Giải pháp về quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 100 - 103)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn

Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của quy hoạch phát triển nông thôn. Đó chính là sự bố trí các nguồn lực tài nguyên, đất đai, vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật; sự bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên lãnh thổ nông thôn một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao. Do đó quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn là căn cứ không thể thiếu được để thực hiện quy hoạch phát triển ngành và vùng nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XH nông thôn. Từ thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, để thực hiện các mục tiêu phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn đã đề ra một cách hiệu quả trước hết cần tập trung đẩy nhanh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH đối với từng vùng nông thôn. Trong xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn tỉnh Thái Nguyên cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn cần gắn liền với chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH nông thôn trong từng giai đoạn cụ thể. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn cần phải xác định được

những mục tiêu lâu dài, những biện pháp cơ bản để đạt được các mục tiêu đó phù hợp với chiến lược phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn, là cơ sở định hướng cho sự phát triển nông thôn. Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn cần phải có đầy đủ căn cứ khoa học vũng chắc, linh hoạt để giảm thiểu những thay đổi và điều chỉnh lớn. Để thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn, tỉnh Thái Nguyên cũng như các địa phương cần đánh giá một cách toàn diện và cụ thể hiện trạng hạ tầng KT-XH khu vực nông thôn; phân tích, dự báo nhu cầu phát triển các công trình hạ tầng KT-XH nông thôn trong vòng 10 - 20 năm tiếp theo; tính toán các điều kiện về nguồn lực có thể huy động được cho xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH nông thôn.

- Công tác quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH của tỉnh, từng huyện, từng xã. Nội dung quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH của từng huyện, xã sẽ là cơ sở cho việc quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn. Khi xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn cần phải tính đến những cơ sở hạ tầng hiện có và sẽ có trên địa bàn nông thôn ở từng địa phương; phải xem xét đến các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương đó; phải tính đến cả những phong tục, tập quán và mức sống của cư dân trong vùng và vùng phụ cận. Cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa quy hoạch ngành với quy hoạch của từng huyện, từng xã về nội dung, phương pháp và trình tự phê duyệt. Có như vậy, nội dung quy hoạch mới có tính khả thi, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu KT-XH của địa phương.

- Nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH của từng địa bàn nông thôn, theo 3 tiểu vùng của tỉnh (vùng núi cao, vùng núi thấp, vùng gò đồi trung du). Mỗi địa bàn nông thôn có những điều kiện tự nhiên, KT-XH khác nhau, cho nên để việc quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH từng vùng có tính khả thi, hệ thống hạ tầng KT-XH được xây dựng sẽ được phát huy hiệu quả thì quy hoạch hạ tầng KT- XH đó phải phù hợp với điều kiện tự nhiện, KT-XH của từng vùng. Thực tế

cho thấy, không thể quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH ở mức độ hiện đại hóa cao ở những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, vùng sâu, vùng xa, không phù hợp cho việc phát triển loại hình hạ tầng đó hoặc những vùng mà điều kiện KT-XH không cho phép phát triển.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống. Công tác quy hoạch hạ tầng KT-XH nông thôn phải được hoàn thiện trong mối quan hệ đồng bộ, thống nhất giữa các bộ phận, các ngành trong cùng một hệ thống và đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển vùng và toàn tỉnh. Nêu quy hoạch một cách riêng lẻ từng vùng, từng ngành rất dễ xảy ra hiện tượng trùng lặp, không đồng bộ, bất hợp lý trong quá trình đầu tư phát triển dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí. Đảm bảo quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn đồng bộ sẽ góp phần khắc phục tình trạng phát triển tự phát, thiếu căn cứ khoa học. Quy hoạch đồng bộ không có nghĩa là áp đặt một mô hình cứng nhắc, đơn điệu theo kiều nhân rộng cho toàn vùng mà cần xét đến những điều kiện thực tế của từng địa phương trong việc phát huy thế mạnh và nguồn lực hiện có.

Trong xu thế hiện nay, nội dung quy hoạch cần phải gắn việc phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn với việc phát triển các đô thị ở các vùng xung quanh nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt xã hội ngày càng cao của cư dân nông thôn. Các địa phương, các vùng sẽ cụ thể hóa quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH ở địa phương mình phù hợp với điều kiện thực tế. Trên cơ sở đó, tính toán, phân phối và bố trí vốn xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH nông thôn một cách hợp lý.

- Nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn cần xác định rõ lộ trình thực hiện và phương án huy động các nguồn lực để thực hiện. Thực tế cho thấy, các nguồn lực ở địa phương, đặc biệt là nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn luôn trong tình trạng thiếu thốn nên cần có sự lựa chọn xây dựng công trình nào trước, công trình nào sau, cần sắp xếp thứ tự ưu

tiên trong đầu tư xây dựng. Công trình nào quan trọng, cấp bách thì làm trước, phù hợp với yêu cầu và khả năng; nếu không có vốn thì không đầu tư. Nói cách khác, trong nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn cần xác định những công trình hạ tầng trọng điểm cần được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới. Đó là những công trình đóng vai trò cởi “nút thắt”, mở đường cho sự phát triển KT-XH của từng vùng, từng khu vực. Đồng thời cũng xác định những công trình cần xây dựng, mở rộng trong tương lai gần. Điều đó sẽ gắn liền với việc xác định phương án huy động các nguồn lực, nhất là nguồn vốn để thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)