Tình hình chăn nuôi và một số nghiên cứu về gà ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn (Trang 38 - 104)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.3.3. Tình hình chăn nuôi và một số nghiên cứu về gà ở Việt Nam

1.3.3.1. Một số nghiên cứu về giống và lai tạo giống gà ở Việt Nam

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm có những bƣớc phát triển mạnh, các nhà nghiên cứu đã đạt đƣợc những thành tựu trong lĩnh vực lai tạo giống, di truyền tạo ra các giống có năng suất cao, giảm TTTA, tăng tỷ lệ nuôi sống góp phần đa rạng nguồn con giống trong nƣớc, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985) [53] nghiên cứu tổ hợp lai gà Rhoderi từ gà Rhode Island và gà Ri Hải Dƣơng qua 4 thế hệ tạo ra gà Rhoderi có sản lƣợng trứng cao hơn gà Ri. Sản lƣợng trứng 151 quả/mái, khối lƣợng trứng đạt trung bình 49,3 g/quả. Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1999) [58] nghiên cứu tổ hợp lai (gà trống AA x gà mái BE88) tạo ra gà ABE nuôi thƣơng phẩm cho hiệu quả kinh tế cao. Nguyễn Thanh Sơn và

cộng sự (2001) [41] nghiên cứu tổ hợp lai (gà trống Kbir x gà mái Ri) nhằm tạo ra con lai có ngoại hình và khối lƣợng, khả năng sinh trƣởng vƣợt hẳn so với gà Ri 60 - 70%, TTTA thấp hơn 10,7% lúc 84 ngày tuổi, tỷ lệ nuôi sống và chất lƣợng thịt đạt tƣơng đƣơng gà Ri. Phùng Đức Tiến và cộng sự (2003) [56] nghiên cứu tổ hợp lai (1/4 máu Lƣơng Phƣợng x 1/4 máu Sasso) tạo ra con thƣơng phẩm nuôi 70 ngày tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 96%, TTTA giảm 0,19 kg so với gà Lƣơng Phƣợng, khối lƣợng cao hơn 11,67% so với gà Lƣơng Phƣợng. Từ năm 2003 đến nay nhiều công trình nghiên cứu nhƣ Nguyễn Huy Đạt (2003), Nguyễn Thị Mƣời (2006), Lƣơng Thị Hồng và cộng sự (2007), Nguyễn Viết Thái (2011) và nhiều công trình nghiên cứu khác đã nghiên cứu thành công nhiều tổ hợp lai khác nhau cho kết quả khả quan, có chiều sâu, phù hợp với phát triển chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay.

Phùng Đức Tiến và cộng sự (2007 - 2008) [57] nghiên cứu khả năng sản xuất tổ hợp lai giữa (gà trống Ác Thái Hòa China x Mái gà Ác Việt Nam) kết luận tỷ lệ có phôi 97,17%, tỷ lệ ấp nở 82,52%.

1.3.3.2. Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam

Cuối thế kỷ XX đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc về chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, trong đó ngành chăn nuôi có vị chí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lƣơng thực thế giới FAO (2010) [68] tổng đàn gà Việt Nam 218.201 triệu con, xếp thứ 11 Asia, xếp thứ 15 the world's. Vì vậy, công tác nghiên cứu về giống gia cầm cũng có những bƣớc phát triển mạnh, các nhà khoa học đã thành công trong việc chọn lọc, lai tạo giống mới, sử dụng ƣu thế lai để tạo ra các tổ hợp lai tối ƣu với các giống gia cầm chuyên thịt, chuyên trứng cao sản cũng nhƣ

để cải tạo các giống gà địa phƣơng, bảo tồn nguồn gen nhiều giống gà, trong đó có những giống gà quý hiếm, đã nghiên cứu đƣa vào sản xuất nhiều giống mới, hiệu quả kinh tế cao.

Nguyễn Duy Hoan (1998) [12] cho biết ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống gà, hƣớng sản xuất khác nhau nhƣ giống gà hƣớng trứng: gà Lowgo, gà trắng Nga, gà Hubat Comet, New hampshire, Goldline 54, Hy- Line Brown, Brow Nick, Babcock B-380, Lohmann Brown, Moravia. Các giống gà chuyên thịt nhƣ: Hybro, AA (Arbor Acres), Avian, Vedette Isa, Lohmann thịt, BE-88, Ross-208, Cocnic, New hampshire. Các giống gà kiêm dụng nhƣ: gà Rhode Island, gà Australorp, gà New Hamp Shire, gà Rhode-ri, gà Moravia, gà Ai cập. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều giống gà địa phƣơng nhƣ gà Ri, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Mía, gà Tre, gà Ác, gà chọi, gà Mông…, các dạng con lai giữa các giống đƣợc phổ triển trong sản xuất ở các phƣơng thức chăn nuôi khác nhau, trong đó hình thức chăn nuôi bán chăn thả, xu hƣớng nuôi gà sạch đang đƣợc chú trọng quan tâm phát triển.

