Đánh giá những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kinh

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 53 - 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Đánh giá những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kinh

tầng kinh tế -xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên

2.1.4.1. Thuận lợi

Vị trí địa lí là một trong những lợi thế nổi bật của Thái Nguyên: nằm giáp với Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh biên giới phía Bắc với Đồng bằng sông Hồng, có tuyến quốc lộ 3 chạy qua nối Hà Nội với các tỉnh biên giới phía Bắc. Tỉnh có vị trí địa lí thuận lợi, đường giao thông thuận tiện đến các địa phương trong và ngoài vùng, các thành phố lớn và các khu công nghiệp lớn. Do gần các địa phương thuộc Đồng bằng sông Hồng nên tỉnh có nhiều thuận

lợi trong việc liên kết, hợp tác, thu hút vốn đầu tư để phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn hoàn chỉnh.

Do liền kề thủ đô Hà Nội và được xác định là tỉnh trung tâm vùng trung du và miền núi phía bắc, Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng ngành điện, bưu chính viễn thông, chợ và các trung tâm buôn bán... cả ở khu vực đô thị và vùng nông thôn. Đó là những loại hạ tầng đa năng có vai trò đặc biệt trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức.

Thái Nguyên nằm trên các trục đường giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng của vùng và của đất nước nên Thái Nguyên được hưởng được nhiều thuận lợi trong mở mang, phát triển hệ thống giao thông từ nguồn ngân sách trung ương, trong đó có nhiều tuyến đường do trung ương quản lí đi qua vùng nông thôn như quốc lộ 1B, 3. Như vậy việc kết nối các vùng nông thôn Thái Nguyên vào mạng lưới giao thông chung của quốc gia là rất thuận lợi và có thể giảm thiểu được chi phí xây dựng.

Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. So với nhiều địa phương khác trong vùng và một số địa phương khác trong cả nước, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn hoàn chỉnh.

Hệ thống sông ngòi và nhiều ao hồ với trữ lượng nước lớn chính là điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống thủy nông thực hiện chức năng cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tiêu úng cho những vùng trũng. Ngoài ra, nhiều loại đất, sỏi, đá của vùng đồi núi... cũng là những nguyên vật liệu chính cho xây dựng các công trình giao thông hay san lấp mặt bằng xây dựng công trình.

Những năm qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, nguồn nhân lực dồi dào cả về số lượng và chất lượng, có trình độ tay nghề, kỹ thuật... đã tạo ra thế và

lực mới cho sự phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nói cách khác, chính sự phát triển KT-XH một mặt đặt ra những yêu cầu đối với sự phát triển hạ tầng KT-XH trong đó có hạ tầng KT-XH nông thôn nhưng đồng thời cũng làm gia tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn.

Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với phát triển hạ tầng nông thôn cũng đang được chú ý. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2012, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững tại 15 tỉnh nghèo miền núi phía Bắc (trong đó có Thái Nguyên) sẽ trao thầu. Dự án được thực hiện từ năm 2011-2016 với tổng mức đầu tư là 138 triệu USD, trong đó nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 108 triệu USD, Chính phủ Việt Nam đóng góp 30 triệu USD vốn đối ứng. Mục tiêu là góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng, cải tạo và nâng cao các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. Một trong những mục tiêu của dự án đặt ra là phải đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng trong đó chú trọng tới phát triển đường giao thông, điện, viễn thông, hạ tầng cho y tế, giáo dục, đặc biệt là việc cấp nước cho sản xuất ở các tỉnh vùng miền núi phía Bắc là rất quan trọng. Vì vậy, với phạm vi trên 15 tỉnh miền núi phía Bắc, tổng mức đầu từ là 138 triệu USD đây là dự án tương đối lớn.

Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có chiều dài toàn tuyến khoảng 62km, vận tốc trung bình được thiết kế 100km/h cũng đang được gấp rút hoàn thành. Tuyến đường được xây mới và hoàn toàn độc lập với quốc lộ hiện nay, đi qua địa bàn các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội); Tiên Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh); Phổ Yên, Phú Bình (Thái Nguyên). Dự án đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên là dự án đặc biệt quan trọng trong việc kết nối mạng lưới giao thông khu vực phía Bắc Thủ đô Hà Nội. Ngoài việc giảm tải cho Quốc lộ 3 cũ, tuyến đường còn có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Thái Nguyên.

2.1.4.2. Khó khăn

Nền kinh tế của tỉnh tuy đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vồn đầu tư; trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và nhiều sản phẩm còn thấp; mức độ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng và chưa có những ngành, sản phẩm mang tính đột phá; khả năng tích lũy của nền kinh tế còn hạn chế (tỷ lệ tích lũy chưa đến 20% GDP) nên nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách trung ương… Các tiềm năng về đất đai, điều kiện tự nhiên, khí hậu, lợi thế về vị trí địa lí…chưa được khai thác có hiệu quả. Đây là những hạn chế lâu dài cần được khắc phục từng bước.

Đặc điểm địa hình của tỉnh gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn ở một số địa phương trong tỉnh (nhất là các xã miền núi), dẫn đến việc hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư của các địa bàn khó tiếp cận và gây ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

Có sự chênh lệch lớn về trình độ dân trí giữa các vùng trong tỉnh: giữa nông thôn và thành thị; giữa các vùng trung du, thành phố, thị xã với các vùng sâu, vùng xa. Viêc tồn tại nhiều dân tộc với những phong tục tập quán khác nhau cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề dân tộc và xã hội gay gắt.

Thái Nguyên là một trung tâm về khoa học và đào tạo, có nguồn nhân lực có trình độ không hề thua kém mức bình quân của cả nước nhưng nguồn nhân lực này chưa được sử dụng hiệu quả cho các mục tiêu phát triển của địa phương. Tỉnh còn thiếu nhiều nguồn nhân lực có trình độ cao. Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị. Nếu không có những giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (nhất là ở khu vực nông thôn) thì nguồn nhân lực của tỉnh khó có thể đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ phát triển KT-XH to lớn đặt ra trong giai đoạn 10 - 15 năm tới.

Khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn ở Thái Nguyên chưa cao. Đó là do đặc điểm nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào

nông nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp phân lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ... nên mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao những nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng như đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu chưa đủ chi, nguồn tích lũy vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế và thiếu vốn. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn có khả năng huy động cho phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn.

2.2. Thực trạng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2011

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2011 (Trang 53 - 57)