Đặc điểm sinh sản của gà Mông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn (Trang 69 - 70)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.4.1. Đặc điểm sinh sản của gà Mông

Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng sinh sản, đối với gà mái tuổi thành thục sinh dục là khi đẻ quả trứng đầu tiên, một trong những yếu tố quyết định năng suất trứng, sinh trƣởng phát triển ở gà. Để đánh giá chính xác tuổi đẻ của cá thể là ngày đẻ quả trứng đầu tiên (đẻ bói), đối với quần thể thì tuổi thành thục sinh dục của cả đàn là khi tỷ lệ đẻ đạt 5% trên tổng đàn. Kết quả khảo sát tuổi thành thục sinh dục gà Mông ở 3 huyện vùng cao Bắc Kạn trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu thành thục sinh sản của gà Mông

STT Chỉ tiêu Đvt TT Xmx Cv%

1 Tuổi đẻ quả trứng đầu Ngày 19 142,40  0,45 0,64

2 Tuổi đẻ 5%/tổng đàn Ngày 20 146,20  0,41 0,56

3 Tuổi đẻ đạt đỉnh cao Ngày 31 219,60  0,82 0,74

4 Số trứng đẻ ra /lứa/mái Quả - 14,20  0,21 2,96

5 Thời gian đẻ lại Ngày - 9,80  0,21 4,29

Kết quả khảo sát tuổi thành thục sinh dục gà Mông Bắc Kạn cho thấy tuổi đẻ quả trứng đầu ở 19TT, đẻ đạt đỉnh cao 31TT, số trứng đẻ ra/lứa/mái đạt 14,20 quả, kết quả này trùng với Đào Lệ Hằng (2001) [11] nghiên cứu gà Mông Sơn La tuổi đẻ đỉnh cao ở 31TT.

So sánh kết quả Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (2002) [14] gà Mông Yên Bái số trứng đẻ ra/lứa/mái đạt 15,1 quả, Cao Bằng 14,73 quả. Nhƣ vậy, số trứng đẻ ra/lứa/mái ở Bắc Kạn thấp hơn 0,5% điều này phù hợp vì trong điều kiện nuôi lƣợng thức ăn thu nhận còn phụ thuộc vào môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)