Năm 2011 ngành chăn nuôi gia cầm có sự tăng trƣởng khá cao về đầu con và sản phẩm sản xuất để góp phần bù đắp phần nào cho sự thiếu hụt của thịt lợn, đây cũng là xu thế đang khuyến khích về lâu dài trong đổi mới cơ cấu ngành chăn nuôi nƣớc ta. Trong cơ cấu ngành gia cầm cũng cần khuyến khích tăng sản xuất trứng, chú trọng nhiều hơn tới phát triển chăn nuôi gia cầm công nghiệp, vì lợi thế ít dịch bệnh và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Năm 2011 nƣớc ta đã tiêu tốn trên 3 triệu USD đề nhập khẩu giống gia cầm. Trong đó kim ngạch nhập khẩu gà giống bố mẹ chuyên thịt trên 2 triệu USD. Nếu ta nhập giống ông bà để sản xuất lƣợng gà giống bố mẹ tƣơng đƣơng đã nhập thì chỉ cần một lƣợng ngoại tệ xấp xỉ 750.000 USD. Không những thế, giá gà giống bố mẹ sản xuất trong nƣớc từ các đàn giống

ông bà nhập khẩu sẽ thấp hơn ít nhất 30% so với giá nhập khẩu vì không phải chịu chi phí vận chuyển từ các nƣớc nhƣ America, England, France and Australia. Việc tăng cƣờng nhập khẩu gà giống ông bà để hạn chế nhập khẩu gà giống bố mẹ đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới thực hiện từ nhiều năm qua nhƣ China, Thailand, Malaysia and Indonesia tiết kiệm đƣợc ngoại tệ, giảm chi phí đầu tƣ con giống, các trang trại chủ động hơn trong việc thay thế đàn hàng năm, hạn chế dịch bệnh, ít bị ảnh hƣởng của thị trƣờng nƣớc ngoài. Đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm tạo điều kiện cho ngành gia cầm, thƣờng xuyên có cơ hội tiếp cận với các tiến bộ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm của thế giới trong phát triển gia cầm công nghệ cao.

1.3.3.3. Phương thức chăn nuôi gà ở Việt Nam

Hiện nay, chăn nuôi gia cầm Việt Nam có ba hình thức cơ bản đó là

chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi trang trại bán thâm canh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh đang đƣợc các doanh nghiệp, trang trại, nông hộ chăn nuôi với quy mô lớn đang từng bƣớc áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, ứng dụng tin học trong chuồng trại nhƣ cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trƣờng và quản lý đàn. Công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản đƣợc áp dụng trong chăn nuôi nhƣ nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản. Bên cạnh đó các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc vẫn còn hình thức chăn nuôi quảng canh là phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật, phong tục tập quán địa phƣơng, con giống, thức ăn, nguồn tiêu thụ sản phẩm. Trong chăn nuôi quảng canh hiện nay, sản phẩm đạt năng suất thấp nhƣng đƣợc thị trƣờng xem nhƣ là một phần của chăn nuôi hữu cơ.

Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang đƣợc thực hiện ở một số nƣớc phát triển, sản phẩm chăn nuôi đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣu chuộng. Xu hƣớng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang đƣợc đặt ra cho thế kỷ XXI không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng. Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng suất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thƣờng là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, do đó đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô phổ cập chăn nuôi hữu cơ.

1.3.3.4. Tình hình dịch bệnh ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam

Bộ Nông nghiệp &PTNT cho biết sẽ phấn đấu ngăn ngừa dịch tái phát theo chu kỳ, khống chế bệnh cúm gia cầm H5N1 trên toàn quốc, tiến tới thanh toán bệnh cúm gia cầm 2012. Báo cáo Chính phủ (2011) [38] cho thấy, dịch cúm đầu năm 2004 đã làm giảm 0,5% tăng trƣởng GDP quốc gia, tƣơng đƣơng trên 3.000 tỷ đồng. Nhiều trang trại, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi gia cầm lâm vào cảnh mất trắng. Một số vùng tuy không có dịch, nhƣng việc duy trì đàn gia cầm rất khó khăn, đặc biệt đối với những cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở ấp nở và kinh doanh con giống. Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số: 365/CT-TTg năm 2011 thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm.

