Giải pháp kỹ thuật công nghệ phát triển hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 108 - 115)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Giải pháp kỹ thuật công nghệ phát triển hạ tầng nông thôn

Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn muốn phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong phát triển các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn là vấn đề then chốt. Hiện nay, việc nhanh chóng phổ cập tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng nông thôn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là con đường có hiệu quả đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hoá kinh tế nông thôn. Trong thực tế của nước ta hiện nay, các phương tiện thiết bị xây dựng rất lạc hậu do đó là một lý do làm cho các tuyến đường nông thôn nhanh chóng xuống cấp, tuổi thọ công trình thủy lợi, kênh mương thấp,…Với yêu cầu tăng mức đầu tư cho các công trình nghiên cứu và phổ cập khoa học công nghệ vào phát triển hạ tầng nông thôn, cần phải thực hiện ngay một số chế độ cụ thể nhằm khuyến khích mạnh mẽ các cán bộ khoa học công nghệ về công tác tại nông thôn. Cụ thể:

- Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật.

- Huy động các đơn vị, các chuyên gia trong và ngoài nước thiết kế các mẫu, mô hình các loại công trình để áp dụng với các địa bàn khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu ứng dụng cải tiến kỹ thuật các mô hình, mẫu các công trình đã có trong và ngoài nước để phù hợp với từng vùng.

- Xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ cơ sở hạ tầng nông thôn, Nhà nước cần cấp một số kinh phí cho trung tâm hoạt động nhằm nghiên cứu thu thập các công nghệ. Bên cạnh đó cần vận động mọi cơ sở, tổ chức ứng dụng những công nghệ có hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở làm rõ các định hướng phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Đó là các giải pháp: a) Giải pháp về quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; b) Giải pháp về huy động và sử dụng vốn phát triển hạ tầng nông thôn; c) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn; d) Giải pháp về đổi mới cơ chế đầu tư hạ tầng KT- XH nông thôn; d) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và điều hành, quản lý; e) Giải pháp kỹ thuật công nghệ phát triển hạ tầng nông thôn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Xuất phát từ thực tiễn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn Thái Nguyên, căn cứ vào thực trạng kinh tế của Tỉnh cũng như yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Từ kết quả và hạn chế trong phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn cần phải xuất phát từ nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn, phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn thực hiện phải lồng ghép với các quy hoạch (ngành, xây dựng, sử dụng đất) trên vùng lãnh thổ, gắn kết quy hoạch từng vùng vào quy hoạch phát triển KT-XH chung của tỉnh. Việc phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn cần phải thoát khỏi tính cục bộ, địa phương, có như vậy mới tránh được sự lãng phí các nguồn lực, dư thừa công suất cũng như tạo tính độc quyền của một số ngành, vùng.

- Công tác quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn phải đi trước một bước. Việc quy hoạch hạ tầng KT-XH nông thôn có ý nghĩ rất lớn đối với sự phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn. Nếu quy hoạch không tốt, việc sử dụng đất đai không có hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí rất lớn, nhiều năm sau không khắc phục được. Vì vậy việc quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn cần phải căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát, những số liệu, những thông tin KT-XH đáng tin cậy, nhất là những dự báo về thị trường và năng lực cạnh tranh để việc quy hoạch được nhanh chóng, khoa học, khắc phục được tình trạng quy hoạch “treo”, “chồng chéo”.

- Phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn phải đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa sự phát huy tác dụng của kết cấu hạ

tầng KT-XH nông thôn phải có những bước đi hợp lý cho từng ngành, từng vùng, có thứ tự ưu tiên và lựa chọn đúng hướng đầu tư, tránh tình trạng “chồng chéo” giữa các ngành. Phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn phải dựa trên cơ sở mục tiêu KT-XH, nhu cầu phát triển của từng ngành và nguồn lực thực tế của địa phương, từng vùng, nếu không sẽ gây nên những lãng phí to lớn về đất đai, vốn.

- Tăng cường xã hội hóa trong việc quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác và sử dụng hạ tầng KT-XH nông thôn. Cơ sở hạ tầng là các công trình công cộng, do đó việc đầu tư xây dựng và sử dụng quản lý khai thác cơ sở hạ tầng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người. Quá trình đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân... Vì vậy, muốn dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn đạt hiệu quả các chủ thể phải tăng cường quy chế dân chủ ở cơ sở: Công khai quy hoạch địa điểm, quy mô, nguồn vốn của dự án, minh bạch trong đền bù, giải phóng mặt bằng, giám sát chất lượng công trình dân chủ...

