Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn Thái Nguyên đến

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 92 - 100)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn Thái Nguyên đến

đến năm 2020

3.1.3.1. Quan điểm phát triển

Phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản ly, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện; người nông dân đóng vai trò chủ thể tổ chức, góp công sức, trí tuệ, tài chính và quyết định trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn và phát triển kinh tế.

Thực hiện theo phương châm phát huy nội lực cộng đồng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự lực tự cường, ý thức vươn lên của người dân; Nhà nước, nhân dân và các doanh nghiệp cùng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn.

Phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn trên cơ sở kế thừa, tập trung huy động các nguồn lực xã hội và liên kết các thành phần kinh tế tạo nên sức mạnh tổng hợp. Gắn xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp.

3..1.3.2. Định hướng phát triển

a) Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn

Bên cạnh sự đầu tư xây dựng đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên thì cần mở rộng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ gắn với các tuyến quốc lộ; nâng cấp các tuyến đường cấp huyện và liên xã; phấn đấu thời kỳ 2011 - 2020 các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, các đường qua thị trấn, khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn đường cấp III trở lên, mặt đường thảm bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100%; thay thế toàn bộ ngầm, tràn bằng cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu; 70 - 80% đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V trở lên vào năm 2010 và đạt 100% đường huyện mặt nhựa hoặc bê tông xi măng vào năm 2020; 60 - 70% đường liên xã, đường đến trung tâm xã đạt

tiêu chuẩn đường cấp V trở lên vào năm 2010 và đạt 100% đường liên xã, đường đến trung tâm xã mặt nhựa hoặc bê tông xi măng vào năm 2020; nâng cao năng lực các tuyến đường thuỷ nội tỉnh, khai thác hiệu quả hơn dịch vụ cảng và bến sông, tạo sự kết nối thuận lợi hơn giữa đường thuỷ, đường bộ; khai thác hiệu quả giao thông đường sắt.

Phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lưới giao thông quốc gia đảm bảo thông suốt 4 mùa tới các xã và cơ bản có đường ô tô đến thôn, bản. Ưu tiên phát triển giao thông ở các vùng khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn. Giao thông nội đồng được cứng hóa bảo đảm cho các phương tiện cơ giới hóa đi lại thuận tiện trong cả mùa mưa và mùa khô. Đến năm 2015 có 35% số xã, năm 2020 có 70% số xã và năm 2030 có 100% đạt chuẩn về giao thông nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (các trục đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá và cứng hoá giao thông nội đồng).

b) Phát triển hạ tầng thủy lợi nông thôn

Phát triển hệ thống thủy lợi đồng bộ đảm bảo tưới tiêu chủ động cho rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả; đảm bảo đủ nước cho nuôi trồng thủy sản và bảo đảm an toàn chống lũ cho TP. Thái Nguyên và các huyện; góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và chất lượng nguồn nước và đặc biệt giải quyết vấn đề cấp bách là ổn định cuộc sống cho nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2020 phát huy tốt các công trình thủy lợi hiện có và các công trình thủy lợi mới xây dựng, nhằm đảo bảo tưới tiêu cho 100% diện tích cây trồng ngắn ngày. Nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có; kiên cố hóa kênh mương, giải quyết tốt vấn đề nước tưới cho các vùng khô hạn và tiêu úng cho các vùng ngập nước, cùng cây công nghiệp và các vùng khác; củng cố hệ thống hồ, đập và hệ thống đê điều bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, chủ động phòng chống thiên tai.

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên)

Hình 3.1: Lược đồ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030

Dự kiến đến năm 2015 có 45% số xã; năm 2020 có 77% số xã và đến năm 2030 có 100% số xã cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng.

c) Phát triển hệ thống hạ tầng cung cấp nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn

- Đến năm 2015 đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 95% dân số nông thôn (trong đó 60% sử dụng nuớc sạch đạt quy chuẩn QCVN 02: 2009/BYT với số lượng tốt thiểu 60 lít nước/người/ngày); tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã, chợ, trụ sở xã ở nông thôn có đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh và được quản lý, sử dụng tốt. Đến năm 2020, 100% cư dân nông thôn được sử dụng nuớc sạch đạt quy chuẩn QCVN 02: 2009/BYT với số lượng tốt thiểu 60 lít nước/người/ngày, trong đó tập trung phát triển loại hình cấp nước tập trung cấp cho 85% dân số nông thôn.

- Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch, hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu vực dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn các xã. Về phương thức cấp nước cho vùng nông thôn đến năm 2020 vẫn sử dụng phương thức chính sau: a) Phương thức cấp nước tập trung (nước mặt, nước ngầm và dẫn tự chảy; b) Giếng: bao gồm giếng khoan và giếng đào; c) Bể nước mưa: Phát triển ở vùng cao, thưa dân, vùng đá macma khan hiếm nước.