1.3.3.5. Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

Xu hƣớng Nông nghiệp toàn cầu hóa đã và đang mở ra cánh cửa mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam. Đứng trƣớc nhiều thách thức mới, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, là động lực để ngành Nông nghiệp nƣớc ta phát triển bền vững. Trên thực tế, ngành chăn nuôi Việt Nam hiện có nhiều cơ hội mới trƣớc bối cảnh

kinh tế thế giới đang thay đổi. Sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi do tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa. Nhu cầu về thịt, trứng, sữa và thức ăn chăn nuôi ở Châu Á đang tăng nhanh. Đây sẽ là những cơ hội lớn cho triển vọng phát triển của ngành chăn nuôi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, theo Đỗ Kim Tuyên (2010) [60].

1.3.3.6 . Một số nghiên cứu về gà Mông ở Việt Nam

Gà Mông là một trong những giống gà có tầm vóc khá lớn thân hình chắc khoẻ, nhanh nhẹn, thịt chắc, thơm, ngon, ít mỡ, khả năng sinh sản kém. Gà Mông có nguồn gốc từ các vùng núi phân bố giải rác ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và một phần ở Nghệ An. Giống gà này gắn bó từ lâu với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số H'Mông. Gà Mông đƣợc Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Tây Bắc phát hiện đầu tiên tại Sơn La năm 1998 đến năm 1999 Viện chăn nuôi Quốc gia Việt Nam đƣa giống gà này về nghiên cứu đặc điểm giống. Võ Văn Sự 2000 - 2001 thực hiện dự án "Bảo tồn giống vật nuôi có vốn gen quý hiếm tại Việt Nam'', đƣa gà Mông từ Sơn La về nuôi tại Trung Tâm thực nghiệm bảo tồn vật nuôi Viện chăn nuôi. Từ năm 2000 đến nay có một số đề tài nghiên cứu gà Mông nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng đáp ứng nhu cầu ngƣời chăn nuôi, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Đào Lệ Hằng (2001) [11] nghiên cứu một số tính trạng gà Mông nuôi bán công nghiệp tại đồng bằng Bắc Bộ khối lƣợng SS trung bình đạt 31,9 g/con, tỷ lệ nuôi sống 49 ngày tuổi đạt 94,6%, lúc 16TT con trống đạt 1,2 kg/con, con mái đạt 1 - 1,1 kg/con. Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (2002) [14] nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Mèo (gà Mông) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, cho biết gà Mông có sức sống tốt, ít cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống đến 30TT đạt 67 - 73%, khối lƣợng 30TT con trống khối lƣợng trung bình 3028 - 3557 g/con, con mái 2062 - 2165 g/con. Tỷ

lệ thân thịt đạt 63 - 67%. Phạm Công Thiếu và cộng sự (2004) [50] nghiên cứu chọn lọc gà Mông qua ba thế hệ nuôi tại Viện chăn nuôi cho biết tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 133 - 141 ngày, năng suất trứng 66,2 - 74,6 quả/mái/40TT, tỷ lệ có phôi đạt 83,1 - 94,6%, tỷ lệ ấp nở đạt 48,5 - 65,7%. Kết quả chọn lọc nâng cao năng suất chất lƣợng gà Mông của Phạm Công Thiếu (2009) [51] tại Trung tâm thực nghiệm bảo tồn vật nuôi Viện chăn nuôi đã chọn lọc quy mô đàn ở thế hệ 1 và thế hệ 2 kết quả cho thấy ngoại hình ở gà mái có màu lông mơ đen trắng, mơ đen nâu, đen tuyền và màu da trì, chân đen, mào xám đen, khả năng sinh sản đạt đỉnh cao ở 200 - 202 ngày, tỷ lệ trứng có phôi đạt trung bình 97,7%, tỷ lệ nở trên tổng trứng ấp là 81,07%. Ở gà trống da trì, lông mơ nâu đen, chân đen, mào xám đen. Phạm Công Thiếu và cộng sự (2009) [49] nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trƣởng, sinh sản gà Mông có nguồn gốc từ Hà Giang nuôi tại Trung Tâm thực nghiệm bảo tồn vật nuôi Viện chăn nuôi cho biết khối lƣợng 20TT gà trống đạt 1714 g/con, gà mái đạt 1256 g/con. Đỗ Thị Kim Chi (2011) [2] nghiên cứu gà Mông tại Hà Giang có đặc điểm ngoại hình chủ yếu màu xám cú 31,64% - 32,21%, màu đen 19,38% - 21,48%, màu vàng và vàng sẫm 16,78% - 18,42% còn lại các màu khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Khả năng cho thịt lúc 12TT đạt trung bình 71,64%, tỷ lệ thịt ngực đạt 16,01%, tỷ lệ thịt đùi 19,21%, tỷ lệ mỡ bụng ở 12TT hầu nhƣ không có. Một số nghiên cứu trên đã khái quát đặc điểm cơ bản, sự phân bố, đặc điểm sinh học, sinh trƣởng, sinh sản, khả năng thích nghi và kháng bệnh, chất lƣợng thịt, giá trị dinh dƣỡng, thị hiếu tiêu dùng. Bên cạnh đó khả năng sản xuất còn thấp, giống ngày càng bị lai tạo, có nguy cơ mất dần. Đặc biệt Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho sự phát triển giống gà Mông, vì vậy cần phải đánh giá tổng thể nhằm bảo tồn phát triển giống gà này tại địa phƣơng gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng: Giống gà Mông (gà da đen, thịt đen, xƣơng đen).

