Tác động của hạ tầng kinh tế-xã hội đến sự phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 72 - 77)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Tác động của hạ tầng kinh tế-xã hội đến sự phát triển nông thôn

Các công trình hạ tầng KT-XH nông thôn (giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục...) được cải tạo và nâng cấp và xây mới đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao mức sống nhân dân nông thôn. Cụ thể là:

- Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp hàng hóa: Với Thái Nguyên, nông nghiệp là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời cũng là khu vực thu hút đại bộ phận dân cư nông thôn, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cư và xuất khẩu, là nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân. Do vậy, việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng chính là cơ sở để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao và ổn định đời sống nông dân, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Sự phát triển của hệ thống thủy lợi cùng với mạng lưới cung cấp điện đã góp phần đảm bảo hoạt động tưới tiêu, giảm diện tích úng, hạn, đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn tạo điều kiện trao đổi, giao lưu giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng nông thôn với các tỉnh và các địa phương khác. Nhờ đó các hộ nông dân tiếp cận thuận lợi với các nguồn cung cấp tư liệu sản xuất đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu... và dẽ dàng trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000 -2011 tăng trưởng khá cao, trung bình từ 4-5%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 1.234,05 tỷ đồng năm 2000 lên đến 2.428,83 tỷ đồng năm 2011 (theo giá cố định năm 1994).

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đang có sự chuyển dịch theo hướng, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp này là tích cực, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hướng tới phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững. (Xem bảng 2.13)

Bảng 2.13: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp phân theo các ngành

(Đơn vị: %)

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

2000 100 65,45 31,00 3,55

2005 100 64,87 28,16 6,97

2008 100 63,63 30,71 5,66

2011 100 58,97 34,20 6,83

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011

Trong nội bộ ngành trồng trọt chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả; ngành chăn nuôi chú trọng phát triển gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian vừa qua là phù hợp, kết quả là đã từng bước hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm như vùng chè chất lượng cao, vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng cây ăn quả...

Nhìn chung, sự phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn ở Thái Nguyên đã góp phần tăng diện tích gieo trồng, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước nâng cao giá trị, thu nhập và hiệu quả kinh tế.

- Góp phần nâng cao mức sống dân cư nông thôn, giải quyết vấn đề việc làm, xóa đói giàm nghèo: Sản xuất phát triển, cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn được nâng cấp và hoàn thiện nên đời sống dân cư khu vực nông thôn được nâng cao. Cùng với kinh tế cả nước, kinh tế trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua tăng trưởng khá nên đời sống nhân dân nói chung và khu vực nông thôn nói riêng ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng cao.

Đồng thời với sự phát triển của ngành nông nghiệp là sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Thực tế, giải quyết việc làm là một trong những vấn đề xã hội bức xúc, là mối quan tâm hàng đâuù của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đây còn là yếu tố quyết định đến thu nhập của mỗi hộ gia đình và sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Chính sự phát triển của cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

334.4 459.4 701 911.8 1162.4 0 200 400 600 800 1000 1200 Nghìn đồng/người/năm 2004 2006 2008 2010 2011 Năm

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011)

Hình 2.8: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế của khu vực nông thôn giai đoạn 2004 - 2011

So với năm 2006, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 459,4 nghìn đồng/người/tháng lên 1.200 nghìn đồng/người/tháng. Như vậy thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2011 đã tăng 2,6 lần. Thu nhập tăng cao nên người dân nông thôn đã có điều kiện mua sắm các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và các đồ dùng lâu bền, đắt tiền phục vụ cho sinh hoạt. Theo kết quả sơ bộ, tại thời điểm 1/7/2011 trong khu vực nông thôn đã có 156,2 nghìn máy kéo các loại (4,6 nghìn máy kéo lớn;

10,2 nghìn máy kéo trung bình và 141,4 nghìn máy kéo nhỏ), trên 5 nghìn ô tô các loại. Theo kết quả điều tra, bình quân mỗi hộ khu vực nông thôn có 1,06 chiếc xe máy; 0,94 ti vi màu; cứ 2,5 hộ có 1 tủ lạnh, tủ đá; 13,6 hộ có 1 máy giặt; 15 hộ có một máy vi tính; 58 hộ có một máy điều hòa.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã giảm nhanh từ 26,85% (năm 2005) xuống còn 10,8% (năm 2010) theo tiêu chuẩn của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 (khu vực nông thôn: 200 nghìn đồng/người/tháng, khu vực thành thị: 260 nghìn đồng/người/tháng).

Theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 (theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg) thì số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 2.14: Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo phân theo các địa phương của tỉnh Thái Nguyên năm 2010 -2011 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015)

Năm 2010 Năm 2011 Huyện, thị Số hộ nghèo (Hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ nghèo (Hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Chung toàn tỉnh 58.719 20,57 48.620 16,69 TP Thái Nguyên 2.840 4,53 2.322 3,61 TX Sông Công 1.277 10,30 760 6,1 Định Hóa 8.205 33,98 6.911 28,01 Võ Nhai 6.979 43,2 5.986 36,69 Phú Lương 6.194 21,99 4.907 17,3 Đồng Hỷ 6.277 22,88 5.389 19,45 Đại Từ 12.392 27,66 10.782 23,53 Phú Bình 8.655 24,83 6.911 19,67 Phổ Yên 5.972 17,0 4.572 12,64

Như vậy có sự phân hóa về tỷ lệ hộ nghèo giữa các huyện, thị. Các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp là TP. Thái Nguyên và TX Sông Công, còn lại các huyện khó khăn như Định Hóa, Võ Nhai tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao.

Những thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn trong giai đoạn 2001-2011 là quan trọng và cơ bản, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, đó là:

- Công tác quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn, tuy nhiên công tác quy hoạch trên địa bàn còn triển khai chậm.

- Cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn tuy đã được đầu tư nhưng còn chậm, không đồng đều giữa các vùng, miền, địa phương. So với tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì còn nhiều tiêu chí chưa đạt.

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 72 - 77)