- Đến năm 2015, 75% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 65% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh, trong đó 30% chuồng trại được xử lý bằng hầm Biogas. Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã, chợ, trụ sở xã ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh và được quản lý, sử dụng tốt. 60% số xã được thu gom rác thải sinh hoạt. Đến năm 2020, 100% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 90% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh, trong đó 50% chuồng trại được xử lý bằng hầm Biogas. 90% số xã được thu gom rác thải sinh hoạt; Giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải làng nghề.

d) Hạ tầng mạng lưới cấp điện, cấp, thoát nước và xử lý chất thải

Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp phục vụ điện sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Nâng cao chất lượng cung cấp điện, đảm bảo hiệu quả, an toàn sử dụng tiết kiệm điện. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cung cấp điện cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện thuộc các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hóa.

Phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã, thôn, bản trong tỉnh có đủ điện để sản xuất và sinh hoạt (chủ yếu là sử dụng sử dụng điện lưới quốc gia), không để tình trạng mất điện và thiếu điện xảy ra.

Tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống cấp nước, thoát nước mưa và nước thải, đặc biệt là hệ thống thoát nước ở các khu đô thị, công nghiệp; bảo đảm đạt 100% hộ dân thành thị, 90% hộ dân nông thôn được dùng nước sạch và 100% số hộ dân trên địa bàn Tỉnh có điện sử dụng vào năm 2010 và đạt 100% hộ dân trên địa bàn Tỉnh được dùng nước sạch, có điện sử dụng vào năm 2020.

đ) Phát triển hệ thống hạ tầng thông tin, viễn thông nông thôn

Phát triển mạng thông tin liên lạc hiện đại; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là hệ thống thông tin lãnh đạo và quản lý; mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân vào năm 2010 và 65 máy/100 dân vào năm 2020.

e) Phát triển hệ thống chợ, cửa hàng nông thôn

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các chợ hiện có, tiêu chuẩn hóa hệ thống chợ theo quy định của Bộ xây dựng. Phát triển hệ thống chợ nông thôn giữ vai trò quan trọng trong phân phối hàng hóa ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời dần thay đổi tập quán tiêu dùng của người dân nông thôn cần bố trí một số cửa hàng phân phối bán lẻ tiện ích để người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận phương thức phục vụ mới, sau đó thay thế dần các chợ nông thôn bởi những siêu thị mini, dần hình thành các siêu thị và trung tâm thương mại phù hợp với địa phương, phục vụ theo phương thức người tiêu dùng tự chọn sản phẩm.

(Nguồn: Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên)

Hình 3.2: Lược đồ Quy hoạch phát triển Trung tâm thương mại, chợ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

g) Phát triển hệ thống cụm công nghiệp, làng nghề

- Xây dựng hệ thống cụm công nghiệp cơ bản đồng bộ về hệ thống hạ tầng, phát huy được lợi thế và nguồn lực của từng địa phương. Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế, tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

- Đến năm 2015, cơ bản lập xong qui hoạch chi tiết các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đầu tư cơ sở hạ tầng 728 ha, trong đó đầu tư cơ bản hoàn thiện 440 ha (đạt 60,4%) trở lên; Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 3.384,5 tỷ đồng.

h) Phát triển hệ thống hạ tầng giáo dục và đào tạo

Xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; phát triển có chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đạt 80% trường tiểu học, 30% trường trung học cơ sở, 40% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010, đạt 100% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015 và đạt 100% trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các trường học hiện có, xây dựng các trường học mới ở những vùng đông dân cư, tăng cường các trang thiết bị cho giảng dạy và học tập. Chú trọng từng bước đưa chương trình công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các cấp học phổ thông. Hướng đến xây dựng hệ thống trường học ở các làng, xã theo hệ thống chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2015 100% số

trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và 100% trường THCS và trường THPT đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn. Tập trung đầu tư củng cớ, mở rộng và xây mới hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề các huyện để đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên nông thôn.

i) Phát triển hệ thống hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ y tế cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động y tế; chú trọng y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu; bảo đảm các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người già được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; kết hợp chặt chẽ phát triển y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã bảo đảm 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010; đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh đủ khả năng đáp ứng chức năng bệnh viện vùng Đông Bắc; nâng cấp Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện; nâng cấp Bệnh viện C thành Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh với quy mô 500 giường; các chỉ tiêu đặt ra là giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 20‰, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 20%, giảm tỷ lệ tử vong người mẹ do thai sản xuống 1,5‰ vào năm 2010 và giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống 10‰, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 10%, giảm tỷ lệ tử vong mẹ do thai sản xuống 0,8‰ vào năm 2020; bình quân có 9,5 bác sĩ/vạn dân và 35 giường bệnh/vạn dân vào năm 2010 và 12 bác sĩ/vạn dân và 45 giường bệnh/vạn dân vào năm 2020.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các trung tâm y tế, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, chú ý đầu tư cả chiều sâu, tăng cường các trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, chuyên sâu. Nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ y tế cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ưu tiên củng cố và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cấp cơ sở, tăng cường công tác xã hội hóa y tế nhằm nâng cao nhận thức để các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội tham gia đầu tư phát triển hạ tầng ngành y tế và tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch các trạm y tế xã, trung tâm y tế dự phòng… đảm bảo các trạm xá xã, các trung tâm đủ diện tích xây dựng, đủ trang thiết bị cần thiết, đủ số lượng bác sỹ theo yêu cầu, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu thuận tiện cho nhân dân vùng nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các xã đạt chuẩn y tế.

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 92 - 100)