2.1.2. Địa điểm

Điều tra, khảo sát đàn gà và thí nghiệm tiến hành ở các hộ gia đình nông dân tham gia dự án thuộc 3 huyện vùng cao tỉnh Bắc Kạn là Ba Bể, Ngân Sơn và Pác Nặm.

Các nghiên cứu phòng thí nghiệm tiến hành ở Viện Khoa học sự sống Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

2.1.3.Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 2/2011 đến tháng 9/2012.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Điều tra cơ cấu, xác định một số đặc điểm sinh học, sinh trƣởng, sinh sản, năng suất, chất lƣợng sản phẩm thịt của giống gà Mông nuôi ở 3 huyện vùng cao Bắc Kạn. Thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của phƣơng thức nuôi và tác động dinh dƣỡng đến sự sinh trƣởng của giống.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra

Chọn địa bàn điều tra: Chọn 15 hộ đƣợc coi là nuôi nhiều gà/xã/ huyện, trong đó có giống gà Mông để điều tra cơ cấu và đặc điểm giống.

Áp dụng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn thông qua lấy thông tin vào phiếu điều tra và kết hợp khảo sát trực tiếp các đặc điểm giống gà này.

2.3.2. Phương pháp thí nghiệm chuồng trại

2.3.2.1. Phương pháp khảo sát

Tuyển chọn gà giống đƣa về các gia đình tham gia dự án để nghiên cứu các đặc tính sinh trƣởng, sinh sản, năng suất và chất lƣợng sản phẩm thịt của giống gà Mông Bắc Kạn.

Bảng 2.1. Sơ đồ khảo sát gà Mông tại 3 huyện

Diễn giải Đvt Huyện

Ba Bể Ngân Sơn Pác Nặm

- Giống gà - Mông đen Mông đen Mông đen

- Số hộ khảo sát Hộ 5 5 5

- Số gà/huyện Con 50 50 50

- Số lần lặp lại Lần 3 3 3

- Phƣơng thức nuôi - Bán chăn thả Bán chăn thả Bán chăn thả

- Khảo sát sinh trƣởng TT 1 - 20 1 - 20 1 - 20

- Khảo sát sinh sản Tuần đẻ 1 - 25 1 - 25 1 - 25

Chọn mỗi huyện 5 hộ gia đình chăn nuôi gà Mông có gà con ấp nở tự nhiên từ đàn gà bố mẹ đang có sẵn đáp ứng các yêu cầu cần thiết để khảo sát. Đàn gà con từ SS - 8TT nuôi nhốt chung đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng theo đúng quy trình, từ 9TT trở đi nuôi bán chăn thả với mật độ 5 - 10

m2/con.

Áp dụng chế độ dinh dƣỡng nuôi gà Mông của Viện Chăn nuôi ban hành có cải tiến cho phù hợp điều kiện của ngƣời dân miền núi. Chế độ dinh dƣỡng cho gà Mông trong thời gian nuôi khảo sát trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Chế độ dinh dƣỡng cho gà Mông nuôi khảo sát

Chỉ tiêu Gà SS - 4 TT Gà 5 - 8 TT Gà 9 TT đến sau đẻ

Năng lƣợng trao đổi ME/kg 2900 - 2950 2900 - 3000 3000 - 3100

Protein thô (%) 18,5 - 19,5 18 - 19 16 - 17

Thành phần thức ăn trong khẩu phần

Cám ngô vàng (%) 50 55 60

Cám gạo, thóc tróc vỏ chấu (%) 25 20 20

Đỗ tƣơng rang (%) 15 15 15

Đậm đặc: Confeed K20 (%) 10 10 5

Tổng 100 100 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn (Trang 38 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)