Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển hạ tầng kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 38 - 41)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển hạ tầng kinh tế-xã hộ

hội nông thôn

Thực tiễn phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn của Việt Nam và Vùng trung du miền núi Bắc Bộ trong những năm qua cho thấy, phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn là một yêu cầu cấp thiết không chỉ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp mà còn tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo KT-XH nông thôn. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau:

- Thứ nhất, đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và là nền tảng cho sự phát triển KT-XH một cách bền vững. Với đặc điểm nước ta với điểm xuất phát thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn thì việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả quá trình CNH, HĐH đất nước. Do vậy, việc mở mang, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng văn hóa - xã hội ở khu vực nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì vậy, cần coi đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn là một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu trong chính sách đầu tư quốc gia.

- Thứ hai, phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn phải được đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp và nông thôn và phải được xây

dựng thành các chương trình và kế hoạch cụ thể. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phát triển các công trình thuộc hạ tầng KT-XH nông thôn cũng xác định rõ nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn gắn với khả năng huy động các nguồn lực.

- Thứ ba, phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn cần đảm bảo tính đồng bộ, không chỉ đồng bộ giữa các công trình thuộc kết cấu hạ tầng mà cần đồng bộ với các yếu tố khác nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của từng địa phương, khu vực. Phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn một cách đồng bộ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nông thôn phát triển, khi đó khu vực nông thôn mới phát huy được lợi thế của mình về chi phí lao động rẻ, giảm giá thành, từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Thứ tư, Nhà nước cần đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp nguồn ngân sách hỗ trợ các địa phương trong xây dựng, phát triển hạ tầng KT- XH ở nông thôn.

- Thứ năm, cần có sự phân cấp mạnh mẽ giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương cả về quản lí đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn và phân cấp quản lý ngân sách.

- Thứ sáu, vấn đề lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bước rất quan trọng. Quy hoạch làm cơ sở cho xây dựng đề án, cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn. Như vậy quy hoạch là điều kiện quyết định và đi trước một bước. Khi công tác quy hoạch được chú trọng đúng mức sẽ tạo ra sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất; gắn kết giữa quy hoạch phát triển KT-XH vùng, ngành và địa phương. Công tác quy hoạch càng chính xác, khoa học, càng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận về phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn với việc làm rõ các khái niệm, các bộ phận cấu thành của hạ tầng KT-XH nông thôn; vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Về cơ sở thực tiễn, luận văn đã nêu lên những thành tựu và hạn chế trong phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn ở Việt Nam và vùng Trung du miền núi phía Bắc. Đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn từ thực tiễn đó.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 38 - 41)