6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn cần phải xuất phát từ nhu cầu
nhu cầu của sự nhiệp CNH, HĐH nông thôn, phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh
Xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn trước hết phải gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: Cần phải xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước; hạ tầng KT-XH nông thôn phải đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đó là xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh đồng thời đảm bảo tính chất tiên tiến, hiện đại và không chỉ thỏa mãn được yêu cầu hiện tại mà còn đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài.
Xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, với định hướng phát triển của từng ngành hay từng cụm dân cư trong vùng, theo hướng phát triển trong tương lai và gắn với chương trình mục tiêu quốc gia. Trong quá trình phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn thực hiện phải lồng ghép với các quy hoạch (ngành, xây dựng, sử dụng đất) trên vùng lãnh thổ, gắn kết quy hoạch từng vùng vào quy hoạch phát triển KT- XH chung của tỉnh. Việc phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn cần phải thoát khỏi tính cục bộ, địa phương, có như vậy mới tránh được sự lãng phí các nguồn lực, dư thừa công suất cũng như tạo tính độc quyền của một số ngành, vùng.