- Quản lý tốt quá trình đầu tư xây dựng, khai thác và sử dụng hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn. Quản lí tốt quá trình đầu tư xây dựng, khai thác và sử dụng hạ tầng KT-XH nông thôn sẽ thực hiện được chống thất thoát, lãng phí và tiêu cực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tránh và khắc phục được tình trạng hạ tầng KT-XH nông thôn “vô chủ” và tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Để nhanh chóng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn bền vững, theo chúng tôi cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ :

Thứ nhất, nhà nước cần phải tăng dần vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, vì hiện nay tổng vốn đầu tư của nhà nước cho khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới chỉ đáp ứng được trên 50% yêu cầu. Do đó, để giải quyết vấn đề này, cần nhanh chóng có cơ chế khuyến khích hơn nữa các thành

phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông thôn.

Thứ hai, đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mạnh nguồn lực đất đai vào phát triển hạ tầng. Có chính sách phù hợp thu hồi đất để tạo vốn hỗ trợ cho xây dựng công trình hạ tầng, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh. Nhà nước có thể thực hiện chính sách giao đất không thu tiền đối với diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng do nhà đầu tư trúng thầu. Hỗ trợ nhà đầu tư một phần vốn đầu tư dự án bằng tiền hoặc vật tư cũng như thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ ba, cùng với việc tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng nông thôn, cần nâng cao ý thức của người dân cũng như đào tạo các kỹ năng xác định các cơ sở hạ tầng cần thiết và kỹ năng giám sát chất lượng các dự án phát triển kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ tại địa phương để góp phần nâng cao được hiệu quả vốn đầu tư.

Thứ tư, mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm theo hướng Nhà nước đầu tư vốn, người dân đóng góp thêm vốn hoặc nhân công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Hà Nội, 2007.

3. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng

Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Kết quả sơ bộ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 01/7/2011 tỉnh Thái Nguyên.Thái Nguyên, 2012.

5. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2002), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001.Thái Nguyên, 2002.

6. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006.Thái Nguyên, 2007.

7. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái

Nguyên 2011.Thái Nguyên, 2012.

8. Nguyễn Tiến Dĩnh (2007), Hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng CNH, HĐH.

9. Nguyễn Thu Hằng (2011), Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên”. Năm 2011.

10. Đặng Thị Loan, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2006, thành tựu và những vấn đề đặt ra,

Trường đại học KTQD, NXB đại học KTQD Hà Nội.

11. Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn

12. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đăng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp (2003), Chiến lược quy hoạch sử dụng đất đai ổn định đến năm 2010, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, được thông qua tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), từ ngày 9 đến 17-7-2008.

14. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ Ban

hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

15. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kì mới, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện KT-XH nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 Phê duyệt Chương trình mục

tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

18. Quyết định Số: 2398/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011của UBND

tỉnh Thái Nguyên Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp,

nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

19. Nguyễn Đức Tuyên (2009). Luận án tiến sĩ “Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, kinh nghiệm và giải pháp”.

20. Tổng cục Thống Kê (2002), Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản năm 2001, NXB Thống Kê.

21. Tổng cục Thống Kê (2007), Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản năm 2006, NXB Thống Kê.

22. Tổng cục Thống Kê (2002), Kết quả sơ bộ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2012.

23. Nguyễn Văn Sơn (2010), Luận văn thạc sĩ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững”. Năm 2010.

24. Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo hiện trạng phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2010..

25. UBND tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

5 năm giai đoạn 2011-2015. Thái Nguyên, 2011.

26. UBND tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Thái Nguyên, 2011

27. UBND tỉnh Thái Nguyên. Chương trình Phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015. Thái Nguyên, 2011

28. UBND tỉnh Thái Nguyên. Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Thái Nguyên, 2011

29. UBND tỉnh Thái Nguyên. Đề án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2011-2015. Thái Nguyên, 2011

30. UBND tỉnh Thái Nguyên. Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Thái Nguyên, 2011

31. UBND tỉnh Thái Nguyên. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi

trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Thái Nguyên, 2011. 32. UBND tỉnh Thái Nguyên. Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp

nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Thái Nguyên, 2011.

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 108 - 115)