1/số trứng ấp = x 100 Tổng số trứng đƣa vào ấp (quả)

2.4.3.3. Các chỉ tiêu sinh học trứng

+ Xác định khối lƣợng trứng và khối lƣợng các thành phần cấu trúc của trứng bằng cân đĩa (cân điện tử Japan).

+ Khối lượng trứng (g/quả): Cân 30 quả, chọn ngẫu nhiên trứng trong đàn ở giai đoạn gà đẻ đỉnh cao.

Tổng khối lƣợng trứng cân đƣợc (g) KLT (g/quả) =

Số lƣợng trứng tham gia cân (quả)

+ Khối lƣợng (g/quả) và tỷ lệ lòng đỏ: Cân khối lƣợng của lòng đỏ và tính tỷ lệ lòng đỏ theo công thức:

Khối lƣợng lòng đỏ (g/quả)

+ Tỷ lệ lòng đỏ (%) = x 100 Khối lƣợng trứng (g)

+ Khối lƣợng và tỷ lệ lòng trắng: Cân khối lƣợng lòng trắng (g/quả) và tính tỷ lệ lòng trắng theo công thức:

Khối lƣợng lòng trắng (g/quả)

+ Tỷ lệ lòng trắng (%) = x 100 Khối lƣợng trứng (g)

+ Khối lƣợng (g/quả) và tỷ lệ vỏ trứng: Cân khối lƣợng vỏ trứng và tính tỷ lệ vỏ trứng theo công thức:

Khối lƣợng vỏ (g)

+ Tỷ lệ vỏ (%) = x 100 Khối lƣợng trứng (g)

+ Đo các chiều của quả trứng đƣợc đo bằng thƣớc kẹp Palme có độ chính xác 0,01mm để tính chỉ số hình thái của trứng: Chỉ số hình thái (cm) = D d Trong đó: D là đƣờng kính lớn, d là đƣờng kính nhỏ. + Chỉ số lòng trắng: Đƣợc đo bằng thƣớc kẹp Palme có độ chính xác 0,01mm theo Bùi Quang Tiến (1993) [59], Auaas and Wilke (1978) (dẫn theo Nguyễn Viết Thái, 2011) [44] nhƣ sau: IE = E

E h d

Trong đó: IE là chỉ số lòng trắng (mm). hE: Cao lòng trắng (mm).

dE = (dE min + dE max)/2 là đƣờng kính trung bình lòng trắng. + Chỉ số lòng đỏ (ID): Auaas and Wilke (1978) (dẫn theo Nguyễn Viết Thái, 2011) [44] nhƣ sau: ID = D D h d Trong đó: ID:Chỉ số lòng đỏ. hD:Cao lòng đỏ (mm). dD:Đƣờng kính lòng đỏ (mm).

2.4.4. Các chỉ tiêu khảo sát thí nghiệm so sánh phương thức nuôi

- Tỷ lệ nuôi sống (%).

- Khối lƣợng cơ thể tới 12TT (g/con).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn (Trang 45 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)